Lục quân Việt Nam không thành lập Bộ Tư lệnh riêng mà nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu. Trong các binh chủng của lục quân, Binh chủng Pháo binh là một trong những binh chủng thành lập sớm nhất. Binh chủng Pháo binh được thành lập vào ngày 29/6/1946 với trang bị khá thô sơ.Những năm kháng chiến chống Pháp, binh chủng được Trung Quốc viện trợ lựu pháo kéo xe M101 105 mm do Mỹ chế tạo. Loại pháo này đã giúp pháo binh Việt Nam chứng tỏ sức mạnh vượt trội so với pháo binh Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đuổi thực dân Pháp ra khỏi miền Bắc.Những năm kháng chiến chống Mỹ, pháo binh Việt Nam được tiếp nhận hàng loạt khí tài "khủng", trong đó có lựu pháo kéo xe M46 130 mm (ảnh). Các loại pháo do Liên Xô viện trợ giúp pháo binh Việt Nam chứng tỏ sức mạnh vượt trội so với pháo binh VNCH.Ngày nay, M46 130 mm vẫn là lựu pháo kéo xe có tầm bắn xa nhất của pháo binh Việt Nam. Nó vẫn là pháo mặt đất cấp chiến dịch chủ lực của pháo binh Việt Nam.Pháo binh Việt Nam còn có các loại lựu pháo kéo xe uy lực như D-20 152 mm, D-30 122 mm, D-44 85 mm, M114 155 mm (thu giữ của VNCH). Ngày nay các loại pháo này vẫn là nòng cốt của binh chủng được mệnh danh là "chân đồng, vai sắt".Lựu pháo D-20 122 mm luyện tập chiến đấu. Pháo binh luôn là nắm đấm hỏa lực không thể thiếu của lục quân. Hiệu quả cao, chi phí thấp là những lý do để pháo binh luôn giữ vai trò quan trọng trong quân đội mỗi quốc gia.Cũng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, binh chủng được tiếp nhận pháo phản lực phóng loạt BM-21 do Liên Xô sản xuất. Loại vũ khí có thể bắn đi 40 đạn rocket chỉ trong vòng 20 giây tạo ưu thế hỏa lực áp đảo. BM-21 đã khiến quân đội Mỹ và VNCH khiếp vía trong trận Cồn Tiên-Dốc Miếu.Ngày nay, BM-21 vẫn là một trong những nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của pháo binh Việt Nam.Ngoài các loại lựu pháo kéo xe, binh chủng còn được trang bị một số lựu pháo tự hành như 2S1 Gvozdika, 2S3 Akatsiya, SU-100. Lựu pháo tự hành có ưu điểm cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, có thể áp dụng chiến thuật "bắn-chuồn" nhằm tránh đối phương phản pháo.Binh chủng Pháo binh còn sở hữu một vũ khí khác cực kỳ lợi hại là tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud. Pháo binh Việt Nam là lực lượng duy nhất ở ĐNA sở hữu tên lửa đạn đạo. Ảnh: QPVNBinh chủng Tăng-Thiết giáp là nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của lục quân Việt Nam. Binh chủng chính thức đi vào hoạt động từ năm 1965. Trang bị ban đầu là những xe tăng T-34, xe tăng lội nước PT-76 do Liên Xô sản xuất. Ảnh: Điện ảnh quân đội Những năm 1960, Việt Nam được Liên Xô viện trợ xe tăng T-54/55, cùng một số xe tăng Type-59 (phiên bản T-55 sản xuất tại Trung Quốc). Binh chủng Tăng-Thiết giáp chính thức tham chiến trong trận Làng Vây, Khe Sanh, Quảng Trị năm 1968. Nguồn ảnh: OtavagaTừ năm 1968-1975, binh chủng Tăng-Thiết giáp đã tham gia hơn 200 trận đánh lớn, đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Nguồn ảnh: OtavagaNgày này, xe tăng T-54/55 vẫn là xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam. Những chiếc T-54/55 tuy đã trải qua hơn 50 năm hoạt động nhưng luôn được bảo trì tốt, giống như vừa mới ra khỏi dây chuyền sản xuất. Ảnh: QĐNDNgoài ra, binh chủng còn sở hữu nhiều phương tiện chiến đấu bọc thép khác như xe chiến đấu bộ binh BMP-1 (ảnh), BMP-2, dòng xe thiết giáp chở quân BTR. Ảnh: QPVNNhững cuối 1970, Việt Nam đã mua từ Nga khoảng 200 xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Hiện tại, T-62 là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Việt Nam. Tính đến hiện tại, T-62 là hợp đồng mua xe tăng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam. Nguồn ảnh: TTVNOLNgoài ra, Việt Nam đã hợp tác với Israel nâng cấp xe tăng T-54/55 lên tiêu chuẩn T-55M3 với nhiều tính năng hiện đại. Nguồn ảnh: quansuvnBinh chủng Tăng-Thiết giáp đã tiến hành nâng cấp và duy trì sử dụng một số xe tăng M41 do Mỹ sản xuất thu được sau khi giải phóng miền Nam. Số xe tăng này đang được dự trữ để sử dụng khi cần thiết. Ảnh: QPVNBinh chủng Đặc công chính thức ra đời từ ngày 19/3/1967. Tuy nhiên, các đơn vị trực thuộc binh chủng sau này đã được hình thành từ những năm kháng chiến chống Pháp. Đặc công là lực lượng tinh nhuệ, chuyên thực hiện các chiến dịch bí mật đột kích sâu trong lòng địch, phá hoại tài sản, gây hoang mang, gián đoạn các hoạt động quân sự của đối phương.Ngày nay, đặc công Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí, táo bạo, đánh hiểm thắng lớn.Binh chủng Hóa học là đơn vị rất đặc biệt của quân đội Việt Nam. Đơn vị được thành lập vào ngày 19/4/1958. Đây là binh chủng chuyên môn kỹ thuật có chức năng đảm bảo hóa học cho tác chiến, phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt, xử lý ô nhiễm hóa học do chiến tranh. Ảnh: QĐNDBinh chủng có nhiệm vụ rất nặng nề trong việc xử lý ô nhiễm hóa chất do vũ khí sinh, hóa học của đối phương gây ra. Các chiến sĩ phòng hóa phải mặc quần áo bảo hộ chuyên dụng trong điều kiện rất khắc nghiệt. Ảnh: QĐNDNgày nay, lục quân Việt Nam đang từng bước xây dựng lực lượng ngày càng chính quy, hiện đại, sẵn sàng đánh đuổi bất kỳ kẻ thù xâm lược. Ảnh: QPVN
Lục quân Việt Nam không thành lập Bộ Tư lệnh riêng mà nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu. Trong các binh chủng của lục quân, Binh chủng Pháo binh là một trong những binh chủng thành lập sớm nhất. Binh chủng Pháo binh được thành lập vào ngày 29/6/1946 với trang bị khá thô sơ.
Những năm kháng chiến chống Pháp, binh chủng được Trung Quốc viện trợ lựu pháo kéo xe M101 105 mm do Mỹ chế tạo. Loại pháo này đã giúp pháo binh Việt Nam chứng tỏ sức mạnh vượt trội so với pháo binh Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đuổi thực dân Pháp ra khỏi miền Bắc.
Những năm kháng chiến chống Mỹ, pháo binh Việt Nam được tiếp nhận hàng loạt khí tài "khủng", trong đó có lựu pháo kéo xe M46 130 mm (ảnh). Các loại pháo do Liên Xô viện trợ giúp pháo binh Việt Nam chứng tỏ sức mạnh vượt trội so với pháo binh VNCH.
Ngày nay, M46 130 mm vẫn là lựu pháo kéo xe có tầm bắn xa nhất của pháo binh Việt Nam. Nó vẫn là pháo mặt đất cấp chiến dịch chủ lực của pháo binh Việt Nam.
Pháo binh Việt Nam còn có các loại lựu pháo kéo xe uy lực như D-20 152 mm, D-30 122 mm, D-44 85 mm, M114 155 mm (thu giữ của VNCH). Ngày nay các loại pháo này vẫn là nòng cốt của binh chủng được mệnh danh là "chân đồng, vai sắt".
Lựu pháo D-20 122 mm luyện tập chiến đấu. Pháo binh luôn là nắm đấm hỏa lực không thể thiếu của lục quân. Hiệu quả cao, chi phí thấp là những lý do để pháo binh luôn giữ vai trò quan trọng trong quân đội mỗi quốc gia.
Cũng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, binh chủng được tiếp nhận pháo phản lực phóng loạt BM-21 do Liên Xô sản xuất. Loại vũ khí có thể bắn đi 40 đạn rocket chỉ trong vòng 20 giây tạo ưu thế hỏa lực áp đảo. BM-21 đã khiến quân đội Mỹ và VNCH khiếp vía trong trận Cồn Tiên-Dốc Miếu.
