Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, tàu sân bay dần thay thế thiết giáp hạm, trở thành tàu chiến lớn và có tính răn đe cao nhất trên biển. Khi đó, các cường quốc hải quân như Mỹ, Anh, Nhật Bản đã đầu tư phát triển các tàu sân bay và nó đã làm thay đổi lịch sử hải quân thế giới. Ảnh: USN.Mặc dù tàu sân bay tuy có khả năng công kích vô song, nhưng năng lực phòng thủ của bản thân lại tương đối yếu, đặc biệt là sau khi tên lửa chống hạm xuất hiện, thì tàu sân bay đã biến thành mục tiêu “to xác và chậm chạp”. Ảnh: AB.Đứng trước các mối đe dọa mới, do vậy nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay đã trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng. Dù sao một chiếc tàu sân bay chế tạo rất tốn kém; với những vũ khí “phi đối xứng” như tên lửa hoặc ngư lôi, nếu đánh chìm được tàu sân bay, thì đó là sự đánh đổi “quá chênh lệch”. Ảnh: Forces.Do vậy, ngay từ khi ra đời cho đến bây giờ, chúng ta luôn thấy rằng, một hàng không mẫu hạm ra khơi chiến đấu, chắc chắn sẽ mang theo một nhóm lớn các tàu đi kèm làm nhiệm vụ bảo vệ và giới chuyên môn gọi đó là “đội hình tàu sân bay”.Trước hết quan trọng nhất và chiếm nhiều nhất trong đội hình tàu sân bay là tàu khu trục hạm; bình thường có từ 4-6 chiếc là đủ. Nhưng căn cứ cường độ, môi trường và đối tượng tác chiến, có thể tăng thêm nhiều khu trục hạm. Ảnh: USN.Ví dụ đội hình tàu sân bay của Mỹ thường kết hợp một tàu tuần dương (mặc dù trọng tải của tàu tuần dương này cũng chỉ gần bằng tàu khu trục), làm tổng chỉ huy của đội tàu khu trục và khinh hạm của toàn đội hình; cũng có thể được coi là “soái hạm” của khối tàu bảo vệ. Ảnh: AB.Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các tàu khu trục và khinh hạm trong đội hình tàu sân bay là đánh chặn máy bay chiến đấu hoặc tên lửa từ trên không. Do vậy, có những tàu khu trục được biên chế phòng không chuyên trách, tức là chỉ đảm nhiệm nhiệm vụ phòng không hạm đội. Ảnh: AB.Các tàu khu trục và tàu khu trục hiện đại trong đội hình tàu sân bay thường được trang bị radar mảng pha và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, cho khả năng phản ứng nhanh hơn và hiệu quả đánh chặn cao hơn. Ảnh: AB.Ngoài đối phó với các mối đe dọa từ trên không, thì các tàu khu trục phải đối phó với các mối đe dọa từ dưới nước, trong đó nguy hiểm nhất là tàu ngầm. Tàu ngầm có những đặc điểm riêng, khiến nó trở thành sát thủ tàng hình nhất trong hải quân; thậm chí có người cho rằng, đội hình tàu sân bay lo sợ nhất là tàu ngầm địch. Ảnh: USN.Để đối phó với tàu ngầm của đối phương, biên đội tàu sân bay cũng có thể biên chế tàu ngầm vào đội hình, số lượng khoảng 1-2 chiếc trở lên. Tuy nhiên, cấu hình này thường chỉ giới hạn ở các quốc gia có tàu ngầm hạt nhân, vì tàu ngầm thông thường có tầm hoạt động ngắn và rất khó đi ra biển xa. Ảnh: USN.Tàu ngầm trong đội hình tàu sân bay thường đóng vai trò "trinh sát", ở vị trí cách xa lực lượng chủ lực của cả đội hình; dựa vào khả năng tàng hình của bản thân, để phát hiện tình hình địch, thậm chí phát động công kích. Ảnh: USN.Khả năng chiến đấu của các tàu ngầm trong đội hình tàu sân bay cũng rất quan trọng; nếu có thể phát hiện và ngăn chặn tàu ngầm của đối phương, không cho chúng tiếp cận đội hình tàu nổi, thì biên đội tàu sân bay sẽ có lợi thế rất lớn. Ảnh: USN.Còn một đơn vị tàu nổi nữa trong đội hình tàu sân bay không thể thiếu. Đó chính là tàu bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; nhưng tùy theo nhu cầu của đội hình tàu sân bay, thường là từ 1-2 tàu. Thậm chí biên đội tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga, còn có cả tàu lai dắt. Ảnh: Naval Times.Việc bổ sung nhiên liệu, đạn dược, lương thực, nước ngọt cho toàn biên đội tàu sân bay là rất quan trọng (do biên đội tàu sân bay lên tới hàng chục nghìn người). Nếu không có những tàu này, biên đội tàu sân bay gần như không thể duy trì sức mạnh chiến đấu trong một thời gian dài. Ảnh: Naval Times.Tùy theo tình hình, đôi khi các tàu đổ bộ sẽ được triển khai trong đội hình tàu sân bay. Tuy nhiên, nhìn chung đây không phải là những loại tàu cố định và cần thiết trong đội hình tàu sân bay, mà chỉ được triển khai theo nhiệm vụ trong một thời gian nhất định. Ảnh: Naval Times.
Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, tàu sân bay dần thay thế thiết giáp hạm, trở thành tàu chiến lớn và có tính răn đe cao nhất trên biển. Khi đó, các cường quốc hải quân như Mỹ, Anh, Nhật Bản đã đầu tư phát triển các tàu sân bay và nó đã làm thay đổi lịch sử hải quân thế giới. Ảnh: USN.
Mặc dù tàu sân bay tuy có khả năng công kích vô song, nhưng năng lực phòng thủ của bản thân lại tương đối yếu, đặc biệt là sau khi tên lửa chống hạm xuất hiện, thì tàu sân bay đã biến thành mục tiêu “to xác và chậm chạp”. Ảnh: AB.
Đứng trước các mối đe dọa mới, do vậy nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay đã trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng. Dù sao một chiếc tàu sân bay chế tạo rất tốn kém; với những vũ khí “phi đối xứng” như tên lửa hoặc ngư lôi, nếu đánh chìm được tàu sân bay, thì đó là sự đánh đổi “quá chênh lệch”. Ảnh: Forces.
Do vậy, ngay từ khi ra đời cho đến bây giờ, chúng ta luôn thấy rằng, một hàng không mẫu hạm ra khơi chiến đấu, chắc chắn sẽ mang theo một nhóm lớn các tàu đi kèm làm nhiệm vụ bảo vệ và giới chuyên môn gọi đó là “đội hình tàu sân bay”.
Trước hết quan trọng nhất và chiếm nhiều nhất trong đội hình tàu sân bay là tàu khu trục hạm; bình thường có từ 4-6 chiếc là đủ. Nhưng căn cứ cường độ, môi trường và đối tượng tác chiến, có thể tăng thêm nhiều khu trục hạm. Ảnh: USN.
Ví dụ đội hình tàu sân bay của Mỹ thường kết hợp một tàu tuần dương (mặc dù trọng tải của tàu tuần dương này cũng chỉ gần bằng tàu khu trục), làm tổng chỉ huy của đội tàu khu trục và khinh hạm của toàn đội hình; cũng có thể được coi là “soái hạm” của khối tàu bảo vệ. Ảnh: AB.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các tàu khu trục và khinh hạm trong đội hình tàu sân bay là đánh chặn máy bay chiến đấu hoặc tên lửa từ trên không. Do vậy, có những tàu khu trục được biên chế phòng không chuyên trách, tức là chỉ đảm nhiệm nhiệm vụ phòng không hạm đội. Ảnh: AB.
Các tàu khu trục và tàu khu trục hiện đại trong đội hình tàu sân bay thường được trang bị radar mảng pha và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, cho khả năng phản ứng nhanh hơn và hiệu quả đánh chặn cao hơn. Ảnh: AB.
Ngoài đối phó với các mối đe dọa từ trên không, thì các tàu khu trục phải đối phó với các mối đe dọa từ dưới nước, trong đó nguy hiểm nhất là tàu ngầm. Tàu ngầm có những đặc điểm riêng, khiến nó trở thành sát thủ tàng hình nhất trong hải quân; thậm chí có người cho rằng, đội hình tàu sân bay lo sợ nhất là tàu ngầm địch. Ảnh: USN.
Để đối phó với tàu ngầm của đối phương, biên đội tàu sân bay cũng có thể biên chế tàu ngầm vào đội hình, số lượng khoảng 1-2 chiếc trở lên. Tuy nhiên, cấu hình này thường chỉ giới hạn ở các quốc gia có tàu ngầm hạt nhân, vì tàu ngầm thông thường có tầm hoạt động ngắn và rất khó đi ra biển xa. Ảnh: USN.
Tàu ngầm trong đội hình tàu sân bay thường đóng vai trò "trinh sát", ở vị trí cách xa lực lượng chủ lực của cả đội hình; dựa vào khả năng tàng hình của bản thân, để phát hiện tình hình địch, thậm chí phát động công kích. Ảnh: USN.
Khả năng chiến đấu của các tàu ngầm trong đội hình tàu sân bay cũng rất quan trọng; nếu có thể phát hiện và ngăn chặn tàu ngầm của đối phương, không cho chúng tiếp cận đội hình tàu nổi, thì biên đội tàu sân bay sẽ có lợi thế rất lớn. Ảnh: USN.
Còn một đơn vị tàu nổi nữa trong đội hình tàu sân bay không thể thiếu. Đó chính là tàu bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; nhưng tùy theo nhu cầu của đội hình tàu sân bay, thường là từ 1-2 tàu. Thậm chí biên đội tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga, còn có cả tàu lai dắt. Ảnh: Naval Times.
Việc bổ sung nhiên liệu, đạn dược, lương thực, nước ngọt cho toàn biên đội tàu sân bay là rất quan trọng (do biên đội tàu sân bay lên tới hàng chục nghìn người). Nếu không có những tàu này, biên đội tàu sân bay gần như không thể duy trì sức mạnh chiến đấu trong một thời gian dài. Ảnh: Naval Times.
Tùy theo tình hình, đôi khi các tàu đổ bộ sẽ được triển khai trong đội hình tàu sân bay. Tuy nhiên, nhìn chung đây không phải là những loại tàu cố định và cần thiết trong đội hình tàu sân bay, mà chỉ được triển khai theo nhiệm vụ trong một thời gian nhất định. Ảnh: Naval Times.