Chỉ vài giây sau khi rơi tự do từ máy bay Il-76, dù hãm tốc trên xe bọc thép đổ bộ đường không BMD của Lực lượng Đổ bộ Đường không Nga lần lượt bung dù và tiếp đất nhẹ nhàng, càng đặc biệt hơn khi bên trong chúng là gần 10 lính dù Nga. Dù trông có vẻ như đơn giản trên thực tế, Quân đội Nga là lực lượng vũ trang duy nhất trên thế giới sở hữu lực lượng tăng thiết giáp dù theo đúng nghĩa. Nguồn ảnh: Sputnik.Theo Sputnik, đã hơn 40 năm nay lực lượng đổ bộ đường không của Nga (VDV) sử dụng phương pháp thả dù xe bọc thép với kíp lái ngồi bên trong. Tuy nhiên, đây vẫn là một công việc đầy mạo hiểm và phức tạp, mỗi giai đoạn trong đó được mô tả chi tiết trong các chương trình huấn luyện các đơn vị thiết giáp của VDV. Nguồn ảnh: Sputnik.Ngay cả những người lính dù giàu kinh nghiệm cũng phải trải qua khóa đào tạo đặc biệt. Tất cả các thành viên kíp lái đều tham gia công việc chuẩn bị cho một chiếc BMD "nhảy dù". Ngoài ra, bên ngoài xe, họ tập luyện trên những ghế chống rung đặc biệt gần giống với ghế của các phi hành gia Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.Alexander Sherin, một lính dù Nga kỳ cựu cho biết, "Khi chiếc BMD được vận chuyển lên máy bay và bên trong chúng là kíp chiến đấu của xe, tất cả đều ngồi trên những chiếc ghế đặc biệt, thắt dây đai an toàn và chờ đợi tín hiệu đổ bộ, tất cả chỉ diễn ra chỉ trong vòng vài phút". Nguồn ảnh: Sputnik.Sau khi tách khỏi máy bay, chiếc BMD sẽ lao xuống mặt đất từ độ cao 800 mét trong vài giây trước khi dù hãm tốc được bung. Và khi chiếc BMD chạm đất kíp chiến đấu ngồi bên trong xe sẽ cảm nhận được nó. Các khối thuốc nổ nhỏ được kích hoạt, gió kéo chiếc dù sang một bên. Các thành viên kíp lái từ ghế đặc biệt chuyển đến vị trí chiến đấu và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Sputnik.Để có được năng lực tác chiến như ngày hôm nay, trong quá khứ các thiết kế sư của Liên Xô đã mất nhiều thời gian để tìm cách thả dù kỹ thuật quân sự. Vào đầu những năm 1970 đã thực hiện những đợt thả dù thiết bị không có người bên trong, còn lính dù nhảy từ những máy bay khác, độ sai lệch giữa hai đợt thả là khá lớn. Trong nhiều trường hợp kíp chiến đấu được thả cách phương tiện chiến đấu tới 5km và điều đó làm giảm hiệu quả và tăng tính dễ bị tổn thương của những người lính. Nguồn ảnh: Sputnik.Quá trình phát triển hệ thống dù đặc biệt dành cho những chiếc BMD đầu tiên mang tên "Kentavr" là vào mùa hè năm 1971. Sau khi chiếc xe rời khỏi máy bay, năm chiếc dù cỡ lớn với diện tích 760 mét vuông được tự động mở ra và chúng được gắn với các túi khí bên ngoài xe. Khi tiếp đất các túi khí này sẽ làm giảm sự va đập trên nhiều loại địa hình khác nhau. Nguồn ảnh: Sputnik.Cuối năm 1972, Bộ Quốc phòng Liên Xô (sau này là Nga) quyết định thử nghiệm hệ thống "Kentavr" với những người lính ngồi bên trong xe. Vào tháng 1/1973, chiếc BMD với kíp lái bên trong đã được lần đầu tiên thả dù từ máy bay AN-12 trên bãi thử của sư đoàn dù số 106. Nguồn ảnh: Sputnik.