Đầu tiên là cộng hòa Neutral Moresnet, tồn tại từ năm 1816 đến 1920. Moresnet từng là nước nhỏ nhất thuộc châu Âu với diện tích cỡ khoảng 3,5 km²; chỉ tồn tại vì hai quốc gia bên cạnh không thể nào thỏa thuận về việc ai có quyền chiếm hữu vùng đất này. Vì vậy họ quyết định biến vùng đất này thành vùng trung lập, hai bên có quyền như nhau.Sau khi Napoléon thất bại trong cuộc viễn chinh khắp châu Âu vào năm 1815 thì biên giới giữa các quốc gia châu Âu được thiết lập lại. Biên giới giữa Vương quốc Phổ và Vương quốc Hà Lan cũng không phải là ngoại lệ. Khi đó khu vực xung quanh làng Kelmis (thuộc Moresnet) là khu vực mà cả Phổ và Hà Lan đang tranh chấp do ở đó có một mỏ kẽm.Hai quốc gia này đàm phán với nhau trong khoảng 1 năm và cuối cùng vào năm 1816 đã quyết định chia vùng đất này (Mairie Moresnet) thành ba phần theo hiệp ước biên giới Aachen (ký năm 1816 và được phê chuẩn bởi hai bên năm 1823).Moresnet thuộc về Hà Lan, vùng Neu-Moresnet ngày nay thuộc về Phổ, còn vùng đất xung quanh làng Kelmis và mỏ kẽm là vùng đất trung lập thuộc quyền quản lý của các Cao ủy Hà Lan và Phổ. Đây là Moresnet trung lập (Neutraal Moresnet).Năm 1830, dân cư vùng đất phía nam Hà Lan tách ra đòi quyền độc lập và trở thành nước Bỉ ngày nay. Từ thời điểm này thì Moresnet thuộc về Bỉ và quyền quản lý của Hà Lan đối với vùng Moresnet trung lập cũng rơi vào tay Bỉ. Một điều cần lưu ý là Hà Lan chưa bao giờ chính thức chuyển quyền quản lý vùng đất trung lập này cho Bỉ.Năm 1914, Thế chiến thứ nhất nổ ra và vùng Moresnet trung lập rơi vào tay Đức. Người Bỉ mất quyền kiểm soát vùng đất trung lập này. Năm 1919 sau thất bại của người Đức và theo điều 32 Hiệp ước Versailles (1919) quy định thì vùng đất này thuộc quyền quản lý của người Bỉ. Từ đó Neutral Moresnet biến mất khỏi bản đồ thế giới.Tiếp theo là Cộng hòa Salò (Cộng hòa Xã hội Ý), tồn tại từu 1943 đến 1945. Thực chất đây là một quốc gia vệ tinh, một chính quyền bù nhìn của Đức Quốc xã ở Ý và do Mussolini điều hành. Quốc gia này chỉ được chính thức công nhận bởi Đức, Nhật Bản và phụ thuộc rất nhiều vào quân đội Đức để duy trì quyền kiểm soát.Mặc dù tuyên bố Rome là thủ đô và miền bắc nước Ý là lãnh thổ của mình, nhưng quốc gia này chỉ thực sự tập trung quanh thị trấn nhỏ Salò, gần Hồ Garda và phía đông Milan. Chế độ ọp ẹp này chấm dứt vào năm 1945 khi lực lượng Đồng minh tiến vào giải phóng hoàn toàn nước Ý.Cộng hòa Ả rập Thống nhất, tồn tại từ 1958 đến 1971. Được xem như là một liên minh chính trị giữa Ai Cập và Syria với hy vọng cản trở sự phát triển của Israel, tuy nhiên quốc gia này không tồn tại được lâu vì Syria ly khai khỏi nước cộng hòa chỉ sau ba năm liên minh.Thực tế là Ai Cập và Syria thậm chí không có chung biên giới nên cũng không có nhiều sự gắn kết, đồng thời những mâu thuẫn trong lòng nhân dân Syria với các chính sách của chính quyền Ai Cập cũng khiến cho liên minh hai quốc gia này khó tồn tại. Sau khi Syria rút lui, Ai Cập tiếp tục được gọi là Cộng hòa Ả Rập Thống nhất trong một thập kỷ nữa và bị giải thể vào năm 1971.Tiếp theo là Vương quốc Sikkim, tồn tại từ 1642 đến 1975. Từng là một quốc gia quân chủ nhỏ bé trên dãy Himalaya (vương quốc Sikkim được thành lập vào năm 1642 khi Phuntsog Namgyal lên ngôi vị vua đầu tiên), Sikkim bị sáp nhập vào Ấn Độ với tư cách là bang thứ 22 vào năm 1975.Sikkim ngày nay là một bang của Ấn Độ, nằm trên dãy Himalaya, có biên giới quốc tế với Nepal ở phía tây, với Tây Tạng ở phía bắc và đông, với Bhutan ở phía đông. Dân số Sikkim là 607.688 theo điều tra dân số năm 2011, đây là bang ít dân nhất tại Ấn Độ và là bang có diện tích nhỏ thứ hai sau Goa, với tổng diện tích khoảng 7.096 km2. (còn nữa)
Đầu tiên là cộng hòa Neutral Moresnet, tồn tại từ năm 1816 đến 1920. Moresnet từng là nước nhỏ nhất thuộc châu Âu với diện tích cỡ khoảng 3,5 km²; chỉ tồn tại vì hai quốc gia bên cạnh không thể nào thỏa thuận về việc ai có quyền chiếm hữu vùng đất này. Vì vậy họ quyết định biến vùng đất này thành vùng trung lập, hai bên có quyền như nhau.
