Mỗi quốc gia đều có học thuyết quân sự khác nhau về việc sử dụng xạ thủ bắn tỉa quy định đội hình và chiến thuật. Tại Việt Nam hiện nay, lực lượng xạ thủ bắn tỉa được biên chế tại các Lữ đoàn đặc công thuộc Binh chủng đặc công. Nguồn ảnh: QPVN.Cùng với lực lượng xạ thủ bắn tỉa, các đơn vị Đặc công Việt Nam cũng được trang bị các loại vũ khí, khí tài chuyên dụng giành riêng cho lực lượng đặc biệt này. Trong đó quan trọng nhất vẫn là súng trường bắn tỉa, vũ khí tạo nên sức mạnh của một xạ thủ. Nguồn ảnh: QPVN.Được đánh giá là loại vũ khí đáng tin cậy, có độ sát thương lớn, ở thời điểm hiện tại IMI Galatz được xem là dòng súng trường bắn tỉa mới và hiện đại nhất của Đặc công Việt Nam, bên cạnh một số mẫu súng do Liên Xô chế tạo trước đây. Nguồn ảnh: QPVN.Và dựa trên những hình ảnh có được về các tổ bắn tỉa thuộc Lữ đoàn Đặc công Biệt động 1, các xạ thủ bắn tỉa của Lữ đoàn đặc công 1 sử dụng đồng thời hai biến thể của súng bắn tỉa IMI Galatz gồm “Galatz” và “SR-99” – một phiên bản hiện đại hóa của Galatz. Nguồn ảnh: QPVN.Trong đó Galatz là một biến thể sử dụng cho nhiệm vụ bắn tỉa được phát triển từ gia đình súng trường tấn công IMI Galil. Về cơ bản IMI Galatz có thiết kế tương tự như IMI Galil, hoạt động theo nguyên tắc trích khí với bệ khóa nòng gắn khóa nòng xoay, cùng nòng súng được tối ưu hóa cho độ chính xác cao hơn để phù hợp với nhiệm vụ bắn tỉa. Nguồn ảnh: QPVN.Súng bắn tỉa IMI Galatz sử dụng cỡ đạn 7,62x51mm NATO, đây là loại đạn thành công nhất của khối quân sự này sử dụng cho các súng bắn tỉa. Galazt có 2 chế độ bắn phát một hoặc bán tự động. Súng sử dụng hộp tiếp đạn 20 viên với thước ngắm cơ khí hoặc kính ngắm quang học tích hợp có độ khuếch đại 6 lần. Trong ảnh là biến thể súng bắn tỉa IMI SR-99 có trong biên chế Lữ đoàn Đặc công Biệt động 1. Nguồn ảnh: QPVN.Súng bắn tỉa Galatz có 2 chân chống ở gần hộp tiếp đạn để tăng độ ổn định khi bắn. IMI Galatz có chiều dài 1.115mm, nòng súng dài 508mm, trọng lượng 8 kg bao gồm hộp tiếp đạn và kính ngắm quang học. Súng thường sử dụng loại ống ngắm tiêu chuẩn Nimrod 6×40. Nguồn ảnh: QPVN.Tầm bắn hiệu quả của Galatz đạt 300 mét với thước ngắm cơ khí và 600 mét với kính ngắm quang học. Ưu điểm của IMI Galatz là độ chính xác cao, trọng lượng súng khá nặng nên độ ổn định khi bắn tương đối tốt. Loa che lửa đầu nòng có thể gắn ống giảm thanh nên rất phù hợp trong các nhiệm vụ đòi hỏi tính bí mật cao. Nguồn ảnh: QPVN.Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai biến thể “Galatz” và “SR-99” là thân súng và các bộ phận quan trọng của SR-99 được chế tạo bằng vật liệu composite giúp làm giảm trọng lượng và tăng độ bền cơ học khi hoạt động. Nguồn ảnh: QPVN.Ngoài ra SR-99 hoạt động theo nguyên tắc trích khí, máy cò chỉ có chế độ bắn phát một nên phù hợp với nhiệm vụ bắn tỉa hơn. Tầm bắn hiệu quả với kính ngắm quang học của SR-99 tăng lên 1.000 mét. Nguồn ảnh: QPVN.Ra đời từ năm 1983, Súng trường bắn tỉa IMI Galatz hiện được coi là một trong những mẫu súng bộ binh hiện đại và phổ biến nhất trên thế giới của Israel sản xuất. Hiện trên thế giới hiện tại đang có khoảng hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng IMI Galil và IMI Galatz trong biên chế quân đội của mình. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là xạ thủ bắn tỉa của Lữ đoàn Đặc công Biệt động 1 trong nhiệm vụ huấn luyện đêm với súng trường bắn tỉa IMI SR-99 có gắn ống ngắm đêm Nguồn ảnh: QPVN.Mời độc giả xem video: Phát bắn hoàn hảo của xạ thủ bắn tỉa Việt Nam. (nguồn QPVN)
Mỗi quốc gia đều có học thuyết quân sự khác nhau về việc sử dụng xạ thủ bắn tỉa quy định đội hình và chiến thuật. Tại Việt Nam hiện nay, lực lượng xạ thủ bắn tỉa được biên chế tại các Lữ đoàn đặc công thuộc Binh chủng đặc công. Nguồn ảnh: QPVN.