Ở lần thả đầu tiên này các thiết kế sư Liên Xô sử dụng một chiếc dù có diện tích chỉ 540 mét vuông để chiếc xe chiến đấu rơi xuống đất nhanh chóng và trơn tru, hệ thống được lắp ráp và vận chuyển trực tiếp trên xe BMD. Tốc độ hạ cánh vào khoảng 25 mét/giây giảm hẳn gần mặt đất nhờ động cơ phản lực bảo đảm hạ cánh mềm. Nguồn ảnh: Sputnik.Đến cuối năm 1990, Liên Xô đã tạo ra tổ hợp dù PBS-950 "Bakhcha" có khả năng thả dù BMD-3 với kíp lái bên trong. Trong năm 2018, lực lượng đổ bộ đường không Nga sẽ nhận hệ thống dù hãm tốc mới "Bakhcha-U-PDS" cho các phương tiện chiến đấu đổ bộ đường không tiên tiến của mình. Nguồn ảnh: Sputnik.Ở thời điểm hiện tại VDV được trang bị ít nhất 5 mẫu xe bọc thép đổ bộ đường không khác nhau gồm BMD-2, BMD-3, BMD-4, BTR-MD Rakushka và nhiều cái tên khác. Và tất cả chúng trong tương lai gần đều sẽ sử dụng hệ thống dù "Bakhcha-U-PDS". Nguồn ảnh: Sputnik.Tính tới thời điểm hiện tại, Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu các mẫu xe bọc thép đổ bộ đường không có lính ngồi bên trong, điều mà mà bất cứ quân đội phương Tây nào cũng không dám thực hiện kể cả Mỹ. Trong ảnh là xe chiến đấu bộ binh BMD-4 của Lực lượng đổ bộ đường không Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.Còn đây là xe bọc thép chở quân đổ bộ đường không BTR-MD Rakushka. Nguồn ảnh: Sputnik.Mời độc giả xem video: Xe chiến đấu bộ binh BMD-4 của Lực lượng đổ bộ đường không Nga. (nguồn Sputnik)
Chỉ vài giây sau khi rơi tự do từ máy bay Il-76, dù hãm tốc trên xe bọc thép đổ bộ đường không BMD của Lực lượng Đổ bộ Đường không Nga lần lượt bung dù và tiếp đất nhẹ nhàng, càng đặc biệt hơn khi bên trong chúng là gần 10 lính dù Nga. Dù trông có vẻ như đơn giản trên thực tế, Quân đội Nga là lực lượng vũ trang duy nhất trên thế giới sở hữu lực lượng tăng thiết giáp dù theo đúng nghĩa. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo Sputnik, đã hơn 40 năm nay lực lượng đổ bộ đường không của Nga (VDV) sử dụng phương pháp thả dù xe bọc thép với kíp lái ngồi bên trong. Tuy nhiên, đây vẫn là một công việc đầy mạo hiểm và phức tạp, mỗi giai đoạn trong đó được mô tả chi tiết trong các chương trình huấn luyện các đơn vị thiết giáp của VDV. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ngay cả những người lính dù giàu kinh nghiệm cũng phải trải qua khóa đào tạo đặc biệt. Tất cả các thành viên kíp lái đều tham gia công việc chuẩn bị cho một chiếc BMD "nhảy dù". Ngoài ra, bên ngoài xe, họ tập luyện trên những ghế chống rung đặc biệt gần giống với ghế của các phi hành gia Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.
Alexander Sherin, một lính dù Nga kỳ cựu cho biết, "Khi chiếc BMD được vận chuyển lên máy bay và bên trong chúng là kíp chiến đấu của xe, tất cả đều ngồi trên những chiếc ghế đặc biệt, thắt dây đai an toàn và chờ đợi tín hiệu đổ bộ, tất cả chỉ diễn ra chỉ trong vòng vài phút". Nguồn ảnh: Sputnik.
