Lúc 19 giờ 10 phút ngày 18/12/1972, Đại đội radar 16 phát hiện nhiễu B-52, tiếp đó, 19 giờ 15 phút, Đại đội ra đa 45 phát hiện B-52 và kịp thời báo về Sở chỉ huy. Trên cơ sở đó, Chỉ huy Trung đoàn radar 291 báo cáo: “B-52 đang vào miền Bắc”. Chiếc dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không bắt đầu. Ảnh: Đại đội 45, Trung đoàn 291 phát hiện B-52 và thông báo chính xác cho các đơn vị bắn rơi B-52. Nguồn: LSVNĐến 19 giờ 25 phút, không quân ta được lệnh cất cánh đón đánh các tốp máy bay chiến thuật của địch từ xa. Cùng thời điểm đó, ở Tam Đảo, Việt Trì, các đài quan sát cũng phát hiện máy bay F-111 ném bom sân bay Nội Bài, Kép... Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội lệnh báo động toàn Thành phố. Ảnh: Không quân Nhân dân Việt Nam xuất kích - Nguồn: LSVNTrong 12 ngày tiến hành chiến dịch, với tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta, mà nòng cốt là Bộ đội PK-KQ đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Ảnh: Xác máy bay Mỹ bị bắn rơi trong chiến dịch 12 ngày đêm - Nguồn: LSVNQuân và dân Miền Bắc đã bắn rơi có 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc B-52. Đi đôi với tổn thất về máy bay, phía Mỹ còn phải chịu tổn thất không bù đắp được là mất rất nhiều phi công. Chỉ hơn 10 ngày, không quân Mỹ đã mất hàng trăm phi công, hầu hết là những phi công kỳ cựu, đã có hàng ngàn giờ bay.Trong chiến dịch này, tỷ lệ tổn thất về máy bay của Mỹ chỉ tính riêng máy bay ném bom B-52 đã lên tới 17,6% (34/193 chiếc) - cao hơn nhiều lần so với các lý thuyết được Không quân Mỹ thống kê từ các cuộc chiến trước đó. Ảnh: Máy bay Mỹ bị bắn cháy trong chiến dịch 12 ngày đêm - Nguồn: LSVNTham gia chiến dịch ném bom Miền Bắc trong chiến dịch 12 ngày đêm, Mỹ đã huy động 193/400 Pháo Đài Bay B-52 hiện có của Không quân Mỹ; số giặc lái nhảy dù bị bắt là 43, trong đó có 33 phi công lái máy bay chiến lược B-52; chưa kể số máy bay bị thương, mất tích và số phi công chết theo máy bay. Ảnh: Phi công Mỹ bị bắt trong chiến dịch 12 ngày đêm - Nguồn: LSVNTổng kết chiến dịch, lực lượng đóng góp công đầu trong bắn rơi máy bay ném bom B-52 chính là bộ đội tên lửa. Sau này một số sử gia của Mỹ cho rằng, trong 12 ngày đêm, bộ đội tên lửa Việt Nam đã bắn 1.000 quả tên lửa; nếu kéo dài thời gian đánh phá thì Hà Nội sẽ hết tên lửa dự trữ. Ảnh: Bộ đội tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1972 - Nguồn: TTXVNTuy nhiên người Mỹ đã nhầm to nếu cả gan kéo dài chiến dịch, vì số tên lửa mà không quân Mỹ đếm được có hơn 2/3 là tên lửa ảo, tức là có nhấn nút phóng nhưng không có tên lửa, hệ thống điện tử của máy bay Mỹ chỉ biết đếm số lần phóng mà không kiểm chứng được có tên lửa thật được phóng đi hay không. Ảnh: Bộ đội tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1972 - Nguồn: LSVNThực tế thì 12 ngày đêm, ta chỉ bắn 340 tên lửa, tức là hết 60% kho tên lửa, cộng thêm 300 quả tên lửa cũ ta mới phục hồi lại, số tên lửa này đã có từ trước chưa sử dụng. Nếu Mỹ dám đánh thêm thì ta thừa sức chiến đấu thêm 12 ngày đêm thậm chí là lâu hơn nữa. Ảnh: Tiểu đoàn tên lửa 77, Trung đoàn tên lửa 257, bắn rơi 4 máy bay B-52 tại Hà Nội trong 12 ngày