Xe bọc thép chở quân BTR-60PB của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147, Vùng 1 Hải quân phối hợp hiệp đồng với tàu đổ bộ thuộc Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.Trong biên chế của Quân đội Việt Nam hiện tại có hàng chục loại xe thiết giáp khác nhau, tuy nhiên đông nhất là BTR-60. Nguồn ảnh: TL.Cụ thể, theo thông tin được Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế công bố, Việt Nam hiện đang có trong biên chế 500 xe thiết giáp chở quân BTR-60. Nguồn ảnh: QPVN.Toàn bộ số thiết giáp này được Liên Xô viện trợ cho chúng ta trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tới nay sau nhiều chục năm, phần lớn vẫn hoạt động tốt. Nguồn ảnh: TL.Phiên bản thiết giáp BTR-60 được Việt Nam sử dụng là BTR-60PB, vào giai đoạn cuối của Kháng chiến Chống Mỹ mà cụ thể là trong chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã sử dụng khá hiệu quả loại thiết giáp chở quân này trên chiến trường. Nguồn ảnh: BHQ.Về cơ bản, đây là loại thiết giáp bánh lốp khá hữu dụng với quân đội Việt Nam, đặc biệt là khả năng lội nước của nó - rất phù hợp với địa hình nước ta. Nguồn ảnh: TL.Xe có chiều dài 7,56 mét, rộng 2,82 mét và cao 2,06 mét. Tổ lái của xe bao gồm 2 người và xe có khả năng mang theo tối đa 16 lính cùng đầy đủ trang thiết bị. Nguồn ảnh: TL.Khi di chuyển trên cạn, tốc độ của BTR-60 rất lớn, tối đa có thể đạt tới 80 km/h. Trong khi đó khi lội nước, loại xe thiết giáp chở quân này có thể di chuyển được tới 10 km/h. Nguồn ảnh: VOV.Với khả năng lội nước tốt và mang theo được số lượng lính nhiều, thiết giáp BTR-60 được Việt Nam sử dụng để trang bị cho lực lượng Hải quân Đánh bộ, chịu trách nhiệm làm phương tiện vận tải đổ bộ đường biển. Nguồn ảnh: Zingnews.Điểm yếu của BTR-60 khi thực hiện nhiệm vụ đổ bộ đó là xe không được trang bị cửa ở phía sau. Lính trong xe khi ra - vào phương tiện phải thông qua các cửa nóc. Nguồn ảnh: VOV.Bộ đội Việt Nam huấn luyện tấn công đổ bộ từ xe thiết giáp BTR-60, có thể thấy binh lính phải chui ra khỏi nóc xe và nhảy xuống đất thay vì có cửa ở phía sau xe như nhiều loại thiết giáp chở quân khác. Nguồn ảnh: QPVN.Ngoài ra, trên xe còn được bố trí nhiều "lỗ châu mai", cho phép binh lính có thể khai hoả ra xung quanh xe (trừ phía sau) thông qua các lỗ châu mai này. Nguồn ảnh: QPVN.Cũng do sử dụng bánh lốp và có tự trọng khá nhẹ - nặng chỉ 10 tấn. Vậy nên BTR-60 thường xuất hiện trong khu vực đô thị, tham gia nhiệm vụ giữ gìn an ninh nội đô trong các dịp trọng đại hoặc ứng phó với ngập úng, thiên tai. Nguồn ảnh: TL.Một chiến sĩ trên xe BTR-60 làm nhiệm vụ trong phố cổ Hà Nội tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai. Nguồn ảnh: VOV. Video BTR-82 - phiên bản cao cấp của dòng xe chở quân bánh lốp BTR mà Việt Nam nên quan tâm.
Xe bọc thép chở quân BTR-60PB của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147, Vùng 1 Hải quân phối hợp hiệp đồng với tàu đổ bộ thuộc Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.
Trong biên chế của Quân đội Việt Nam hiện tại có hàng chục loại xe thiết giáp khác nhau, tuy nhiên đông nhất là BTR-60. Nguồn ảnh: TL.
Cụ thể, theo thông tin được Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế công bố, Việt Nam hiện đang có trong biên chế 500 xe thiết giáp chở quân BTR-60. Nguồn ảnh: QPVN.
Toàn bộ số thiết giáp này được Liên Xô viện trợ cho chúng ta trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tới nay sau nhiều chục năm, phần lớn vẫn hoạt động tốt. Nguồn ảnh: TL.
Phiên bản thiết giáp BTR-60 được Việt Nam sử dụng là BTR-60PB, vào giai đoạn cuối của Kháng chiến Chống Mỹ mà cụ thể là trong chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã sử dụng khá hiệu quả loại thiết giáp chở quân này trên chiến trường. Nguồn ảnh: BHQ.
Về cơ bản, đây là loại thiết giáp bánh lốp khá hữu dụng với quân đội Việt Nam, đặc biệt là khả năng lội nước của nó - rất phù hợp với địa hình nước ta. Nguồn ảnh: TL.
Xe có chiều dài 7,56 mét, rộng 2,82 mét và cao 2,06 mét. Tổ lái của xe bao gồm 2 người và xe có khả năng mang theo tối đa 16 lính cùng đầy đủ trang thiết bị. Nguồn ảnh: TL.
Khi di chuyển trên cạn, tốc độ của BTR-60 rất lớn, tối đa có thể đạt tới 80 km/h. Trong khi đó khi lội nước, loại xe thiết giáp chở quân này có thể di chuyển được tới 10 km/h. Nguồn ảnh: VOV.
Với khả năng lội nước tốt và mang theo được số lượng lính nhiều, thiết giáp BTR-60 được Việt Nam sử dụng để trang bị cho lực lượng Hải quân Đánh bộ, chịu trách nhiệm làm phương tiện vận tải đổ bộ đường biển. Nguồn ảnh: Zingnews.
Điểm yếu của BTR-60 khi thực hiện nhiệm vụ đổ bộ đó là xe không được trang bị cửa ở phía sau. Lính trong xe khi ra - vào phương tiện phải thông qua các cửa nóc. Nguồn ảnh: VOV.
Bộ đội Việt Nam huấn luyện tấn công đổ bộ từ xe thiết giáp BTR-60, có thể thấy binh lính phải chui ra khỏi nóc xe và nhảy xuống đất thay vì có cửa ở phía sau xe như nhiều loại thiết giáp chở quân khác. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngoài ra, trên xe còn được bố trí nhiều "lỗ châu mai", cho phép binh lính có thể khai hoả ra xung quanh xe (trừ phía sau) thông qua các lỗ châu mai này. Nguồn ảnh: QPVN.
Cũng do sử dụng bánh lốp và có tự trọng khá nhẹ - nặng chỉ 10 tấn. Vậy nên BTR-60 thường xuất hiện trong khu vực đô thị, tham gia nhiệm vụ giữ gìn an ninh nội đô trong các dịp trọng đại hoặc ứng phó với ngập úng, thiên tai. Nguồn ảnh: TL.
Một chiến sĩ trên xe BTR-60 làm nhiệm vụ trong phố cổ Hà Nội tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai. Nguồn ảnh: VOV.
Video BTR-82 - phiên bản cao cấp của dòng xe chở quân bánh lốp BTR mà Việt Nam nên quan tâm.