Sau khi tách khỏi máy bay, chiếc BMD sẽ lao xuống mặt đất từ độ cao 800 mét trong vài giây trước khi dù hãm tốc được bung. Và khi chiếc BMD chạm đất kíp chiến đấu ngồi bên trong xe sẽ cảm nhận được nó. Các khối thuốc nổ nhỏ được kích hoạt, gió kéo chiếc dù sang một bên. Các thành viên kíp lái từ ghế đặc biệt chuyển đến vị trí chiến đấu và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Sputnik.
Để có được năng lực tác chiến như ngày hôm nay, trong quá khứ các thiết kế sư của Liên Xô đã mất nhiều thời gian để tìm cách thả dù kỹ thuật quân sự. Vào đầu những năm 1970 đã thực hiện những đợt thả dù thiết bị không có người bên trong, còn lính dù nhảy từ những máy bay khác, độ sai lệch giữa hai đợt thả là khá lớn. Trong nhiều trường hợp kíp chiến đấu được thả cách phương tiện chiến đấu tới 5km và điều đó làm giảm hiệu quả và tăng tính dễ bị tổn thương của những người lính. Nguồn ảnh: Sputnik.
Quá trình phát triển hệ thống dù đặc biệt dành cho những chiếc BMD đầu tiên mang tên "Kentavr" là vào mùa hè năm 1971. Sau khi chiếc xe rời khỏi máy bay, năm chiếc dù cỡ lớn với diện tích 760 mét vuông được tự động mở ra và chúng được gắn với các túi khí bên ngoài xe. Khi tiếp đất các túi khí này sẽ làm giảm sự va đập trên nhiều loại địa hình khác nhau. Nguồn ảnh: Sputnik.
Cuối năm 1972, Bộ Quốc phòng Liên Xô (sau này là Nga) quyết định thử nghiệm hệ thống "Kentavr" với những người lính ngồi bên trong xe. Vào tháng 1/1973, chiếc BMD với kíp lái bên trong đã được lần đầu tiên thả dù từ máy bay AN-12 trên bãi thử của sư đoàn dù số 106. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ở lần thả đầu tiên này các thiết kế sư Liên Xô sử dụng một chiếc dù có diện tích chỉ 540 mét vuông để chiếc xe chiến đấu rơi xuống đất nhanh chóng và trơn tru, hệ thống được lắp ráp và vận chuyển trực tiếp trên xe BMD. Tốc độ hạ cánh vào khoảng 25 mét/giây giảm hẳn gần mặt đất nhờ động cơ phản lực bảo đảm hạ cánh mềm. Nguồn ảnh: Sputnik.
Đến cuối năm 1990, Liên Xô đã tạo ra tổ hợp dù PBS-950 "Bakhcha" có khả năng thả dù BMD-3 với kíp lái bên trong. Trong năm 2018, lực lượng đổ bộ đường không Nga sẽ nhận hệ thống dù hãm tốc mới "Bakhcha-U-PDS" cho các phương tiện chiến đấu đổ bộ đường không tiên tiến của mình. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ở thời điểm hiện tại VDV được trang bị ít nhất 5 mẫu xe bọc thép đổ bộ đường không khác nhau gồm BMD-2, BMD-3, BMD-4, BTR-MD Rakushka và nhiều cái tên khác. Và tất cả chúng trong tương lai gần đều sẽ sử dụng hệ thống dù "Bakhcha-U-PDS". Nguồn ảnh: Sputnik.
Tính tới thời điểm hiện tại, Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu các mẫu xe bọc thép đổ bộ đường không có lính ngồi bên trong, điều mà mà bất cứ quân đội phương Tây nào cũng không dám thực hiện kể cả Mỹ. Trong ảnh là xe chiến đấu bộ binh BMD-4 của Lực lượng đổ bộ đường không Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.
Còn đây là xe bọc thép chở quân đổ bộ đường không BTR-MD Rakushka. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mời độc giả xem video: Xe chiến đấu bộ binh BMD-4 của Lực lượng đổ bộ đường không Nga. (nguồn Sputnik)