Tài liệu mật của Lầu Năm Góc bị rò rỉ gần đây trên các phương tiện truyền thông hồi đầu tháng 4 cho thấy, các loại tên lửa phòng không từ thời Liên Xô mà quân đội Ukraine đang trang bị sắp hết và NATO không có khả năng bổ sung.Điều khiến phương Tây lo lắng đó là, nếu chiến thuật "không đối đất" hiện tại của quân đội Ukraine thất bại, thì quân đội Ukraine có thể không còn nhiều thời gian để đảo ngược tình thế trên chiến trường.Tờ Power của Mỹ ngày 19/4 cho biết, tài liệu đánh giá của Lầu Năm Góc dự kiến đến ngày 23/5, các hệ thống phòng không từ thời Liên Xô của Ukraine được sử dụng để bảo vệ quân đội Ukraine trên chiến trường, chủ yếu là hệ thống phòng không tầm xa S-300 và các hệ thống phòng không tầm trung di động Buk sẽ bị hết đạn.Báo cáo mô tả những hậu quả có thể xảy ra đó là, nếu điều này xảy ra, các hành động của Không quân Nga trên khu vực mặt trận sẽ ít bị hạn chế hơn; điều này có thể mang lại "hậu quả thảm khốc" cho lực lượng mặt đất Ukraine.Đồng thời, điều này cũng có nghĩa là các máy bay chiến đấu của Nga sẽ “tự do” tiến sâu vào không phận phía tây Ukraine để tiến hành các cuộc không kích vào các thành phố và cơ sở quân sự ở những nơi này, bao gồm căn cứ không quân và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác.Dữ liệu liên quan cho thấy, khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine, quân đội Ukraine có một số lượng nhỏ hệ thống tên lửa phòng không S-300P và S-300V1, nhưng chúng nhanh chóng hết đạn.Theo thống kê của NATO, không có quốc gia NATO nào được trang bị hệ thống phòng không dòng S-300V và chỉ có Slovakia cung cấp một lượng nhỏ hệ thống phòng không S-300P cho Ukraine trước đó.Về mặt lý thuyết, Bulgaria và Hy Lạp hiện được trang bị S-300PMU-1 và các hệ thống phòng không khác, nhưng "chúng chỉ có thể được cung cấp cho Ukraine trong tương lai". Tuy nhiên, báo cáo thừa nhận rằng, thực tế là kho tên lửa S-300 tổng thể của NATO rất hạn chế và "đến một lúc nào đó cũng sẽ hết".Ngược lại, với tư cách là vũ khí phòng không chủ lực của quân đội Ukraine trên chiến trường, tình hình của các hệ thống phòng không tầm trung di động Buk thậm chí còn gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn.Khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, quân đội Ukraine có 72 tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M1, nhưng đã chịu tổn thất nặng nề trong chiến đấu. Tệ hơn nữa, không có quốc gia NATO nào được trang bị hệ thống phòng không do Nga sản xuất này.Phần Lan trước đây đã được trang bị một số hệ thống phòng không Buk-M1, nhưng tất cả chúng đều đã hết niên hạn sử dụng và bị loại khỏi biên chế chiến đấu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hệ thống phòng không dã chiến, quan trọng nhất trên chiến trường của quân đội Ukraine, không thể được bổ sung.Theo các báo cáo, do không thể cung cấp cho Ukraine đạn tên lửa Buk-M1, Mỹ đang có kế hoạch đưa tên lửa Sparrow của NATO lên các bệ phóng tên lửa phòng không Buk của Ukraine.Tuy nhiên, truyền thông Mỹ cũng phải thừa nhận rằng, không rõ sẽ mất bao lâu để lắp các tên lửa theo tiêu chuẩn NATO lên hệ thống tên lửa phòng không Buk từ thời Liên Xô, cũng như hiệu quả cuối cùng sẽ ra sao; vì hệ thống chưa được thử nghiệm.Theo học thuyết quân sự phương Tây, ưu thế trên không là yếu tố quan trọng nhất để giành chiến thắng trên chiến trường và Không quân Ukraine kém xa Không quân Nga cả về chất lượng, số lượng máy bay chiến đấu cũng như trình độ huấn luyện của phi công.Nhưng do Quân đội Ukraine dựa vào hệ thống tên lửa phòng không nhiều tầng, để tạo lợi thế “bất đối xứng”; buộc máy bay chiến đấu của Nga, do lo ngại hệ thống phòng không của Ukraine, phải thực hiện các cuộc tấn công từ xa, nên không hiệu quả; góp phần hạn chế tổn thất lực lượng mặt đất của Ukraine.