Phong trào kháng chiến Hồi giáo Palestine mang tên Hamas đã phát động một cuộc tấn công vũ trang chống lại Israel vào ngày 7/10 vừa rồi. Theo thông tin do Bộ Y tế Israel công bố, số thương vong ở nước này đã lên tới 1.900 người (tính đến thời điểm công bố), và tình hình có thể mô tả là rất nghiêm trọng.Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong một thông điệp video đăng trên mạng xã hội cho biết, Israel đang trong tình trạng chiến tranh toàn diện với nhóm vũ trang Hamas của Palestine, điều này nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng và quy mô của cuộc xung đột hiện nay trong khu vực; phân biệt nó với các đợt leo thang bạo lực trước đây.Israel là quốc gia luôn tự hảo có chiến lược phòng thủ toàn diện, nhưng đã phải chịu thương vong nặng nề. Tờ Reuters cho biết, có vẻ như lực lượng vũ trang Hamas hành động bất ngờ, nhưng thực chất là do các quan chức cấp cao của Israel bất cẩn hoặc đánh giá thấp đối phương.Trong một thời gian dài, Israel đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt trước các thế lực thù địch nước ngoài và các tổ chức tình báo của nước này vẫn tiếp tục xâm nhập vào các nước láng giềng; nhằm ngăn chặn “từ sớm, từ xa”.Ngoài ra, với sự giúp đỡ của Mỹ và phương Tây, nếu có bất kỳ xáo trộn nhỏ nào ở các nước Trung Đông, Israel sẽ sớm phát hiện và tiến hành tấn công kịp thời. Nhưng lần này, phản ứng của Israel khiến thế giới bên ngoài có cảm giác “bất ngờ và chịu trận”, như thể không biết trước Hamas sẽ mở cuộc tấn công quy mô lớn. Tờ New York Times dẫn lời một quan chức Israel cho rằng, Israel "không nắm được tình hình" từ trước, nên không đưa ra biện pháp ứng phó kịp thời; thậm chí sau đó còn phản ứng chậm hơn và không ngăn chặn được tổn thất kịp thời.Rõ ràng, theo các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin, không phải hành động của Hamas mạnh mẽ đến mức mà khả năng phòng vệ của Israel không chịu nổi, mà do cơ quan tình báo Israel không nắm được bất cứ thông tin nào trước khi vụ việc xảy ra. Tuyên bố của truyền thông Mỹ không có ý chỉ trích, Israel quả thực làm chưa đủ tốt. Israel ở khu vực Trung Đông, nhưng lại thuộc châu Âu, từ ngày lập quốc đến nay, đã xảy ra nhiều cuộc xung đột gay gắt với Palestine. Ngày xảy ra vụ tấn công của Hamas, tình cờ lại là ngày kỷ niệm 50 năm Chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 bùng nổ.Theo lẽ thông thường, Israel nên chuẩn bị sẵn sàng để chống lại các cuộc tấn công, tuy nhiên trước hành động của Hamas, Israel như “chịu trói”, dẫn đến 1.900 người Israel bị chết và bị thương (chủ yếu là dân thường). Thành tích yếu kém của Israel, nhanh chóng làm dấy lên những đồn đoán từ thế giới bên ngoài.Suy đoán đầu tiên là Israel bất cẩn hoặc đánh giá thấp kẻ thù. Như đã đề cập trước đó, trước khi xảy ra vụ việc đã có nhiều xung đột giữa người Palestine và Israel; nhưng Israel đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó và họ thường không chịu nhiều thương vong. Ngoài ra, mối quan hệ của Israel với các nước Trung Đông gần đây rõ ràng đã được cải thiện và Bộ trưởng Du lịch Israel Katz gần đây đã đến thăm Ả Rập Saudi. Một số người cho rằng, chính vì bối cảnh đó mà Israel đã lơ là cảnh giác và không phát hiện được ý đồ của Hamas. Suy đoán thứ hai là sự hỗn loạn nội bộ ở Israel đã tạo cơ hội cho Hamas lợi dụng. Kể từ khi ông Netanyahu lên nắm quyền vào cuối năm ngoái, Israel đã rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị kéo dài nhiều tháng, do các cuộc cải cách tư pháp của chính phủ. Những bất ổn chính trị trong nước dẫn đến sự bất mãn của một số thế lực trong nước với chính phủ cực hữu. Mọi người đều “bận rộn” tham gia đấu tranh chính trị, và đương nhiên