đêm tháng 12/1972 - Nguồn: LSQSVN.Có một thực tế là trong chiến dịch có lúc ta không lắp ráp kịp tên lửa, vì khi ở trạng thái không chiến đấu thì tên lửa ở dạng tháo rời và chưa nạp nhiên liệu. Vì công đoạn lắp ráp và nạp nhiên liệu phải cần người có kỹ thuật được đào tạo bài bản, quy trình phức tạp nên thời gian lắp rất lâu. Ảnh: Bộ đội tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1972 - Nguồn: LSVNVà đặc biệt là tranh thủ thời gian Mỹ nghỉ ngày Lễ Noel (đêm 24 và ngày 25/12), các trung đoàn tên lửa của chúng ta tại Khu 4 và Hải Phòng đã khẩn trương di chuyển lên bảo vệ yếu địa Hà Nội, nơi chúng ta xác định là đòn tiến công chủ yếu của Không quân Mỹ trong chiến dịch. Ảnh: Bộ đội tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1972 - Nguồn: LSVNNhờ những tấm gương làm việc không kể ngày đêm của lực lượng kỹ thuật và sự bổ sung kịp thời và quý giá cả đạn tên lửa và khí tài từ Hải Phòng lên, Khu 4 ra, nên trong trận đánh "then chốt, quyết định" vào đêm 26/12, chỉ trong vòng hơn một giờ, lực lượng phòng không ba thứ quân của Hà Nội đã đánh một trận tiêu diệt lớn, bắn rơi 5 chiếc B-52, trong đó 4 chiếc rơi tại chỗ và 10 máy bay chiến thuật khác. Ảnh: Bộ đội tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1972 - Nguồn: LSVNTrước sự thất bại liên tiếp trong 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc Việt Nam, 07 giờ 00 sáng 30/12/1972, Tổng thống Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ Vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận họp lại Hội nghị Paris về Việt Nam. Ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết. Ảnh: Bộ đội tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1972 - Nguồn: LSVN Điềm báo cho số phận của dàn máy bay B-52 khi sang Việt Nam. Nguồn: QPVN.
Lúc 19 giờ 10 phút ngày 18/12/1972, Đại đội radar 16 phát hiện nhiễu B-52, tiếp đó, 19 giờ 15 phút, Đại đội ra đa 45 phát hiện B-52 và kịp thời báo về Sở chỉ huy. Trên cơ sở đó, Chỉ huy Trung đoàn radar 291 báo cáo: “B-52 đang vào miền Bắc”. Chiếc dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không bắt đầu. Ảnh: Đại đội 45, Trung đoàn 291 phát hiện B-52 và thông báo chính xác cho các đơn vị bắn rơi B-52. Nguồn: LSVN
Đến 19 giờ 25 phút, không quân ta được lệnh cất cánh đón đánh các tốp máy bay chiến thuật của địch từ xa. Cùng thời điểm đó, ở Tam Đảo, Việt Trì, các đài quan sát cũng phát hiện máy bay F-111 ném bom sân bay Nội Bài, Kép... Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội lệnh báo động toàn Thành phố. Ảnh: Không quân Nhân dân Việt Nam xuất kích - Nguồn: LSVN
Trong 12 ngày tiến hành chiến dịch, với tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta, mà nòng cốt là Bộ đội PK-KQ đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Ảnh: Xác máy bay Mỹ bị bắn rơi trong chiến dịch 12 ngày đêm - Nguồn: LSVN
Quân và dân Miền Bắc đã bắn rơi có 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc B-52. Đi đôi với tổn thất về máy bay, phía Mỹ còn phải chịu tổn thất không bù đắp được là mất rất nhiều phi công. Chỉ hơn 10 ngày, không quân Mỹ đã mất hàng trăm phi công, hầu hết là những phi công kỳ cựu, đã có hàng ngàn giờ bay.
