Giới chức Mỹ đã quyết định cho sản xuất thiết giáp chở quân lội nước ACV với nhiều tính năng ưu việt để trang bị cho lực lượng quân lục chiến nước này. Dự tính dòng xe này sẽ được bị vào năm 2021. Tuy nhiên những báo cáo mới đây cho thấy sự đáng thất vọng của loại xe này.Báo cáo của Cục Đánh giá và Kiểm tra Tác chiến (OT&E) thuộc Lầu Năm Góc, được truyền thông Mỹ công bố hôm 17/1, chỉ ra nhiều điểm hạn chế của Phương tiện Chiến đấu Đổ bộ (ACV) mới được phát triển cho thủy quân lục chiến Mỹ.Đánh giá cho thấy thiết giáp ACV bị hỏng thường xuyên hơn so với mức chấp nhận được. Mẫu thiết giáp này trung bình gặp sự cố sau mỗi 39 giờ hoạt động, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn về độ tin cậy là 69 giờ.Phần lớn các sự cố kỹ thuật khác của ACV liên quan đến hệ thống vũ khí điều khiển từ xa, các cảm biến của cửa xe cùng các bộ phận khác nhau của hệ thống treoACV bị đánh giá gây khó chịu cho các binh sĩ thủy quân lục chiến khi hành quân đường dài, thậm chí khiến họ khó thoát khỏi xe trong trường hợp khẩn cấp."Do cách bố trí và số lượng ghế chống mìn, không gian bên trong ACV rất chật hẹp, gây khó khăn cho việc ra vào xe nhanh chóng", báo cáo cho biết. "Các binh sĩ lưu ý ghế ngồi không vừa khi họ mặc giáp chống đạn, gây ra sự khó chịu trong các nhiệm vụ phải di chuyển từ tàu đến mục tiêu ở khoảng cách xa".Thủy quân lục chiến Mỹ biên chế những chiếc ACV đầu tiên hồi tháng 11/2020, phê duyệt sản xuất hết công suất ACV sau đó một tháng với số lượng xe thành phẩm tăng dần trong vài năm tới.Cụ thể Thủy quân lục chiến Mỹ đã trao cho hãng sản xuất BAE Systems hợp đồng trị giá 184 triệu USD để sản xuất hàng loạt dòng xe chiến đấu lưỡng cư ACV. Dự định quân đội Mỹ sẽ trang bị 400 chiếc xe này trong vòng 5 năm.Ban đầu Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch đặt 204 chiếc với giá 1,2 tỷ USD. Lô ACV đầu tiên gồm 36 xe nhưng dự kiến sẽ tăng lên 72 xe vào đầu năm 2021.Khi đi vào hoạt động, ACV sẽ được sử dụng cho các hoạt động tác chiến trên biển, đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức tạp và đầy thử thách của Thủy quân lục chiến.BAE cùng đối tác IVECO Defense Vehicle của Italy để chế tạo những chiếc ACV bắt đầu tư năm 2018, tuy nhiên tiến độ sản xuất đã bị chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Được biết dòng thiết giáp lưỡng cư lội nước sẽ được sản xuất với nhiều phiên bản trong đó bao gồm một xe chỉ huy và một phiên bản gắn pháo cỡ 30mm.Theo công bố của nhà sản xuất, ACV có khả năng bảo vệ gấp ba lần so với người tiền nhiệm của nó là xe tấn công lưỡng cư (Assault Amphibious Vehicle -AAV), với động cơ sáu xi-lanh, công suất mạnh, chiếc ACV này có thể chạy với tốc độ 90km/h trên đường bằng và khoảng 15km/h khi bơi.ACV có thể chở 13 lính thủy đánh bộ (một tiểu đội) và kíp xe ba thành viên. Nhằm giảm thiệt hại gây ra bởi các vụ nổ bom mìn cài cắm bên đường, nên thân xe được thiết kế với đáy hình chữ V để phân tán tác động của sóng xung kích gây ra bởi các vụ nổ.ACV cũng thay thế chương trình xe chiến đấu viễn chinh (Expeditionary Fighting Vehicle - EFV) bị hủy bỏ vào năm 2011 do chi phí phát triển quá cao. Tuy nhiên những vấn nạn mới đây có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho dòng xe này nếu nhà thiết kế không chịu sửa đổi.
