Sputnik dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự Andrei Kotz cho biết, việc Bộ Quốc phòng Nga quyết định đưa vào trang bị sớm pháo tự hành Koalitsiya-SV đã giúp Quân đội Nga chính thức sở hữu lực lượng pháo binh mạnh nhất từ trước tới nay của nước này. Được cấu thành nên từ 5 nền tảng pháo binh chính, trong đó Koalitsiya-SV đóng vai trò trung tâm. Nguồn ảnh: cezarium.com.Theo đó Quân đội Nga sẽ tiếp nhận các đơn vị pháo tự hành 152mm Koalitsiya-SV đầu tiên vào năm 2020, tổ hợp pháo tự hành tiên tiến này có tốc độ bắn lên đến 16 phát/phút, hổ trợ triển khai đạn dẫn đường và có tầm bắn lên đến 70km. Trong tương lai Koalitsiya-SV sẽ được tự động hoàn toàn tương tự như xe tăng T-14 Armata. Nguồn ảnh: Defence.Ru.Sau khi được đưa vào trang bị, Koalitsiya-SV sẽ dần thay thế cho mẫu pháo tự hành 152mm Msta-S vốn phục vụ trong Quân đội Nga suốt hơn 20 năm qua. Tuy nhiên để Koalitsiya-SV có thể thay thế Msta-S hoàn toàn có sẽ mất đến hàng chục năm, bởi hiện tại Quân đội Nga vẫn còn sử dụng khá nhiều mẫu pháo có từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: WarWall.ru.Cái tên thứ hai trong danh sách top 5 mẫu pháo mạnh nhất của Quân đội Nga là: 2S7 Pion mẫu pháo tự hành hạng nặng 203mm được chế tạo từ thời Chiến tranh Lạnh. Đây cũng là một trong những khẩu pháo của Quân đội Nga có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nguồn ảnh: Sputnik.Dĩ nhiên bên cạnh khả năng triển khai vũ khí hạt nhân, 2S7 Pion cũng có thể bắn được các loại đạn pháo 203mm thông thường như đạn ZFO35 với trọng lượng lên đến 110 kg có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 50km. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế của mình, 2S7 Pion vẫn mang trên mình những bất lợi nhất định như các loại đạn pháo mà 2S7 Pion có thể triển khai khá hạn chế chỉ đếm trên đầu ngón tay, tốc độ bắn của pháo chỉ ở mức trung bình và không có khả năng triển khai các loại đạn dẫn đường tiên tiến. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Hiện tại, Quân đội Nga vẫn còn khoảng 300 đơn vị 2S7 Pion trong biên chế được chia cho nhiều quân khu khác nhau. Bản thân Quân đội Nga cũng chỉ mới tái trang bị lại 2S7 Pion vào đầu năm nay. Nguồn ảnh: Defence.Ru.Các tên thứ ba trong top 5 này là một “người anh em” của 2S7 Pion mẫu pháo cối tự hành hạng nặng 2S4 Tyulpan được Liên Xô chế tạo từ những năm 1970, đến đầu những năm 1990 nó bị loại biên và chỉ mới được Quân đội Nga đưa vào trang bị trở lại trong năm nay. Nguồn ảnh: Defence.Ru.2S4 Tyulpan là mẫu pháo cối tự hành lớn nhất thế giới vẫn đang còn hoạt động, nó được trang bị một pháo chính có cỡ nòng 240mm có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tương tự như 2S7 Pion. Thiết kế của 2S4 Tyulpan thường dành cho các cuộc chiến tranh tổng lực, nơi pháo binh luôn thể hiện được sức mạnh của mình. Nguồn ảnh: Defence.Ru.Pháo cối tự hành 2S4 Tyulpan cũng đã từng được thử lửa trong Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan, với thiết kế của mình 2S4 có thể di chuyển trên nhiều loại địa hình khác nhau cùng với đó là khả năng cơ động. Tầm bắn tối đa 2S4 Tyulpan có thể đạt được là hơn 20km với tốc độ bắn chỉ khoảng 1 phát/phút. Nguồn ảnh: Defence.Ru.