Trong chiến dịch này, tỷ lệ tổn thất về máy bay của Mỹ chỉ tính riêng máy bay ném bom B-52 đã lên tới 17,6% (34/193 chiếc) - cao hơn nhiều lần so với các lý thuyết được Không quân Mỹ thống kê từ các cuộc chiến trước đó. Ảnh: Máy bay Mỹ bị bắn cháy trong chiến dịch 12 ngày đêm - Nguồn: LSVN
Tham gia chiến dịch ném bom Miền Bắc trong chiến dịch 12 ngày đêm, Mỹ đã huy động 193/400 Pháo Đài Bay B-52 hiện có của Không quân Mỹ; số giặc lái nhảy dù bị bắt là 43, trong đó có 33 phi công lái máy bay chiến lược B-52; chưa kể số máy bay bị thương, mất tích và số phi công chết theo máy bay. Ảnh: Phi công Mỹ bị bắt trong chiến dịch 12 ngày đêm - Nguồn: LSVN
Tổng kết chiến dịch, lực lượng đóng góp công đầu trong bắn rơi máy bay ném bom B-52 chính là bộ đội tên lửa. Sau này một số sử gia của Mỹ cho rằng, trong 12 ngày đêm, bộ đội tên lửa Việt Nam đã bắn 1.000 quả tên lửa; nếu kéo dài thời gian đánh phá thì Hà Nội sẽ hết tên lửa dự trữ. Ảnh: Bộ đội tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1972 - Nguồn: TTXVN
Tuy nhiên người Mỹ đã nhầm to nếu cả gan kéo dài chiến dịch, vì số tên lửa mà không quân Mỹ đếm được có hơn 2/3 là tên lửa ảo, tức là có nhấn nút phóng nhưng không có tên lửa, hệ thống điện tử của máy bay Mỹ chỉ biết đếm số lần phóng mà không kiểm chứng được có tên lửa thật được phóng đi hay không. Ảnh: Bộ đội tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1972 - Nguồn: LSVN
Thực tế thì 12 ngày đêm, ta chỉ bắn 340 tên lửa, tức là hết 60% kho tên lửa, cộng thêm 300 quả tên lửa cũ ta mới phục hồi lại, số tên lửa này đã có từ trước chưa sử dụng. Nếu Mỹ dám đánh thêm thì ta thừa sức chiến đấu thêm 12 ngày đêm thậm chí là lâu hơn nữa. Ảnh: Tiểu đoàn tên lửa 77, Trung đoàn tên lửa 257, bắn rơi 4 máy bay B-52 tại Hà Nội trong 12 ngày đêm tháng 12/1972 - Nguồn: LSQSVN.
Có một thực tế là trong chiến dịch có lúc ta không lắp ráp kịp tên lửa, vì khi ở trạng thái không chiến đấu thì tên lửa ở dạng tháo rời và chưa nạp nhiên liệu. Vì công đoạn lắp ráp và nạp nhiên liệu phải cần người có kỹ thuật được đào tạo bài bản, quy trình phức tạp nên thời gian lắp rất lâu. Ảnh: Bộ đội tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1972 - Nguồn: LSVN
Và đặc biệt là tranh thủ thời gian Mỹ nghỉ ngày Lễ Noel (đêm 24 và ngày 25/12), các trung đoàn tên lửa của chúng ta tại Khu 4 và Hải Phòng đã khẩn trương di chuyển lên bảo vệ yếu địa Hà Nội, nơi chúng ta xác định là đòn tiến công chủ yếu của Không quân Mỹ trong chiến dịch. Ảnh: Bộ đội tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1972 - Nguồn: LSVN
Nhờ những tấm gương làm việc không kể ngày đêm của lực lượng kỹ thuật và sự bổ sung kịp thời và quý giá cả đạn tên lửa và khí tài từ Hải Phòng lên, Khu 4 ra, nên trong trận đánh "then chốt, quyết định" vào đêm 26/12, chỉ trong vòng hơn một giờ, lực lượng phòng không ba thứ quân của Hà Nội đã đánh một trận tiêu diệt lớn, bắn rơi 5 chiếc B-52, trong đó 4 chiếc rơi tại chỗ và 10 máy bay chiến thuật khác. Ảnh: Bộ đội tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1972 - Nguồn: LSVN
Trước sự thất bại liên tiếp trong 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc Việt Nam, 07 giờ 00 sáng 30/12/1972, Tổng thống Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ Vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận họp lại Hội nghị Paris về Việt Nam. Ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết. Ảnh: Bộ đội tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô năm 1972 - Nguồn: LSVN
Điềm báo cho số phận của dàn máy bay B-52 khi sang Việt Nam. Nguồn: QPVN.