Trung Quốc ngày nay rất ít khi nhắc đến sự kiện giao tranh ở Sikkim và chỉ xác nhận 100 lính thiệt mạng. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố, 88 binh sĩ nước này thiệt mạng còn tổn thất phía Trung Quốc là 450 người.Sự kiện ở Sikkim năm 1967 được giới phân tích đánh giá là bước ngoặt trong cán cân sức mạnh Trung-Ấn. Trung Quốc đã không còn có thể dễ dàng tràn sâu vào trong biên giới Ấn Độ như cách đó 5 năm.Bình luận về 2 cuộc xung đột ở Nathu La và Cho La, tờ Hindustan Times của Ấn Độ viết, nếu cuộc chiến năm 1962 là một thất bại ê chề thì quân Ấn Độ đã đáp trả Trung Quốc xứng đáng. Sau vụ việc này, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã yêu cầu lực lượng chỉ nổ súng đáp trả khi bị tấn công.Sau cuộc đụng độ, vùng biên giới Trung-Ấn khá ổn định và không bên nào khởi xướng việc sử dụng vũ lực trong gần hai thập kỷ qua. Quân đội Ấn Độ vẫn được triển khai ở xa vùng biên giới. Quân đội Trung Quốc tập trung vào việc chống lại khả năng bị Liên Xô tấn công từ phía Bắc.Các khu vực mà Trung Quốc đã bỏ trống sau năm 1962 tại khu vực phía Đông và phía Tây vẫn duy trì tình trạng trung lập và chưa bị bên nào chiếm. Trong năm 1981, hai bên bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức đầu tiên để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.Tháng 7/1986, tin từ New Dehli cho biết việc Trung Quốc trước đó đã chiếm giữ một đài quan sát mà Ấn Độ bỏ trống trong mùa đông đã phá vỡ sự ổn định này. Trong mười hai tháng tiếp theo, cả hai phía đều triển khai một số sư đoàn bộ binh đến phía Đông của Thag La. Điều này đã làm dấy lên những lo ngại về một cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn lần thứ ba.Có ba yếu tố lý giải việc Trung Quốc chiếm đài quan sát Ấn Độ được đặt tại khu vực Sumdurong Chu. Đầu tiên, Ấn Độ thiết lập đài quan sát này vào năm 1984 tại một khu vực trung lập gần Thag La. Đây là khu vực nằm giữa Đường McMahon và đường sườn núi cao, nơi mà không bên nào duy trì thường xuyên sự hiện diện của mình sau cuộc chiến 1962.Theo quan điểm của Trung Quốc, hành động của Ấn Độ là một sự thách thức rõ ràng đối với nguyên trạng. Thứ hai, động thái tiến về phía Đường McMahon gần Thag La của Ấn Độ xảy ra trong bối cảnh nước này đang tìm cách củng cố vị thế quân sự tại khu vực phía Đông.Thứ ba, các cuộc đàm phán về vấn đề biên giới được bắt đầu vào năm 1981 đã bị đình trệ. Cho dù Trung Quốc đã đồng ý với yêu cầu của Ấn Độ về cách tiếp cận theo khu vực để giải quyết tranh chấp, thì tại vòng đàm phán thứ 6 tháng 11/1985, mỗi bên lại đưa ra lập trường không thể dung hòa được về vị trí của Đường McMahon theo cách hiểu của mình.Mặc dù vấn đề biên giới Trung-Ấn có vẻ như đã tạo tiền đề cho các cuộc xung đột sau này, nhưng tình hình vẫn không xấu đi thêm. Căng thẳng dịu đi vào tháng 6/1987 khi Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Bắc Kinh và hai bên đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán biên giới. Trong tháng 8, các lực lượng quân đội của Ấn Độ và Trung Quốc đã rút bớt quân khỏi khu vực.Khác với cuộc chiến năm 1962, Trung Quốc không tiếp tục leo thang tranh chấp trong năm 1987 bởi ba lý do. Thứ nhất, nỗ lực của Ấn Độ nhằm củng cố biên giới của mình chỉ giới hạn trong một khu vực nhỏ ở phía Đông. Ngược lại, chính sách tiến về phía trước của Ấn Độ năm 1962 lại mở rộng dọc theo toàn bộ mặt trước của khu vực phía Tây.Thứ hai, phạm vi huy động quân đội cũng chỉ giới hạn ở khu vực Sumdurong Chu. Trung Quốc cũng có thể đối chọi với việc triển khai của Ấn Độ tại khu vực phía Đông, đủ để ngăn chặn bất kỳ hành động quân sự nào của phía Ấn Độ.Thứ ba, so với năm 1962, nội trị Trung Quốc năm 1987 ổn định hơn nhiều, và chính phủ cũng không gặp phải thách thức nào trong việc kiểm soát Tây Tạng. Sau sự kiện tại Sumdurong Chu, lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp biên giới với Ấn Độ là không thay đổi. Không nước nào xây dựng thêm các đồn trong các khu vực trung lập. (còn nữa) Nguồn ảnh: Warhistory. Những khoảnh khắc "tử chiến" trong cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ năm 1962. Nguồn: TheArchive.
