Với yêu cầu tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại, nhất là trong tác chiến phòng thủ trên biển. Hải quân Việt Nam đang từng bước đưa vào trang bị các dòng tên lửa chống hạm và tổ hợp phòng thủ bờ biển tiên tiến nhất thế giới, bên cạnh đó ta vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh của các dòng tên lửa chống hạm hiện đã có biên chế. Sau đây là top 5 tên lửa chống hạm đang và sẽ được trang bị của Việt Nam.Đứng đầu trong danh sách này là cái tên khá cũ, P-15 Termit dòng tên lửa chống hạm tầm ngắn do Liên Xô phát triển trước đây, nó cũng là mẫu tên lửa chống hạm đầu tiên của Hải quân Việt Nam được trang bị chủ yếu trên các tàu cao tốc tên lửa Osa II hoặc các tàu tấn công tên lửa Tarantul (Project 1241RE).Bên cạnh khả năng triển khai trên các tàu tấn công nhanh, P-15 còn được tích hợp với tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh và Việt Nam cũng sở hữu tổ hợp tên lửa này được biên chế cho các đơn vị tên lửa thuộc binh chủng hải quân. Nguồn ảnh: Reddit.Một quả tên lửa P-15 có trọng lượng 2,3 tấn, dài 5,8m và có tầm bắn từ 8-80km, nó được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh 480kg với độ cao hành trình bay 100-200m. P-15U thừa sức đánh chìm tàu đổ bộ vài nghìn tấn, thậm chí là làm mất khả năng chiến đấu của tàu chiến hàng chục nghìn tấn. Điểm yếu duy nhất của P-15U là độ cao bay lớn, hệ thống dẫn đường lạc hậu dễ bị gây nhiễu. Nguồn ảnh: Balkan war.Mẫu tên lửa chống hạm thứ hai của Việt Nam chính là P-35B đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44B Redut, xét về sức mạnh P-35B hoàn toàn vượt trội so với P-15 cả về tầm bắn lẫn sức mạnh hỏa lực khi dòng tên lửa này được thiết kế để có thể bắn hạ cả tàu sân bay. Nguồn ảnh: QPVN.Mỗi quả tên lửa hành trình chống hạm P-35B có trọng lượng lên tới 5 tấn, dài 10,2m, đường kính thân đến 0,98m, sải cánh 5m. Phần đầu tên lửa được trang bị radar chủ động kích hoạt ở pha cuối tiếp cận mục tiêu, cùng với đó là đầu đạn nặng tới 1 tấn được đánh giá là đủ sức nhấn chìm một tàu tuần dương hạm chỉ với một phát bắn. Trong ảnh là tổ hợp phòng thủ bờ biển 4K44B Redut của binh chủng Hải quân. Nguồn ảnh: QPVN.Đạn tên lửa P-35B trang bị hai động cơ với động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (đưa tên lửa rời bệ phóng rồi tách bỏ khi đạn ở trên không) và động cơ turbojet hành trình. Tầm bắn cực đại lên tới 450-500km giúp nó trở thành loại tên lửa chống hạm bắn xa nhất Việt Nam. Nguồn ảnh: russianarms.ru.Đứng ở vị trí thứ ba là Kh-35 Uran-E một trong hai dòng tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Việt Nam hiện tại. Giống như P-15, Kh-35 được trang bị chủ yếu trên các tàu chiến thế hệ mới của Hải quân Việt Nam như tàu tấn công tên lửa Molniya hoặc tàu hộ vệ tên lửa Gepard.Mỗi tên lửa Kh-35 có chiều dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m với trọng lượng phóng 630kg. Nó được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 145kg được đánh giá là đủ sức nhấn chìm tàu chiến cỡ 5.000 tấn, tầm bắn của Kh-35 lên đến 120km đối với Kh-35 và 260km đối với Kh-35U, tốc độ bay cận âm Mach 0,8, độ cao trong hành trình bay 10-15m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu chỉ còn 4m. Nguồn ảnh: QPVN.Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có biến thể Kh-35 trên tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển, tuy nhiên trong tương lai gần điều này có thể sẽ thay đổi khi Nga đã cho ra đời tổ hợp phòng thủ bờ biển Bal-E sử dụng Kh-35 làm đạn tên lửa chính. Nguồn ảnh: roe.ru.Mẫu tên lửa chống hạm đứng vị trí thứ là P-800 Oniks và cũng là tên lửa chống hạm mạnh nhất của Việt Nam hiện nay, nó là đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P mà binh chủng Hải quân đang được trang bị. Nguồn ảnh: Tiền Phong.P-800 là mẫu tên lửa hành trình chống hạm siêu âm mạnh nhất nhì trên thế giới hiện nay, nó có trọng lượng khoảng3 tấn, dài 8,9m, đường kính thân 700mm và được trang bị một đầu đạn nặng 200kh. Tầm bắn của P-800 có thể lên tới 120-300km tùy quỹ đạo bay, với tốc độ hành trình bay đạt tới Mach 2,8-3. So với P-35P hay Kh-35, P-800 cực kỳ khó đánh chặn khi nó có hành trình bay phức tạp cộng với tốc độ bay cực đại ở pha cuối. Nguồn ảnh: VGP News.Trong ảnh là một pha triển khai P-800 từ tổ hợp phòng thủ bờ biển K-300P hiếm hoi được ghi lại. Tên lửa P-800 rời bệ phóng bằng tầng khởi tốc nhiên liệu rắn, ở độ cao ổn định động cơ chính nhiên liệu lỏng sẽ khởi động tùy vào quỹ đạo bay của tên lửa. Nguồn ảnh: Sina.Cái tên cuối cùng trong danh sách này chính là BrahMos, dòng tên lửa hành trình siêu âm liên doanh giữa Ấn Độ và Nga, hiện dù đã có thông tin Việt Nam sở hữu BrahMos nhưng các bên liên quan vẫn chưa lên tiếng xác nhận điều này một cách chính thức, tuy nhiên khả năng lớn là Ấn Độ đã bắt đầu tiến trình chuyển giao các tên lửa BrahMos đầu tiên cho Việt Nam. Nguồn ảnh: International Business.BrahMos có thiết kế tượng tự như P-800, tuy nhiên nó có thể triển khai trên đa nền tảng phóng như tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, tổ hợp phóng di động mặt đất và cả từ chiến đấu cơ. Nếu Việt Nam sở hữu BrahMos thì chắc chắn nó sẽ được triển khai trên các tổ hợp phóng di động trên mặt đất. Nguồn ảnh: The National Interest.Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos có trọng lượng tổng thể tới 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 200kg hoặc có thể mang phóng cả đầu đạn hạt nhân. BrahMos có thể bay với tốc độ tối đa từ Mach 2.8 (3.400km/h) tới Mach 3 (3.700km/h hay là 1km/giây), với tốc độ trên BrahMos gần như không thể bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng không thông thường. Nguồn ảnh: hindustantimes.com.
Với yêu cầu tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại, nhất là trong tác chiến phòng thủ trên biển. Hải quân Việt Nam đang từng bước đưa vào trang bị các dòng tên lửa chống hạm và tổ hợp phòng thủ bờ biển tiên tiến nhất thế giới, bên cạnh đó ta vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh của các dòng tên lửa chống hạm hiện đã có biên chế. Sau đây là top 5 tên lửa chống hạm đang và sẽ được trang bị của Việt Nam.
Đứng đầu trong danh sách này là cái tên khá cũ, P-15 Termit dòng tên lửa chống hạm tầm ngắn do Liên Xô phát triển trước đây, nó cũng là mẫu tên lửa chống hạm đầu tiên của Hải quân Việt Nam được trang bị chủ yếu trên các tàu cao tốc tên lửa Osa II hoặc các tàu tấn công tên lửa Tarantul (Project 1241RE).
Bên cạnh khả năng triển khai trên các tàu tấn công nhanh, P-15 còn được tích hợp với tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh và Việt Nam cũng sở hữu tổ hợp tên lửa này được biên chế cho các đơn vị tên lửa thuộc binh chủng hải quân. Nguồn ảnh: Reddit.
Một quả tên lửa P-15 có trọng lượng 2,3 tấn, dài 5,8m và có tầm bắn từ 8-80km, nó được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh 480kg với độ cao hành trình bay 100-200m. P-15U thừa sức đánh chìm tàu đổ bộ vài nghìn tấn, thậm chí là làm mất khả năng chiến đấu của tàu chiến hàng chục nghìn tấn. Điểm yếu duy nhất của P-15U là độ cao bay lớn, hệ thống dẫn đường lạc hậu dễ bị gây nhiễu. Nguồn ảnh: Balkan war.
Mẫu tên lửa chống hạm thứ hai của Việt Nam chính là P-35B đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44B Redut, xét về sức mạnh P-35B hoàn toàn vượt trội so với P-15 cả về tầm bắn lẫn sức mạnh hỏa lực khi dòng tên lửa này được thiết kế để có thể bắn hạ cả tàu sân bay. Nguồn ảnh: QPVN.
