Tiêm kích - bom Su-22 gia nhập biên chế Lực lượng Không quan Nhân dân Việt Nam từ năm 1979. Tới nay, đây vẫn là một trong số những loại chiến đấu cơ chủ lực của VIệt Nam trong nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển.Được thiết kế dựa trên mẫu Su-7 ra đời từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước, Su-22 mang nhiều đặc điểm của MiG-21, đặc biệt là ở phần họng hút gió phía mũi máy bay.Thiết kế này khiến không ít người nhầm lẫn giữa Su-22 và MiG-21 - đặc biệt là ở những quốc gia sử dụng chung cả hai loại máy bay này trong biên chế - như Việt Nam trong quá khứ.Theo nguyên bản, Su-22 được thiết kế chuyên cho các nhiệm vụ cường kích tấn công mặt đất, bổ nhào ném bom ở cự ly gần. Máy bay không có radar dẫn bắn tầm xa.Để đảm bảo cho khả năng tấn công bổ nhào ở độ cao thấp, tiêm kích - bom Su-22 được thiết kế với đôi cánh cụp cánh xòe, cho phép nó tăng diện tích bề mặt cánh để giảm thấp tốc độ khi tấn công - qua đó tăng tính chính xác của mỗi pha bổ nhào.Thiết kế cánh cụp - cánh xòe từng rất được ưa chuộng trong quá khứ, tuy nhiên do độ phức tạp trong bảo dưỡng cũng như yêu cầu chi phí sản xuất cao, thiết kế này đã dần không còn được áp dụng trên các mẫu cường kích hiện đại ngày nay.Ngoài ra, thiết kế cánh cụp - cánh xòe cũng không cho phép máy bay có thể cơ động ở tốc độ cao, do áp lực lớn lên đôi cánh có thể các chi tiết kỹ thuật phức tạp bị hư hỏng.Từng được Liên Xô cho ra mắt vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, tổng cộng đã có khoảng 2800 chiếc Su-22 các phiên bản được sản xuất và sử dụng trên khắp thế giới.Đây từng là loại tiêm kích - bom phổ biến bậc nhất trong các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa, nên tới nay, vẫn còn nhiều quốc gia sử dụng Su-22 trong biên chế.Để đáp ứng nhu cầu nâng cấp Su-22 phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại. Nga và Pháp từng liên doanh cung cấp gói nâng cấp tiêm kích bom Su-22 lên chuẩn Su-22M5 với hệ thống điện tử cải tiến, trang bị thêm radar cùng với buồng lái hiện đại hơn.Nguyên bản, các tiêm kích - bom Su-22 có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới hơn 19 tấn, trong đó mang theo được tối đa 4,2 tấn vũ khí.Cánh máy bay khi xòe tối đa có diện tích sải cánh lên tới 38 mét vuông. Sải cánh rộng của Su-22 cho phép chúng có thể cất - hạ cánh với đường băng chỉ 900 mét - ngắn hơn nhiều so với các loại tiêm kích phản lực sau này.
Tiêm kích - bom Su-22 gia nhập biên chế Lực lượng Không quan Nhân dân Việt Nam từ năm 1979. Tới nay, đây vẫn là một trong số những loại chiến đấu cơ chủ lực của VIệt Nam trong nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển.
Được thiết kế dựa trên mẫu Su-7 ra đời từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước, Su-22 mang nhiều đặc điểm của MiG-21, đặc biệt là ở phần họng hút gió phía mũi máy bay.
Thiết kế này khiến không ít người nhầm lẫn giữa Su-22 và MiG-21 - đặc biệt là ở những quốc gia sử dụng chung cả hai loại máy bay này trong biên chế - như Việt Nam trong quá khứ.
Theo nguyên bản, Su-22 được thiết kế chuyên cho các nhiệm vụ cường kích tấn công mặt đất, bổ nhào ném bom ở cự ly gần. Máy bay không có radar dẫn bắn tầm xa.
Để đảm bảo cho khả năng tấn công bổ nhào ở độ cao thấp, tiêm kích - bom Su-22 được thiết kế với đôi cánh cụp cánh xòe, cho phép nó tăng diện tích bề mặt cánh để giảm thấp tốc độ khi tấn công - qua đó tăng tính chính xác của mỗi pha bổ nhào.
Thiết kế cánh cụp - cánh xòe từng rất được ưa chuộng trong quá khứ, tuy nhiên do độ phức tạp trong bảo dưỡng cũng như yêu cầu chi phí sản xuất cao, thiết kế này đã dần không còn được áp dụng trên các mẫu cường kích hiện đại ngày nay.
Ngoài ra, thiết kế cánh cụp - cánh xòe cũng không cho phép máy bay có thể cơ động ở tốc độ cao, do áp lực lớn lên đôi cánh có thể các chi tiết kỹ thuật phức tạp bị hư hỏng.
Từng được Liên Xô cho ra mắt vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, tổng cộng đã có khoảng 2800 chiếc Su-22 các phiên bản được sản xuất và sử dụng trên khắp thế giới.
Đây từng là loại tiêm kích - bom phổ biến bậc nhất trong các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa, nên tới nay, vẫn còn nhiều quốc gia sử dụng Su-22 trong biên chế.
Để đáp ứng nhu cầu nâng cấp Su-22 phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại. Nga và Pháp từng liên doanh cung cấp gói nâng cấp tiêm kích bom Su-22 lên chuẩn Su-22M5 với hệ thống điện tử cải tiến, trang bị thêm radar cùng với buồng lái hiện đại hơn.
Nguyên bản, các tiêm kích - bom Su-22 có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới hơn 19 tấn, trong đó mang theo được tối đa 4,2 tấn vũ khí.
Cánh máy bay khi xòe tối đa có diện tích sải cánh lên tới 38 mét vuông. Sải cánh rộng của Su-22 cho phép chúng có thể cất - hạ cánh với đường băng chỉ 900 mét - ngắn hơn nhiều so với các loại tiêm kích phản lực sau này.