họ không quan tâm đến Palestine bên cạnh; điều này đã tạo cơ hội cho Hamas tấn công Israel thành công. Tờ Sohu của Trung Quốc lại cho rằng, có điều gì đó không ổn trong chiến lược của Israel. Giới chức Israel cho rằng, cuộc tấn công đã bộc lộ những vấn đề trong chiến lược của Israel. Tiếp theo rất có thể là Israel có thể thay đổi chiến lược "chặt đầu kẻ thù" trước đây và thay vào đó là chiếm đóng hoàn toàn Dải Gaza. Chiến lược trước đây Israel chỉ chiến đấu theo nhóm nhỏ, tập trung “tiêu diệt giới lãnh đạo Hamas”, chứ không loại bỏ được sức mạnh hữu hiệu của Hamas. Trong tương lai mọi chuyện sẽ khác, Israel sẽ đặt toàn bộ Dải Gaza dưới sự kiểm soát. Khi Israel chiếm toàn quyền kiểm soát Dải Gaza, thì Hamas sẽ không còn lãnh thổ trú ngụ, từ đó sẽ khó phát động các cuộc tấn công thành công vào Israel. Có thể thấy Israel đã thức tỉnh và sẵn sàng loại bỏ căn bản mối đe dọa từ Hamas. Tuy nhiên, lý tưởng tuy tốt nhưng lại rất khó thực hiện. Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng, lực lượng vũ trang Hamas đã nói rõ rằng, việc phóng 5.000 quả tên lửa chống lại Israel là để đáp trả những hành động khiêu khích tôn giáo và hành động tàn bạo của Israel đối với người Palestine. Nếu Israel thực sự chuẩn bị chiếm đóng hoàn toàn Dải Gaza, điều đó sẽ tương đương với việc đẩy người Palestine vào tình thế tuyệt vọng và chắc chắn sẽ gây ra sự trả đũa bạo lực từ phía sau.Mặc dù các nước phương Tây chỉ trích Hamas và Mỹ đề xuất viện trợ quân sự cho Israel, nhưng đừng quên rằng nhiều nước Trung Đông có xu hướng ủng hộ Palestine. Một khi Israel hành động, họ sẽ không chỉ phải đối mặt với Hamas mà còn với một số quốc gia Trung Đông.
Phong trào kháng chiến Hồi giáo Palestine mang tên Hamas đã phát động một cuộc tấn công vũ trang chống lại Israel vào ngày 7/10 vừa rồi. Theo thông tin do Bộ Y tế Israel công bố, số thương vong ở nước này đã lên tới 1.900 người (tính đến thời điểm công bố), và tình hình có thể mô tả là rất nghiêm trọng.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong một thông điệp video đăng trên mạng xã hội cho biết, Israel đang trong tình trạng chiến tranh toàn diện với nhóm vũ trang Hamas của Palestine, điều này nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng và quy mô của cuộc xung đột hiện nay trong khu vực; phân biệt nó với các đợt leo thang bạo lực trước đây.
Israel là quốc gia luôn tự hảo có chiến lược phòng thủ toàn diện, nhưng đã phải chịu thương vong nặng nề. Tờ Reuters cho biết, có vẻ như lực lượng vũ trang Hamas hành động bất ngờ, nhưng thực chất là do các quan chức cấp cao của Israel bất cẩn hoặc đánh giá thấp đối phương.
Trong một thời gian dài, Israel đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt trước các thế lực thù địch nước ngoài và các tổ chức tình báo của nước này vẫn tiếp tục xâm nhập vào các nước láng giềng; nhằm ngăn chặn “từ sớm, từ xa”.
Ngoài ra, với sự giúp đỡ của Mỹ và phương Tây, nếu có bất kỳ xáo trộn nhỏ nào ở các nước Trung Đông, Israel sẽ sớm phát hiện và tiến hành tấn công kịp thời. Nhưng lần này, phản ứng của Israel khiến thế giới bên ngoài có cảm giác “bất ngờ và chịu trận”, như thể không biết trước Hamas sẽ mở cuộc tấn công quy mô lớn.
Tờ New York Times dẫn lời một quan chức Israel cho rằng, Israel "không nắm được tình hình" từ trước, nên không đưa ra biện pháp ứng phó kịp thời; thậm chí sau đó còn phản ứng chậm hơn và không ngăn chặn được tổn thất kịp thời.
Rõ ràng, theo các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin, không phải hành động của Hamas mạnh mẽ đến mức mà khả năng phòng vệ của Israel không chịu nổi, mà do cơ quan tình báo Israel không nắm được bất cứ thông tin nào trước khi vụ việc xảy ra.