Ở vị trí tiếp theo là 2S31 Vena một mẫu pháo tự hành được phát triển trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh trước khi Liên Xô tan rã. 2S31 Vena được trang bị một pháo chính 120mm đặt trên khung gầm bánh xích hạng nhẹ có khả năng cơ động nhanh trên nhiều loại địa hình khác nhau. Nguồn ảnh: blogspot.com.Điều khiến tổ hợp pháo cối 2S31 Vena trở nên đặc biệt chính là việc nó được trang bị một hệ thống máy tính điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép kíp chiến đấu nhập và gửi dữ liệu từng phát bắn hoặc lưu trữ đồng thời cùng lúc 30 mục tiêu. Sau khi nhận dữ liệu về mục tiêu chỉ sau 20 giây 2S31 Vena đã có thể sẵn sàng khai hỏa. Nguồn ảnh: blogspot.com.Tổ hợp pháo cối tự hành 2S31 Vena có tốc độ bắn khoảng 8-10 phát/phút, với cơ số đạn mang theo có thể lên đến 70 và có tầm bắn hiệu quả từ 7-13km. Nguồn ảnh: blogspot.com.Cái tên cuối cùng trong danh sách này chính là tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch, một trong những tổ hợp pháo phản lực hạng nặng mạnh nhất của Quân đội Nga hiện nay. BM-30 Smerch được phát triển từ đầu những năm 1970 và được đưa vào trang bị chính thức trong cuối những năm 1980. Nguồn ảnh: strategic-bureau.Vũ khí chính của BM-30 Smerch chính là 12 ống phóng đạn rocket 330mm có tốc độ bắn loạt chỉ trong vòng 20 giây với tầm bắn tối đa lên đến 70km. Thời gian triển khai và thu hồi BM-30 Smerch trong chiến đấu chỉ trong khoảng 5 phút. Nguồn ảnh: strategic-bureau.
Sputnik dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự Andrei Kotz cho biết, việc Bộ Quốc phòng Nga quyết định đưa vào trang bị sớm pháo tự hành Koalitsiya-SV đã giúp Quân đội Nga chính thức sở hữu lực lượng pháo binh mạnh nhất từ trước tới nay của nước này. Được cấu thành nên từ 5 nền tảng pháo binh chính, trong đó Koalitsiya-SV đóng vai trò trung tâm. Nguồn ảnh: cezarium.com.
Theo đó Quân đội Nga sẽ tiếp nhận các đơn vị pháo tự hành 152mm Koalitsiya-SV đầu tiên vào năm 2020, tổ hợp pháo tự hành tiên tiến này có tốc độ bắn lên đến 16 phát/phút, hổ trợ triển khai đạn dẫn đường và có tầm bắn lên đến 70km. Trong tương lai Koalitsiya-SV sẽ được tự động hoàn toàn tương tự như xe tăng T-14 Armata. Nguồn ảnh: Defence.Ru.
Sau khi được đưa vào trang bị, Koalitsiya-SV sẽ dần thay thế cho mẫu pháo tự hành 152mm Msta-S vốn phục vụ trong Quân đội Nga suốt hơn 20 năm qua. Tuy nhiên để Koalitsiya-SV có thể thay thế Msta-S hoàn toàn có sẽ mất đến hàng chục năm, bởi hiện tại Quân đội Nga vẫn còn sử dụng khá nhiều mẫu pháo có từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: WarWall.ru.
Cái tên thứ hai trong danh sách top 5 mẫu pháo mạnh nhất của Quân đội Nga là: 2S7 Pion mẫu pháo tự hành hạng nặng 203mm được chế tạo từ thời Chiến tranh Lạnh. Đây cũng là một trong những khẩu pháo của Quân đội Nga có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nguồn ảnh: Sputnik.