Điều đáng chú ý là không phải số tên lửa phòng không di động (MANPAD) mà phương Tây viện trợ cho Ukraine với số lượng lớn, là “xương sống” hệ thống phòng không của Ukraine; mà chính là số tên lửa phòng không tương đối truyền thống từ thời Liên Xô để lại cho Ukraine, mới là lực lượng chủ lực.Khi các loại tên lửa phòng không thời Liên Xô lần lượt hết đạn, nhiệm vụ phòng không của quân đội Ukraine chỉ còn biết trông chờ vào các loại tên lửa phòng không do phương Tây viện trợ. Nhưng tình hình không lạc quan, do Không quân Nga hiện đang tăng cường sử dụng bom lượn có điều khiển thả từ xa.Theo các báo cáo, ví dụ như tên lửa "Patriot" do Mỹ sản xuất, tương tự như hệ thống tên lửa S-300 do Nga sản xuất về hiệu suất phòng không và chống tên lửa; nhưng vũ khí phòng không đắt tiền như vậy do phương Tây viện trợ, có số lượng rất hạn chế. Nói tóm lại, báo cáo tình báo tuyệt mật của Mỹ thừa nhận rằng, thực tế là kho tên lửa phòng không và năng lực sản xuất tên lửa của NATO khó có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tàn khốc của chiến trường Ukraine. Bệ phóng tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1 của Ukraine bị UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy ở chiến trường Donbass.
Tài liệu mật của Lầu Năm Góc bị rò rỉ gần đây trên các phương tiện truyền thông hồi đầu tháng 4 cho thấy, các loại tên lửa phòng không từ thời Liên Xô mà quân đội Ukraine đang trang bị sắp hết và NATO không có khả năng bổ sung.
Điều khiến phương Tây lo lắng đó là, nếu chiến thuật "không đối đất" hiện tại của quân đội Ukraine thất bại, thì quân đội Ukraine có thể không còn nhiều thời gian để đảo ngược tình thế trên chiến trường.
Tờ Power của Mỹ ngày 19/4 cho biết, tài liệu đánh giá của Lầu Năm Góc dự kiến đến ngày 23/5, các hệ thống phòng không từ thời Liên Xô của Ukraine được sử dụng để bảo vệ quân đội Ukraine trên chiến trường, chủ yếu là hệ thống phòng không tầm xa S-300 và các hệ thống phòng không tầm trung di động Buk sẽ bị hết đạn.
Báo cáo mô tả những hậu quả có thể xảy ra đó là, nếu điều này xảy ra, các hành động của Không quân Nga trên khu vực mặt trận sẽ ít bị hạn chế hơn; điều này có thể mang lại "hậu quả thảm khốc" cho lực lượng mặt đất Ukraine.
Đồng thời, điều này cũng có nghĩa là các máy bay chiến đấu của Nga sẽ “tự do” tiến sâu vào không phận phía tây Ukraine để tiến hành các cuộc không kích vào các thành phố và cơ sở quân sự ở những nơi này, bao gồm căn cứ không quân và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác.
Dữ liệu liên quan cho thấy, khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine, quân đội Ukraine có một số lượng nhỏ hệ thống tên lửa phòng không S-300P và S-300V1, nhưng chúng nhanh chóng hết đạn.
Theo thống kê của NATO, không có quốc gia NATO nào được trang bị hệ thống phòng không dòng S-300V và chỉ có Slovakia cung cấp một lượng nhỏ hệ thống phòng không S-300P cho Ukraine trước đó.