Mỗi quả tên lửa hành trình chống hạm P-35B có trọng lượng lên tới 5 tấn, dài 10,2m, đường kính thân đến 0,98m, sải cánh 5m. Phần đầu tên lửa được trang bị radar chủ động kích hoạt ở pha cuối tiếp cận mục tiêu, cùng với đó là đầu đạn nặng tới 1 tấn được đánh giá là đủ sức nhấn chìm một tàu tuần dương hạm chỉ với một phát bắn. Trong ảnh là tổ hợp phòng thủ bờ biển 4K44B Redut của binh chủng Hải quân. Nguồn ảnh: QPVN.
Đạn tên lửa P-35B trang bị hai động cơ với động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (đưa tên lửa rời bệ phóng rồi tách bỏ khi đạn ở trên không) và động cơ turbojet hành trình. Tầm bắn cực đại lên tới 450-500km giúp nó trở thành loại tên lửa chống hạm bắn xa nhất Việt Nam. Nguồn ảnh: russianarms.ru.
Đứng ở vị trí thứ ba là Kh-35 Uran-E một trong hai dòng tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Việt Nam hiện tại. Giống như P-15, Kh-35 được trang bị chủ yếu trên các tàu chiến thế hệ mới của Hải quân Việt Nam như tàu tấn công tên lửa Molniya hoặc tàu hộ vệ tên lửa Gepard.
Mỗi tên lửa Kh-35 có chiều dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m với trọng lượng phóng 630kg. Nó được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 145kg được đánh giá là đủ sức nhấn chìm tàu chiến cỡ 5.000 tấn, tầm bắn của Kh-35 lên đến 120km đối với Kh-35 và 260km đối với Kh-35U, tốc độ bay cận âm Mach 0,8, độ cao trong hành trình bay 10-15m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu chỉ còn 4m. Nguồn ảnh: QPVN.
Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có biến thể Kh-35 trên tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển, tuy nhiên trong tương lai gần điều này có thể sẽ thay đổi khi Nga đã cho ra đời tổ hợp phòng thủ bờ biển Bal-E sử dụng Kh-35 làm đạn tên lửa chính. Nguồn ảnh: roe.ru.
Mẫu tên lửa chống hạm đứng vị trí thứ là P-800 Oniks và cũng là tên lửa chống hạm mạnh nhất của Việt Nam hiện nay, nó là đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P mà binh chủng Hải quân đang được trang bị. Nguồn ảnh: Tiền Phong.
P-800 là mẫu tên lửa hành trình chống hạm siêu âm mạnh nhất nhì trên thế giới hiện nay, nó có trọng lượng khoảng3 tấn, dài 8,9m, đường kính thân 700mm và được trang bị một đầu đạn nặng 200kh. Tầm bắn của P-800 có thể lên tới 120-300km tùy quỹ đạo bay, với tốc độ hành trình bay đạt tới Mach 2,8-3. So với P-35P hay Kh-35, P-800 cực kỳ khó đánh chặn khi nó có hành trình bay phức tạp cộng với tốc độ bay cực đại ở pha cuối. Nguồn ảnh: VGP News.
Trong ảnh là một pha triển khai P-800 từ tổ hợp phòng thủ bờ biển K-300P hiếm hoi được ghi lại. Tên lửa P-800 rời bệ phóng bằng tầng khởi tốc nhiên liệu rắn, ở độ cao ổn định động cơ chính nhiên liệu lỏng sẽ khởi động tùy vào quỹ đạo bay của tên lửa. Nguồn ảnh: Sina.
Cái tên cuối cùng trong danh sách này chính là BrahMos, dòng tên lửa hành trình siêu âm liên doanh giữa Ấn Độ và Nga, hiện dù đã có thông tin Việt Nam sở hữu BrahMos nhưng các bên liên quan vẫn chưa lên tiếng xác nhận điều này một cách chính thức, tuy nhiên khả năng lớn là Ấn Độ đã bắt đầu tiến trình chuyển giao các tên lửa BrahMos đầu tiên cho Việt Nam. Nguồn ảnh: International Business.
BrahMos có thiết kế tượng tự như P-800, tuy nhiên nó có thể triển khai trên đa nền tảng phóng như tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, tổ hợp phóng di động mặt đất và cả từ chiến đấu cơ. Nếu Việt Nam sở hữu BrahMos thì chắc chắn nó sẽ được triển khai trên các tổ hợp phóng di động trên mặt đất. Nguồn ảnh: The National Interest.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos có trọng lượng tổng thể tới 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 200kg hoặc có thể mang phóng cả đầu đạn hạt nhân. BrahMos có thể bay với tốc độ tối đa từ Mach 2.8 (3.400km/h) tới Mach 3 (3.700km/h hay là 1km/giây), với tốc độ trên BrahMos gần như không thể bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng không thông thường. Nguồn ảnh: hindustantimes.com.