Tuyên bố của truyền thông Mỹ không có ý chỉ trích, Israel quả thực làm chưa đủ tốt. Israel ở khu vực Trung Đông, nhưng lại thuộc châu Âu, từ ngày lập quốc đến nay, đã xảy ra nhiều cuộc xung đột gay gắt với Palestine. Ngày xảy ra vụ tấn công của Hamas, tình cờ lại là ngày kỷ niệm 50 năm Chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 bùng nổ.
Theo lẽ thông thường, Israel nên chuẩn bị sẵn sàng để chống lại các cuộc tấn công, tuy nhiên trước hành động của Hamas, Israel như “chịu trói”, dẫn đến 1.900 người Israel bị chết và bị thương (chủ yếu là dân thường). Thành tích yếu kém của Israel, nhanh chóng làm dấy lên những đồn đoán từ thế giới bên ngoài.
Suy đoán đầu tiên là Israel bất cẩn hoặc đánh giá thấp kẻ thù. Như đã đề cập trước đó, trước khi xảy ra vụ việc đã có nhiều xung đột giữa người Palestine và Israel; nhưng Israel đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó và họ thường không chịu nhiều thương vong.
Ngoài ra, mối quan hệ của Israel với các nước Trung Đông gần đây rõ ràng đã được cải thiện và Bộ trưởng Du lịch Israel Katz gần đây đã đến thăm Ả Rập Saudi. Một số người cho rằng, chính vì bối cảnh đó mà Israel đã lơ là cảnh giác và không phát hiện được ý đồ của Hamas.
Suy đoán thứ hai là sự hỗn loạn nội bộ ở Israel đã tạo cơ hội cho Hamas lợi dụng. Kể từ khi ông Netanyahu lên nắm quyền vào cuối năm ngoái, Israel đã rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị kéo dài nhiều tháng, do các cuộc cải cách tư pháp của chính phủ.
Những bất ổn chính trị trong nước dẫn đến sự bất mãn của một số thế lực trong nước với chính phủ cực hữu. Mọi người đều “bận rộn” tham gia đấu tranh chính trị, và đương nhiên họ không quan tâm đến Palestine bên cạnh; điều này đã tạo cơ hội cho Hamas tấn công Israel thành công.
Tờ Sohu của Trung Quốc lại cho rằng, có điều gì đó không ổn trong chiến lược của Israel. Giới chức Israel cho rằng, cuộc tấn công đã bộc lộ những vấn đề trong chiến lược của Israel. Tiếp theo rất có thể là Israel có thể thay đổi chiến lược "chặt đầu kẻ thù" trước đây và thay vào đó là chiếm đóng hoàn toàn Dải Gaza.
Chiến lược trước đây Israel chỉ chiến đấu theo nhóm nhỏ, tập trung “tiêu diệt giới lãnh đạo Hamas”, chứ không loại bỏ được sức mạnh hữu hiệu của Hamas. Trong tương lai mọi chuyện sẽ khác, Israel sẽ đặt toàn bộ Dải Gaza dưới sự kiểm soát.
Khi Israel chiếm toàn quyền kiểm soát Dải Gaza, thì Hamas sẽ không còn lãnh thổ trú ngụ, từ đó sẽ khó phát động các cuộc tấn công thành công vào Israel. Có thể thấy Israel đã thức tỉnh và sẵn sàng loại bỏ căn bản mối đe dọa từ Hamas. Tuy nhiên, lý tưởng tuy tốt nhưng lại rất khó thực hiện.
Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng, lực lượng vũ trang Hamas đã nói rõ rằng, việc phóng 5.000 quả tên lửa chống lại Israel là để đáp trả những hành động khiêu khích tôn giáo và hành động tàn bạo của Israel đối với người Palestine.
Nếu Israel thực sự chuẩn bị chiếm đóng hoàn toàn Dải Gaza, điều đó sẽ tương đương với việc đẩy người Palestine vào tình thế tuyệt vọng và chắc chắn sẽ gây ra sự trả đũa bạo lực từ phía sau.
Mặc dù các nước phương Tây chỉ trích Hamas và Mỹ đề xuất viện trợ quân sự cho Israel, nhưng đừng quên rằng nhiều nước Trung Đông có xu hướng ủng hộ Palestine. Một khi Israel hành động, họ sẽ không chỉ phải đối mặt với Hamas mà còn với một số quốc gia Trung Đông.