Trung Quốc ngày nay rất ít khi nhắc đến sự kiện giao tranh ở Sikkim và chỉ xác nhận 100 lính thiệt mạng. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố, 88 binh sĩ nước này thiệt mạng còn tổn thất phía Trung Quốc là 450 người.
Sự kiện ở Sikkim năm 1967 được giới phân tích đánh giá là bước ngoặt trong cán cân sức mạnh Trung-Ấn. Trung Quốc đã không còn có thể dễ dàng tràn sâu vào trong biên giới Ấn Độ như cách đó 5 năm.
Bình luận về 2 cuộc xung đột ở Nathu La và Cho La, tờ Hindustan Times của Ấn Độ viết, nếu cuộc chiến năm 1962 là một thất bại ê chề thì quân Ấn Độ đã đáp trả Trung Quốc xứng đáng. Sau vụ việc này, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã yêu cầu lực lượng chỉ nổ súng đáp trả khi bị tấn công.
Sau cuộc đụng độ, vùng biên giới Trung-Ấn khá ổn định và không bên nào khởi xướng việc sử dụng vũ lực trong gần hai thập kỷ qua. Quân đội Ấn Độ vẫn được triển khai ở xa vùng biên giới. Quân đội Trung Quốc tập trung vào việc chống lại khả năng bị Liên Xô tấn công từ phía Bắc.
Các khu vực mà Trung Quốc đã bỏ trống sau năm 1962 tại khu vực phía Đông và phía Tây vẫn duy trì tình trạng trung lập và chưa bị bên nào chiếm. Trong năm 1981, hai bên bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức đầu tiên để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Tháng 7/1986, tin từ New Dehli cho biết việc Trung Quốc trước đó đã chiếm giữ một đài quan sát mà Ấn Độ bỏ trống trong mùa đông đã phá vỡ sự ổn định này. Trong mười hai tháng tiếp theo, cả hai phía đều triển khai một số sư đoàn bộ binh đến phía Đông của Thag La. Điều này đã làm dấy lên những lo ngại về một cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn lần thứ ba.
Có ba yếu tố lý giải việc Trung Quốc chiếm đài quan sát Ấn Độ được đặt tại khu vực Sumdurong Chu. Đầu tiên, Ấn Độ thiết lập đài quan sát này vào năm 1984 tại một khu vực trung lập gần Thag La. Đây là khu vực nằm giữa Đường McMahon và đường sườn núi cao, nơi mà không bên nào duy trì thường xuyên sự hiện diện của mình sau cuộc chiến 1962.
Theo quan điểm của Trung Quốc, hành động của Ấn Độ là một sự thách thức rõ ràng đối với nguyên trạng. Thứ hai, động thái tiến về phía Đường McMahon gần Thag La của Ấn Độ xảy ra trong bối cảnh nước này đang tìm cách củng cố vị thế quân sự tại khu vực phía Đông.
Thứ ba, các cuộc đàm phán về vấn đề biên giới được bắt đầu vào năm 1981 đã bị đình trệ. Cho dù Trung Quốc đã đồng ý với yêu cầu của Ấn Độ về cách tiếp cận theo khu vực để giải quyết tranh chấp, thì tại vòng đàm phán thứ 6 tháng 11/1985, mỗi bên lại đưa ra lập trường không thể dung hòa được về vị trí của Đường McMahon theo cách hiểu của mình.
Mặc dù vấn đề biên giới Trung-Ấn có vẻ như đã tạo tiền đề cho các cuộc xung đột sau này, nhưng tình hình vẫn không xấu đi thêm. Căng thẳng dịu đi vào tháng 6/1987 khi Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Bắc Kinh và hai bên đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán biên giới. Trong tháng 8, các lực lượng quân đội của Ấn Độ và Trung Quốc đã rút bớt quân khỏi khu vực.
Khác với cuộc chiến năm 1962, Trung Quốc không tiếp tục leo thang tranh chấp trong năm 1987 bởi ba lý do. Thứ nhất, nỗ lực của Ấn Độ nhằm củng cố biên giới của mình chỉ giới hạn trong một khu vực nhỏ ở phía Đông. Ngược lại, chính sách tiến về phía trước của Ấn Độ năm 1962 lại mở rộng dọc theo toàn bộ mặt trước của khu vực phía Tây.
Thứ hai, phạm vi huy động quân đội cũng chỉ giới hạn ở khu vực Sumdurong Chu. Trung Quốc cũng có thể đối chọi với việc triển khai của Ấn Độ tại khu vực phía Đông, đủ để ngăn chặn bất kỳ hành động quân sự nào của phía Ấn Độ.
Thứ ba, so với năm 1962, nội trị Trung Quốc năm 1987 ổn định hơn nhiều, và chính phủ cũng không gặp phải thách thức nào trong việc kiểm soát Tây Tạng. Sau sự kiện tại Sumdurong Chu, lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp biên giới với Ấn Độ là không thay đổi. Không nước nào xây dựng thêm các đồn trong các khu vực trung lập. (còn nữa) Nguồn ảnh: Warhistory.
Những khoảnh khắc "tử chiến" trong cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ năm 1962. Nguồn: TheArchive.