Dĩ nhiên bên cạnh khả năng triển khai vũ khí hạt nhân, 2S7 Pion cũng có thể bắn được các loại đạn pháo 203mm thông thường như đạn ZFO35 với trọng lượng lên đến 110 kg có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 50km. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế của mình, 2S7 Pion vẫn mang trên mình những bất lợi nhất định như các loại đạn pháo mà 2S7 Pion có thể triển khai khá hạn chế chỉ đếm trên đầu ngón tay, tốc độ bắn của pháo chỉ ở mức trung bình và không có khả năng triển khai các loại đạn dẫn đường tiên tiến. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hiện tại, Quân đội Nga vẫn còn khoảng 300 đơn vị 2S7 Pion trong biên chế được chia cho nhiều quân khu khác nhau. Bản thân Quân đội Nga cũng chỉ mới tái trang bị lại 2S7 Pion vào đầu năm nay. Nguồn ảnh: Defence.Ru.
Các tên thứ ba trong top 5 này là một “người anh em” của 2S7 Pion mẫu pháo cối tự hành hạng nặng 2S4 Tyulpan được Liên Xô chế tạo từ những năm 1970, đến đầu những năm 1990 nó bị loại biên và chỉ mới được Quân đội Nga đưa vào trang bị trở lại trong năm nay. Nguồn ảnh: Defence.Ru.
2S4 Tyulpan là mẫu pháo cối tự hành lớn nhất thế giới vẫn đang còn hoạt động, nó được trang bị một pháo chính có cỡ nòng 240mm có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tương tự như 2S7 Pion. Thiết kế của 2S4 Tyulpan thường dành cho các cuộc chiến tranh tổng lực, nơi pháo binh luôn thể hiện được sức mạnh của mình. Nguồn ảnh: Defence.Ru.
Pháo cối tự hành 2S4 Tyulpan cũng đã từng được thử lửa trong Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan, với thiết kế của mình 2S4 có thể di chuyển trên nhiều loại địa hình khác nhau cùng với đó là khả năng cơ động. Tầm bắn tối đa 2S4 Tyulpan có thể đạt được là hơn 20km với tốc độ bắn chỉ khoảng 1 phát/phút. Nguồn ảnh: Defence.Ru.
Ở vị trí tiếp theo là 2S31 Vena một mẫu pháo tự hành được phát triển trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh trước khi Liên Xô tan rã. 2S31 Vena được trang bị một pháo chính 120mm đặt trên khung gầm bánh xích hạng nhẹ có khả năng cơ động nhanh trên nhiều loại địa hình khác nhau. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Điều khiến tổ hợp pháo cối 2S31 Vena trở nên đặc biệt chính là việc nó được trang bị một hệ thống máy tính điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép kíp chiến đấu nhập và gửi dữ liệu từng phát bắn hoặc lưu trữ đồng thời cùng lúc 30 mục tiêu. Sau khi nhận dữ liệu về mục tiêu chỉ sau 20 giây 2S31 Vena đã có thể sẵn sàng khai hỏa. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Tổ hợp pháo cối tự hành 2S31 Vena có tốc độ bắn khoảng 8-10 phát/phút, với cơ số đạn mang theo có thể lên đến 70 và có tầm bắn hiệu quả từ 7-13km. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Cái tên cuối cùng trong danh sách này chính là tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch, một trong những tổ hợp pháo phản lực hạng nặng mạnh nhất của Quân đội Nga hiện nay. BM-30 Smerch được phát triển từ đầu những năm 1970 và được đưa vào trang bị chính thức trong cuối những năm 1980. Nguồn ảnh: strategic-bureau.
Vũ khí chính của BM-30 Smerch chính là 12 ống phóng đạn rocket 330mm có tốc độ bắn loạt chỉ trong vòng 20 giây với tầm bắn tối đa lên đến 70km. Thời gian triển khai và thu hồi BM-30 Smerch trong chiến đấu chỉ trong khoảng 5 phút. Nguồn ảnh: strategic-bureau.