Giới chức Mỹ đã quyết định cho sản xuất thiết giáp chở quân lội nước ACV với nhiều tính năng ưu việt để trang bị cho lực lượng quân lục chiến nước này. Dự tính dòng xe này sẽ được bị vào năm 2021. Tuy nhiên những báo cáo mới đây cho thấy sự đáng thất vọng của loại xe này.
Báo cáo của Cục Đánh giá và Kiểm tra Tác chiến (OT&E) thuộc Lầu Năm Góc, được truyền thông Mỹ công bố hôm 17/1, chỉ ra nhiều điểm hạn chế của Phương tiện Chiến đấu Đổ bộ (ACV) mới được phát triển cho thủy quân lục chiến Mỹ.
Đánh giá cho thấy thiết giáp ACV bị hỏng thường xuyên hơn so với mức chấp nhận được. Mẫu thiết giáp này trung bình gặp sự cố sau mỗi 39 giờ hoạt động, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn về độ tin cậy là 69 giờ.
Phần lớn các sự cố kỹ thuật khác của ACV liên quan đến hệ thống vũ khí điều khiển từ xa, các cảm biến của cửa xe cùng các bộ phận khác nhau của hệ thống treo
ACV bị đánh giá gây khó chịu cho các binh sĩ thủy quân lục chiến khi hành quân đường dài, thậm chí khiến họ khó thoát khỏi xe trong trường hợp khẩn cấp.
"Do cách bố trí và số lượng ghế chống mìn, không gian bên trong ACV rất chật hẹp, gây khó khăn cho việc ra vào xe nhanh chóng", báo cáo cho biết. "Các binh sĩ lưu ý ghế ngồi không vừa khi họ mặc giáp chống đạn, gây ra sự khó chịu trong các nhiệm vụ phải di chuyển từ tàu đến mục tiêu ở khoảng cách xa".
Thủy quân lục chiến Mỹ biên chế những chiếc ACV đầu tiên hồi tháng 11/2020, phê duyệt sản xuất hết công suất ACV sau đó một tháng với số lượng xe thành phẩm tăng dần trong vài năm tới.
Cụ thể Thủy quân lục chiến Mỹ đã trao cho hãng sản xuất BAE Systems hợp đồng trị giá 184 triệu USD để sản xuất hàng loạt dòng xe chiến đấu lưỡng cư ACV. Dự định quân đội Mỹ sẽ trang bị 400 chiếc xe này trong vòng 5 năm.
Ban đầu Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch đặt 204 chiếc với giá 1,2 tỷ USD. Lô ACV đầu tiên gồm 36 xe nhưng dự kiến sẽ tăng lên 72 xe vào đầu năm 2021.
Khi đi vào hoạt động, ACV sẽ được sử dụng cho các hoạt động tác chiến trên biển, đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức tạp và đầy thử thách của Thủy quân lục chiến.
BAE cùng đối tác IVECO Defense Vehicle của Italy để chế tạo những chiếc ACV bắt đầu tư năm 2018, tuy nhiên tiến độ sản xuất đã bị chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Được biết dòng thiết giáp lưỡng cư lội nước sẽ được sản xuất với nhiều phiên bản trong đó bao gồm một xe chỉ huy và một phiên bản gắn pháo cỡ 30mm.
Theo công bố của nhà sản xuất, ACV có khả năng bảo vệ gấp ba lần so với người tiền nhiệm của nó là xe tấn công lưỡng cư (Assault Amphibious Vehicle -AAV), với động cơ sáu xi-lanh, công suất mạnh, chiếc ACV này có thể chạy với tốc độ 90km/h trên đường bằng và khoảng 15km/h khi bơi.
ACV có thể chở 13 lính thủy đánh bộ (một tiểu đội) và kíp xe ba thành viên. Nhằm giảm thiệt hại gây ra bởi các vụ nổ bom mìn cài cắm bên đường, nên thân xe được thiết kế với đáy hình chữ V để phân tán tác động của sóng xung kích gây ra bởi các vụ nổ.
ACV cũng thay thế chương trình xe chiến đấu viễn chinh (Expeditionary Fighting Vehicle - EFV) bị hủy bỏ vào năm 2011 do chi phí phát triển quá cao. Tuy nhiên những vấn nạn mới đây có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho dòng xe này nếu nhà thiết kế không chịu sửa đổi.