Cùng với lực lượng xạ thủ bắn tỉa, các đơn vị Đặc công Việt Nam cũng được trang bị các loại vũ khí, khí tài chuyên dụng giành riêng cho lực lượng đặc biệt này. Trong đó quan trọng nhất vẫn là súng trường bắn tỉa, vũ khí tạo nên sức mạnh của một xạ thủ. Nguồn ảnh: QPVN.
Được đánh giá là loại vũ khí đáng tin cậy, có độ sát thương lớn, ở thời điểm hiện tại IMI Galatz được xem là dòng súng trường bắn tỉa mới và hiện đại nhất của Đặc công Việt Nam, bên cạnh một số mẫu súng do Liên Xô chế tạo trước đây. Nguồn ảnh: QPVN.
Và dựa trên những hình ảnh có được về các tổ bắn tỉa thuộc Lữ đoàn Đặc công Biệt động 1, các xạ thủ bắn tỉa của Lữ đoàn đặc công 1 sử dụng đồng thời hai biến thể của súng bắn tỉa IMI Galatz gồm “Galatz” và “SR-99” – một phiên bản hiện đại hóa của Galatz. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong đó Galatz là một biến thể sử dụng cho nhiệm vụ bắn tỉa được phát triển từ gia đình súng trường tấn công IMI Galil. Về cơ bản IMI Galatz có thiết kế tương tự như IMI Galil, hoạt động theo nguyên tắc trích khí với bệ khóa nòng gắn khóa nòng xoay, cùng nòng súng được tối ưu hóa cho độ chính xác cao hơn để phù hợp với nhiệm vụ bắn tỉa. Nguồn ảnh: QPVN.
Súng bắn tỉa IMI Galatz sử dụng cỡ đạn 7,62x51mm NATO, đây là loại đạn thành công nhất của khối quân sự này sử dụng cho các súng bắn tỉa. Galazt có 2 chế độ bắn phát một hoặc bán tự động. Súng sử dụng hộp tiếp đạn 20 viên với thước ngắm cơ khí hoặc kính ngắm quang học tích hợp có độ khuếch đại 6 lần. Trong ảnh là biến thể súng bắn tỉa IMI SR-99 có trong biên chế Lữ đoàn Đặc công Biệt động 1. Nguồn ảnh: QPVN.
Súng bắn tỉa Galatz có 2 chân chống ở gần hộp tiếp đạn để tăng độ ổn định khi bắn. IMI Galatz có chiều dài 1.115mm, nòng súng dài 508mm, trọng lượng 8 kg bao gồm hộp tiếp đạn và kính ngắm quang học. Súng thường sử dụng loại ống ngắm tiêu chuẩn Nimrod 6×40. Nguồn ảnh: QPVN.
Tầm bắn hiệu quả của Galatz đạt 300 mét với thước ngắm cơ khí và 600 mét với kính ngắm quang học. Ưu điểm của IMI Galatz là độ chính xác cao, trọng lượng súng khá nặng nên độ ổn định khi bắn tương đối tốt. Loa che lửa đầu nòng có thể gắn ống giảm thanh nên rất phù hợp trong các nhiệm vụ đòi hỏi tính bí mật cao. Nguồn ảnh: QPVN.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai biến thể “Galatz” và “SR-99” là thân súng và các bộ phận quan trọng của SR-99 được chế tạo bằng vật liệu composite giúp làm giảm trọng lượng và tăng độ bền cơ học khi hoạt động. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngoài ra SR-99 hoạt động theo nguyên tắc trích khí, máy cò chỉ có chế độ bắn phát một nên phù hợp với nhiệm vụ bắn tỉa hơn. Tầm bắn hiệu quả với kính ngắm quang học của SR-99 tăng lên 1.000 mét. Nguồn ảnh: QPVN.
Ra đời từ năm 1983, Súng trường bắn tỉa IMI Galatz hiện được coi là một trong những mẫu súng bộ binh hiện đại và phổ biến nhất trên thế giới của Israel sản xuất. Hiện trên thế giới hiện tại đang có khoảng hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng IMI Galil và IMI Galatz trong biên chế quân đội của mình. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là xạ thủ bắn tỉa của Lữ đoàn Đặc công Biệt động 1 trong nhiệm vụ huấn luyện đêm với súng trường bắn tỉa IMI SR-99 có gắn ống ngắm đêm Nguồn ảnh: QPVN.
Mời độc giả xem video: Phát bắn hoàn hảo của xạ thủ bắn tỉa Việt Nam. (nguồn QPVN)