Ngày nay, BM-21 vẫn là một trong những nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của pháo binh Việt Nam.
Ngoài các loại lựu pháo kéo xe, binh chủng còn được trang bị một số lựu pháo tự hành như 2S1 Gvozdika, 2S3 Akatsiya, SU-100. Lựu pháo tự hành có ưu điểm cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, có thể áp dụng chiến thuật "bắn-chuồn" nhằm tránh đối phương phản pháo.
Binh chủng Pháo binh còn sở hữu một vũ khí khác cực kỳ lợi hại là tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud. Pháo binh Việt Nam là lực lượng duy nhất ở ĐNA sở hữu tên lửa đạn đạo. Ảnh: QPVN
Binh chủng Tăng-Thiết giáp là nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của lục quân Việt Nam. Binh chủng chính thức đi vào hoạt động từ năm 1965. Trang bị ban đầu là những xe tăng T-34, xe tăng lội nước PT-76 do Liên Xô sản xuất. Ảnh: Điện ảnh quân đội
Những năm 1960, Việt Nam được Liên Xô viện trợ xe tăng T-54/55, cùng một số xe tăng Type-59 (phiên bản T-55 sản xuất tại Trung Quốc). Binh chủng Tăng-Thiết giáp chính thức tham chiến trong trận Làng Vây, Khe Sanh, Quảng Trị năm 1968. Nguồn ảnh: Otavaga
Từ năm 1968-1975, binh chủng Tăng-Thiết giáp đã tham gia hơn 200 trận đánh lớn, đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Nguồn ảnh: Otavaga
Ngày này, xe tăng T-54/55 vẫn là xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam. Những chiếc T-54/55 tuy đã trải qua hơn 50 năm hoạt động nhưng luôn được bảo trì tốt, giống như vừa mới ra khỏi dây chuyền sản xuất. Ảnh: QĐND
Ngoài ra, binh chủng còn sở hữu nhiều phương tiện chiến đấu bọc thép khác như xe chiến đấu bộ binh BMP-1 (ảnh), BMP-2, dòng xe thiết giáp chở quân BTR. Ảnh: QPVN
Những cuối 1970, Việt Nam đã mua từ Nga khoảng 200 xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Hiện tại, T-62 là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Việt Nam. Tính đến hiện tại, T-62 là hợp đồng mua xe tăng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam. Nguồn ảnh: TTVNOL
Ngoài ra, Việt Nam đã hợp tác với Israel nâng cấp xe tăng T-54/55 lên tiêu chuẩn T-55M3 với nhiều tính năng hiện đại. Nguồn ảnh: quansuvn
Binh chủng Tăng-Thiết giáp đã tiến hành nâng cấp và duy trì sử dụng một số xe tăng M41 do Mỹ sản xuất thu được sau khi giải phóng miền Nam. Số xe tăng này đang được dự trữ để sử dụng khi cần thiết. Ảnh: QPVN
Binh chủng Đặc công chính thức ra đời từ ngày 19/3/1967. Tuy nhiên, các đơn vị trực thuộc binh chủng sau này đã được hình thành từ những năm kháng chiến chống Pháp. Đặc công là lực lượng tinh nhuệ, chuyên thực hiện các chiến dịch bí mật đột kích sâu trong lòng địch, phá hoại tài sản, gây hoang mang, gián đoạn các hoạt động quân sự của đối phương.
Ngày nay, đặc công Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí, táo bạo, đánh hiểm thắng lớn.
Binh chủng Hóa học là đơn vị rất đặc biệt của quân đội Việt Nam. Đơn vị được thành lập vào ngày 19/4/1958. Đây là binh chủng chuyên môn kỹ thuật có chức năng đảm bảo hóa học cho tác chiến, phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt, xử lý ô nhiễm hóa học do chiến tranh. Ảnh: QĐND
Binh chủng có nhiệm vụ rất nặng nề trong việc xử lý ô nhiễm hóa chất do vũ khí sinh, hóa học của đối phương gây ra. Các chiến sĩ phòng hóa phải mặc quần áo bảo hộ chuyên dụng trong điều kiện rất khắc nghiệt. Ảnh: QĐND
Ngày nay, lục quân Việt Nam đang từng bước xây dựng lực lượng ngày càng chính quy, hiện đại, sẵn sàng đánh đuổi bất kỳ kẻ thù xâm lược. Ảnh: QPVN