Sau khi Napoléon thất bại trong cuộc viễn chinh khắp châu Âu vào năm 1815 thì biên giới giữa các quốc gia châu Âu được thiết lập lại. Biên giới giữa Vương quốc Phổ và Vương quốc Hà Lan cũng không phải là ngoại lệ. Khi đó khu vực xung quanh làng Kelmis (thuộc Moresnet) là khu vực mà cả Phổ và Hà Lan đang tranh chấp do ở đó có một mỏ kẽm.
Hai quốc gia này đàm phán với nhau trong khoảng 1 năm và cuối cùng vào năm 1816 đã quyết định chia vùng đất này (Mairie Moresnet) thành ba phần theo hiệp ước biên giới Aachen (ký năm 1816 và được phê chuẩn bởi hai bên năm 1823).
Moresnet thuộc về Hà Lan, vùng Neu-Moresnet ngày nay thuộc về Phổ, còn vùng đất xung quanh làng Kelmis và mỏ kẽm là vùng đất trung lập thuộc quyền quản lý của các Cao ủy Hà Lan và Phổ. Đây là Moresnet trung lập (Neutraal Moresnet).
Năm 1830, dân cư vùng đất phía nam Hà Lan tách ra đòi quyền độc lập và trở thành nước Bỉ ngày nay. Từ thời điểm này thì Moresnet thuộc về Bỉ và quyền quản lý của Hà Lan đối với vùng Moresnet trung lập cũng rơi vào tay Bỉ. Một điều cần lưu ý là Hà Lan chưa bao giờ chính thức chuyển quyền quản lý vùng đất trung lập này cho Bỉ.
Năm 1914, Thế chiến thứ nhất nổ ra và vùng Moresnet trung lập rơi vào tay Đức. Người Bỉ mất quyền kiểm soát vùng đất trung lập này. Năm 1919 sau thất bại của người Đức và theo điều 32 Hiệp ước Versailles (1919) quy định thì vùng đất này thuộc quyền quản lý của người Bỉ. Từ đó Neutral Moresnet biến mất khỏi bản đồ thế giới.
Tiếp theo là Cộng hòa Salò (Cộng hòa Xã hội Ý), tồn tại từu 1943 đến 1945. Thực chất đây là một quốc gia vệ tinh, một chính quyền bù nhìn của Đức Quốc xã ở Ý và do Mussolini điều hành. Quốc gia này chỉ được chính thức công nhận bởi Đức, Nhật Bản và phụ thuộc rất nhiều vào quân đội Đức để duy trì quyền kiểm soát.
Mặc dù tuyên bố Rome là thủ đô và miền bắc nước Ý là lãnh thổ của mình, nhưng quốc gia này chỉ thực sự tập trung quanh thị trấn nhỏ Salò, gần Hồ Garda và phía đông Milan. Chế độ ọp ẹp này chấm dứt vào năm 1945 khi lực lượng Đồng minh tiến vào giải phóng hoàn toàn nước Ý.
Cộng hòa Ả rập Thống nhất, tồn tại từ 1958 đến 1971. Được xem như là một liên minh chính trị giữa Ai Cập và Syria với hy vọng cản trở sự phát triển của Israel, tuy nhiên quốc gia này không tồn tại được lâu vì Syria ly khai khỏi nước cộng hòa chỉ sau ba năm liên minh.
Thực tế là Ai Cập và Syria thậm chí không có chung biên giới nên cũng không có nhiều sự gắn kết, đồng thời những mâu thuẫn trong lòng nhân dân Syria với các chính sách của chính quyền Ai Cập cũng khiến cho liên minh hai quốc gia này khó tồn tại. Sau khi Syria rút lui, Ai Cập tiếp tục được gọi là Cộng hòa Ả Rập Thống nhất trong một thập kỷ nữa và bị giải thể vào năm 1971.
Tiếp theo là Vương quốc Sikkim, tồn tại từ 1642 đến 1975. Từng là một quốc gia quân chủ nhỏ bé trên dãy Himalaya (vương quốc Sikkim được thành lập vào năm 1642 khi Phuntsog Namgyal lên ngôi vị vua đầu tiên), Sikkim bị sáp nhập vào Ấn Độ với tư cách là bang thứ 22 vào năm 1975.
Sikkim ngày nay là một bang của Ấn Độ, nằm trên dãy Himalaya, có biên giới quốc tế với Nepal ở phía tây, với Tây Tạng ở phía bắc và đông, với Bhutan ở phía đông. Dân số Sikkim là 607.688 theo điều tra dân số năm 2011, đây là bang ít dân nhất tại Ấn Độ và là bang có diện tích nhỏ thứ hai sau Goa, với tổng diện tích khoảng 7.096 km2. (còn nữa)