Theo đó một trong những khu trục hạm chạy nhanh nhất trong Thế chiến thứ 2 có thể nhắc tới là khu trục hạm Shimakaze lớp cùng tên của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Shimakaze được Hải quân Nhật đưa vào trang bị từ năm 1943 đến năm 1945 bị bị đánh chìm trong trận vịnh Ormoc. Nguồn ảnh: Commons.Tàu khu trục Shimakaze có độ giãn nước tối đa chỉ 3400 tấn và có thiết kế đáy tàu cực kỳ hiện đại cho phép nó giảm thiểu tối đa được lực cản của nước. Nguồn ảnh: Wiki.Tốc độ tối đa mà khu trục hạm này đạt được lên tới 40,5 hải lý - tương đương với 75,7 km/h. Tốc độ này đã biến nó thày khu trục hạm chạy nhanh nhất từng tham chiến ở Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Museum.Do có thiết kế cực kỳ tiên tiến, dù bản thân tàu Shimakaze chỉ có công suất động cơ 75.000 mã lực nhưng bù lại, tốc độ mà nó đạt được lại giúp khu trục hạm này có thừa khả năng đánh theo kiểu du kích trên biển. Nguồn ảnh: Museum.Cái tên tiếp theo là khu trục hạm Tashkent của Hải quân Liên Xô nhưng lại do Italy đóng mới. Tàu này được Italia đóng cho Hải quân Liên Xô từ năm 1937 tới năm 1939 thì hoàn thiện và kịp bàn giao trước khi chiến tranh nổ ra. Nguồn ảnh: Subsim.Tàu Tashkent có độ giãn nước lên tới 3200 tấn - độ giãn nước lớn hơn hầu hết các loại khu trục hạm phổ thông thời bấy giờ và đặc biệt là động cơ của nó có công suất cực lớn. Nguồn ảnh: Diver.Động cơ của tàu khu trục Tashkent có tổng công suất đầu ra lên tới 110.000 mã lực - sức mạnh tương đương với động cơ của tuần dương hạm cho phép nó di chuyển được với tốc độ nhanh hơn mọi loại tàu khác mà Liên Xô và Italia sở hữu thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Thedrive.Thực tế cho thấy tốc độ của Tashkent tối đa có thể lên tới 42,5 hải lý - tương đương với 78,7 km/h. Đây được xem là loại tàu chiến nhanh nhất từ trước tới nay mà Liên Xô và Nga từng sở hữu. Nguồn ảnh: Loner.Cuối cùng là khu trục hạm nhanh nhất trong lịch sử nhân loại - khu trục hạm lớp Le Fantasque do Hải quân Pháp thiết kế. Đây là loại khu trục hạm có tốc độ cao nhất từng được sản xuất với số lượng lớn. Nguồn ảnh: Navyhistory.Tổng cộng có 6 chiếc khu trục hạm Le Fantasque đã được đóng mới, trong đó có 2 chiếc bị đánh chìm trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bốn chiếc còn lại sống sót tới cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: NavyhistoryCó độ giãn nước 3400 tấn và được trang bị động cơ tua-bin khí công suất 81000 mã lực, tàu khu trục Le Fantasque có thể di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 45 hải lý giờ - tương đương với... 83 km/h - tốc độ nhanh hơn gần như mọi loại xe tải và thiết giáp cùng thời. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù vậy, phía Đồng Minh vẫn coi đây là một tuần dương hạm hạng nhẹ chứ không hẳn là một khu trục hạm. Vậy nên khi tác chiến cùng hải quân Đồng minh, các khu trục hạm lớp Le Fantasque không phát huy hết được tốc độ của mình do nhiệm vụ của chúng khác hoàn toàn với khu trục hạm. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Các loại khu trục hạm thời nay chú trọng vào yếu tố tàng hình và phòng vệ nhiều hơn là tốc độ vì dù chạy nhanh tới đâu, chúng cũng không thể chạy thoát khỏi... tên lửa chống hạm của đối phương.
