Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu Liên doanh BrahMos Aerospace, nhà sản xuất tên lửa hành trình chống hạm PJ-10 BrahMos, đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu loại vũ khí đặc biệt này cho các khách hàng nước ngoài. Ảnh: Flickr/Angad SinghTên lửa BrahMos là sản phẩm hợp tác phát triển giữa Phòng thiết kế NPO Mashinostroyeniya, Nga và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Tên lửa được phát triển dựa theo phiên bản chống hạm P-800 Oniks của Hải quân Nga. Ảnh: The HindubisinesslineBrahMos thuộc loại tên lửa đa năng có thể phóng từ bệ phóng di động trên mặt đất, chiến hạm, tàu ngầm và máy bay. Tên lửa có thể chống hạm, tấn công mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao. Ảnh: Flickr/ India Armed ForcePhiên bản đất liền sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng. Tên lửa được đưa ra khỏi ống phóng bằng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn. Khi đến độ cao nhất định, động cơ chính sẽ được kích hoạt để vươn đến mục tiêu với tốc độ chóng mặt. Ảnh: Russian MilitaryBrahMos được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối. Theo nhà sản xuất, tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ 1 m ở cự ly 300 km. Ảnh: Flickr/RonnieNgoài ưu điểm chính xác cao, điểm chết người của BrahMos nằm ở tốc độ tấn công cực nhanh. Tên lửa lao đến mục tiêu với tốc độ Mach 3 (3.600 km/h) nên việc đánh chặn dường như là "nhiệm vụ bất khả thi". Ảnh: Hải quân Ấn ĐộBrahMos bay ở độ cao 14 km. Khi đến gần khu vực mục tiêu, tên lửa hạ độ cao xuống còn 3-4 m nên rất khó phát hiện từ xa. Tốc độ siêu nhanh, tầm bay thấp, chính xác cao khiến BrahMos trở thành một trong những sát thủ diệt hạm nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Financial ExpressPhiên bản BrahMos phóng từ tiêm kích Su-30MKI có trọng lượng khoảng 2,5 tấn, tầm bắn 300 km. Mỗi tiêm kích Su-30 có thể mang theo một tên lửa ở giá treo nằm giữa 2 động cơ. Ảnh: Asian DefencePhiên bản phóng từ tàu ngầm sẽ được khởi động thông qua ống phóng ngư lôi bằng một phao đặc biệt. Sau khi rời khỏi mặt nước, động cơ chính sẽ được kích hoạt để bay đến mục tiêu. Ảnh: SptunikTên gọi BrahMos được kết hợp giữa tên hai con sông Brahmaputra ở Ấn Độ và Moskva ở Nga. BrahMos được bắn thử lần đầu vào tháng 6/2001. Tên lửa được đưa vào hoạt động trong quân đội Ấn Độ từ năm 2006. Ảnh: Flickr/RonnieNhà sản xuất đang phát triển phiên bản tên lửa siêu thanh BrahMos II với tốc độ khoảng Mach 7 (8.575 km/h). Phiên bản này có tầm bắn khoảng 300 km. Tên lửa có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, bệ phóng trên mặt đất và máy bay. Ảnh: IDRW
Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu Liên doanh BrahMos Aerospace, nhà sản xuất tên lửa hành trình chống hạm PJ-10 BrahMos, đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu loại vũ khí đặc biệt này cho các khách hàng nước ngoài. Ảnh: Flickr/Angad Singh
Tên lửa BrahMos là sản phẩm hợp tác phát triển giữa Phòng thiết kế NPO Mashinostroyeniya, Nga và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Tên lửa được phát triển dựa theo phiên bản chống hạm P-800 Oniks của Hải quân Nga. Ảnh: The Hindubisinessline
BrahMos thuộc loại tên lửa đa năng có thể phóng từ bệ phóng di động trên mặt đất, chiến hạm, tàu ngầm và máy bay. Tên lửa có thể chống hạm, tấn công mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao. Ảnh: Flickr/ India Armed Force
Phiên bản đất liền sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng. Tên lửa được đưa ra khỏi ống phóng bằng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn. Khi đến độ cao nhất định, động cơ chính sẽ được kích hoạt để vươn đến mục tiêu với tốc độ chóng mặt. Ảnh: Russian Military
BrahMos được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối. Theo nhà sản xuất, tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ 1 m ở cự ly 300 km. Ảnh: Flickr/Ronnie
Ngoài ưu điểm chính xác cao, điểm chết người của BrahMos nằm ở tốc độ tấn công cực nhanh. Tên lửa lao đến mục tiêu với tốc độ Mach 3 (3.600 km/h) nên việc đánh chặn dường như là "nhiệm vụ bất khả thi". Ảnh: Hải quân Ấn Độ
BrahMos bay ở độ cao 14 km. Khi đến gần khu vực mục tiêu, tên lửa hạ độ cao xuống còn 3-4 m nên rất khó phát hiện từ xa. Tốc độ siêu nhanh, tầm bay thấp, chính xác cao khiến BrahMos trở thành một trong những sát thủ diệt hạm nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Financial Express
Phiên bản BrahMos phóng từ tiêm kích Su-30MKI có trọng lượng khoảng 2,5 tấn, tầm bắn 300 km. Mỗi tiêm kích Su-30 có thể mang theo một tên lửa ở giá treo nằm giữa 2 động cơ. Ảnh: Asian Defence
Phiên bản phóng từ tàu ngầm sẽ được khởi động thông qua ống phóng ngư lôi bằng một phao đặc biệt. Sau khi rời khỏi mặt nước, động cơ chính sẽ được kích hoạt để bay đến mục tiêu. Ảnh: Sptunik
Tên gọi BrahMos được kết hợp giữa tên hai con sông Brahmaputra ở Ấn Độ và Moskva ở Nga. BrahMos được bắn thử lần đầu vào tháng 6/2001. Tên lửa được đưa vào hoạt động trong quân đội Ấn Độ từ năm 2006. Ảnh: Flickr/Ronnie
Nhà sản xuất đang phát triển phiên bản tên lửa siêu thanh BrahMos II với tốc độ khoảng Mach 7 (8.575 km/h). Phiên bản này có tầm bắn khoảng 300 km. Tên lửa có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, bệ phóng trên mặt đất và máy bay. Ảnh: IDRW