Về mặt lý thuyết, Bulgaria và Hy Lạp hiện được trang bị S-300PMU-1 và các hệ thống phòng không khác, nhưng "chúng chỉ có thể được cung cấp cho Ukraine trong tương lai". Tuy nhiên, báo cáo thừa nhận rằng, thực tế là kho tên lửa S-300 tổng thể của NATO rất hạn chế và "đến một lúc nào đó cũng sẽ hết".
Ngược lại, với tư cách là vũ khí phòng không chủ lực của quân đội Ukraine trên chiến trường, tình hình của các hệ thống phòng không tầm trung di động Buk thậm chí còn gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn.
Khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, quân đội Ukraine có 72 tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M1, nhưng đã chịu tổn thất nặng nề trong chiến đấu. Tệ hơn nữa, không có quốc gia NATO nào được trang bị hệ thống phòng không do Nga sản xuất này.
Phần Lan trước đây đã được trang bị một số hệ thống phòng không Buk-M1, nhưng tất cả chúng đều đã hết niên hạn sử dụng và bị loại khỏi biên chế chiến đấu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hệ thống phòng không dã chiến, quan trọng nhất trên chiến trường của quân đội Ukraine, không thể được bổ sung.
Theo các báo cáo, do không thể cung cấp cho Ukraine đạn tên lửa Buk-M1, Mỹ đang có kế hoạch đưa tên lửa Sparrow của NATO lên các bệ phóng tên lửa phòng không Buk của Ukraine.
Tuy nhiên, truyền thông Mỹ cũng phải thừa nhận rằng, không rõ sẽ mất bao lâu để lắp các tên lửa theo tiêu chuẩn NATO lên hệ thống tên lửa phòng không Buk từ thời Liên Xô, cũng như hiệu quả cuối cùng sẽ ra sao; vì hệ thống chưa được thử nghiệm.
Theo học thuyết quân sự phương Tây, ưu thế trên không là yếu tố quan trọng nhất để giành chiến thắng trên chiến trường và Không quân Ukraine kém xa Không quân Nga cả về chất lượng, số lượng máy bay chiến đấu cũng như trình độ huấn luyện của phi công.
Nhưng do Quân đội Ukraine dựa vào hệ thống tên lửa phòng không nhiều tầng, để tạo lợi thế “bất đối xứng”; buộc máy bay chiến đấu của Nga, do lo ngại hệ thống phòng không của Ukraine, phải thực hiện các cuộc tấn công từ xa, nên không hiệu quả; góp phần hạn chế tổn thất lực lượng mặt đất của Ukraine.
Điều đáng chú ý là không phải số tên lửa phòng không di động (MANPAD) mà phương Tây viện trợ cho Ukraine với số lượng lớn, là “xương sống” hệ thống phòng không của Ukraine; mà chính là số tên lửa phòng không tương đối truyền thống từ thời Liên Xô để lại cho Ukraine, mới là lực lượng chủ lực.
Khi các loại tên lửa phòng không thời Liên Xô lần lượt hết đạn, nhiệm vụ phòng không của quân đội Ukraine chỉ còn biết trông chờ vào các loại tên lửa phòng không do phương Tây viện trợ. Nhưng tình hình không lạc quan, do Không quân Nga hiện đang tăng cường sử dụng bom lượn có điều khiển thả từ xa.
Theo các báo cáo, ví dụ như tên lửa "Patriot" do Mỹ sản xuất, tương tự như hệ thống tên lửa S-300 do Nga sản xuất về hiệu suất phòng không và chống tên lửa; nhưng vũ khí phòng không đắt tiền như vậy do phương Tây viện trợ, có số lượng rất hạn chế.
Nói tóm lại, báo cáo tình báo tuyệt mật của Mỹ thừa nhận rằng, thực tế là kho tên lửa phòng không và năng lực sản xuất tên lửa của NATO khó có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tàn khốc của chiến trường Ukraine.
Bệ phóng tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1 của Ukraine bị UAV tự sát Lancet của Nga phá hủy ở chiến trường Donbass.