Theo đó một trong những khu trục hạm chạy nhanh nhất trong Thế chiến thứ 2 có thể nhắc tới là khu trục hạm Shimakaze lớp cùng tên của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Shimakaze được Hải quân Nhật đưa vào trang bị từ năm 1943 đến năm 1945 bị bị đánh chìm trong trận vịnh Ormoc. Nguồn ảnh: Commons.
Tàu khu trục Shimakaze có độ giãn nước tối đa chỉ 3400 tấn và có thiết kế đáy tàu cực kỳ hiện đại cho phép nó giảm thiểu tối đa được lực cản của nước. Nguồn ảnh: Wiki.
Tốc độ tối đa mà khu trục hạm này đạt được lên tới 40,5 hải lý - tương đương với 75,7 km/h. Tốc độ này đã biến nó thày khu trục hạm chạy nhanh nhất từng tham chiến ở Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Museum.
Do có thiết kế cực kỳ tiên tiến, dù bản thân tàu Shimakaze chỉ có công suất động cơ 75.000 mã lực nhưng bù lại, tốc độ mà nó đạt được lại giúp khu trục hạm này có thừa khả năng đánh theo kiểu du kích trên biển. Nguồn ảnh: Museum.
Cái tên tiếp theo là khu trục hạm Tashkent của Hải quân Liên Xô nhưng lại do Italy đóng mới. Tàu này được Italia đóng cho Hải quân Liên Xô từ năm 1937 tới năm 1939 thì hoàn thiện và kịp bàn giao trước khi chiến tranh nổ ra. Nguồn ảnh: Subsim.
Tàu Tashkent có độ giãn nước lên tới 3200 tấn - độ giãn nước lớn hơn hầu hết các loại khu trục hạm phổ thông thời bấy giờ và đặc biệt là động cơ của nó có công suất cực lớn. Nguồn ảnh: Diver.
Động cơ của tàu khu trục Tashkent có tổng công suất đầu ra lên tới 110.000 mã lực - sức mạnh tương đương với động cơ của tuần dương hạm cho phép nó di chuyển được với tốc độ nhanh hơn mọi loại tàu khác mà Liên Xô và Italia sở hữu thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Thedrive.
Thực tế cho thấy tốc độ của Tashkent tối đa có thể lên tới 42,5 hải lý - tương đương với 78,7 km/h. Đây được xem là loại tàu chiến nhanh nhất từ trước tới nay mà Liên Xô và Nga từng sở hữu. Nguồn ảnh: Loner.
Cuối cùng là khu trục hạm nhanh nhất trong lịch sử nhân loại - khu trục hạm lớp Le Fantasque do Hải quân Pháp thiết kế. Đây là loại khu trục hạm có tốc độ cao nhất từng được sản xuất với số lượng lớn. Nguồn ảnh: Navyhistory.
Tổng cộng có 6 chiếc khu trục hạm Le Fantasque đã được đóng mới, trong đó có 2 chiếc bị đánh chìm trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bốn chiếc còn lại sống sót tới cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: Navyhistory
Có độ giãn nước 3400 tấn và được trang bị động cơ tua-bin khí công suất 81000 mã lực, tàu khu trục Le Fantasque có thể di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 45 hải lý giờ - tương đương với... 83 km/h - tốc độ nhanh hơn gần như mọi loại xe tải và thiết giáp cùng thời. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy, phía Đồng Minh vẫn coi đây là một tuần dương hạm hạng nhẹ chứ không hẳn là một khu trục hạm. Vậy nên khi tác chiến cùng hải quân Đồng minh, các khu trục hạm lớp Le Fantasque không phát huy hết được tốc độ của mình do nhiệm vụ của chúng khác hoàn toàn với khu trục hạm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Các loại khu trục hạm thời nay chú trọng vào yếu tố tàng hình và phòng vệ nhiều hơn là tốc độ vì dù chạy nhanh tới đâu, chúng cũng không thể chạy thoát khỏi... tên lửa chống hạm của đối phương.