Đầu tiên phải nhắc tới khẩu pháo tự hành Bishop được Quân đội Hoàng gia Anh sử dụng từ năm 1942. Đây là khẩu pháo tự hành được xây dựng dựa trên cơ sở khung gầm của xe tăng Valentine và có cỡ nòng là 25 pound tương đương 87,6mm. Nguồn ảnh: Warhistory.Khẩu pháo tự hành này có khả năng nâng hạ nòng rất kém, chỉ từ -5 độ tới +15 độ. Tuy nhiên bù lại nó lại có tầm bắn khá tốt và khả năng cơ động hiệu quả hơn so với M7 Priest và Sexton - hai khẩu pháo tự hành được Quân đội Anh sử dụng trước đó. Nguồn ảnh: Warhistory.Mặc dù vậy, Anh chỉ sản xuất 149 khẩu pháo tự hành Bishop loại này và sử dụng chúng ở Bắc Phi cũng như ở Italia. Nguồn ảnh: Warhistory.Tiếp đến là khẩu pháo tự hành bánh lốp mang tên Deacon được quân đội Anh sử dụng trên chiến trường Bắc Phi. Khẩu pháo tự hành này có trọng lượng 12,2 tấn và có kíp chiến đấu 4 người. Nguồn ảnh: Warhistory.Hoả lực chính của nó là một khẩu pháo cỡ nòng 57mm và 24 viên đạn. Đây là khẩu pháo tự hành chống tăng được coi là hiệu quả nhất mà quân đội Anh sử dụng trên mặt trận Bắc Phi. Nguồn ảnh: Warhistory.Bắt đầu phục vụ quân đội Anh từ năm 1944, pháo tự hành chống tăng Archer được coi là khẩu pháo tự hành chống tăng hiệu quả nhất từng được Anh sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tổng cộng Anh đã sản xuất tới 655 khẩu pháo tự hành chống tăng loại này. Nguồn ảnh: Warhistory.Archer có khẩu pháo chính cỡ nòng 76,2mm kèm theo đó là khả năng nâng - hạ nòng từ -7,5 độ tới 15 độ và xoay 22 độ ngang. Khẩu pháo tự hành này có khả năng tác chiến và hoả lực thậm chí còn nhỉnh hơn so với pháo tự hành chống tăng M10 của Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistory.Pháo tự hành Sexton được sản xuất bởi quân đội Canada nhưng lại được sử dụng chủ yếu bởi quân đội Hoàng gia Anh. Khẩu pháo tự hành Sexton ban đầu được phát triển dựa trên khung gầm của xe tăng M3 Lee nhưng sau đó lại sử dụng khung gầm của xe tăng M4. Nguồn ảnh: Warhistory.Tổng cộng phía Canada đã sản xuất tới 2000 khẩu pháo tự hành loại này. Hoả lực chính của pháo tự hành Sexton bao gồm một khẩu pháo 87,6mm có khả năng nâng - hạ nòng tối đa từ +40 tới -9 độ. Nguồn ảnh: Warhistory.Cuối cùng là khẩu pháo tự hành Alecto - khẩu pháo tự hành hiện đại bậc nhất của Anh ra đời vào năm 1945 và không kịp tham chiến nhưng cũng ảnh hưởng lớn tới triết lý thiết kế pháo tự hành của Anh trong giai đoạn những năm 1950 sau này. Nguồn ảnh: Warhistory.Alecto sử dụng khẩu pháo chính cỡ nòng 95mm nhưng điểm đặc biệt đó là nó có thiết kế giúp hỗ trợ tối đa cho việc thay đổi nòng pháo. Nghĩa là, Alecto có thể được thay thế nòng pháo và biến thành pháo tự hành chống tăng khi cần. Nguồn ảnh: Warhistory.Tổng cộng đã có khoảng vài chục khẩu pháo tự hành loại này được ra đời những chưa kịp vận chuyển ra chiến trường. Sau khi cuộc chiến kết thúc, phần lớn pháo tự hành Alecto được chuyển thành... máy xúc. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh thiết giáp của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Đầu tiên phải nhắc tới khẩu pháo tự hành Bishop được Quân đội Hoàng gia Anh sử dụng từ năm 1942. Đây là khẩu pháo tự hành được xây dựng dựa trên cơ sở khung gầm của xe tăng Valentine và có cỡ nòng là 25 pound tương đương 87,6mm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Khẩu pháo tự hành này có khả năng nâng hạ nòng rất kém, chỉ từ -5 độ tới +15 độ. Tuy nhiên bù lại nó lại có tầm bắn khá tốt và khả năng cơ động hiệu quả hơn so với M7 Priest và Sexton - hai khẩu pháo tự hành được Quân đội Anh sử dụng trước đó. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù vậy, Anh chỉ sản xuất 149 khẩu pháo tự hành Bishop loại này và sử dụng chúng ở Bắc Phi cũng như ở Italia. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tiếp đến là khẩu pháo tự hành bánh lốp mang tên Deacon được quân đội Anh sử dụng trên chiến trường Bắc Phi. Khẩu pháo tự hành này có trọng lượng 12,2 tấn và có kíp chiến đấu 4 người. Nguồn ảnh: Warhistory.
Hoả lực chính của nó là một khẩu pháo cỡ nòng 57mm và 24 viên đạn. Đây là khẩu pháo tự hành chống tăng được coi là hiệu quả nhất mà quân đội Anh sử dụng trên mặt trận Bắc Phi. Nguồn ảnh: Warhistory.
Bắt đầu phục vụ quân đội Anh từ năm 1944, pháo tự hành chống tăng Archer được coi là khẩu pháo tự hành chống tăng hiệu quả nhất từng được Anh sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tổng cộng Anh đã sản xuất tới 655 khẩu pháo tự hành chống tăng loại này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Archer có khẩu pháo chính cỡ nòng 76,2mm kèm theo đó là khả năng nâng - hạ nòng từ -7,5 độ tới 15 độ và xoay 22 độ ngang. Khẩu pháo tự hành này có khả năng tác chiến và hoả lực thậm chí còn nhỉnh hơn so với pháo tự hành chống tăng M10 của Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Pháo tự hành Sexton được sản xuất bởi quân đội Canada nhưng lại được sử dụng chủ yếu bởi quân đội Hoàng gia Anh. Khẩu pháo tự hành Sexton ban đầu được phát triển dựa trên khung gầm của xe tăng M3 Lee nhưng sau đó lại sử dụng khung gầm của xe tăng M4. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tổng cộng phía Canada đã sản xuất tới 2000 khẩu pháo tự hành loại này. Hoả lực chính của pháo tự hành Sexton bao gồm một khẩu pháo 87,6mm có khả năng nâng - hạ nòng tối đa từ +40 tới -9 độ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cuối cùng là khẩu pháo tự hành Alecto - khẩu pháo tự hành hiện đại bậc nhất của Anh ra đời vào năm 1945 và không kịp tham chiến nhưng cũng ảnh hưởng lớn tới triết lý thiết kế pháo tự hành của Anh trong giai đoạn những năm 1950 sau này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Alecto sử dụng khẩu pháo chính cỡ nòng 95mm nhưng điểm đặc biệt đó là nó có thiết kế giúp hỗ trợ tối đa cho việc thay đổi nòng pháo. Nghĩa là, Alecto có thể được thay thế nòng pháo và biến thành pháo tự hành chống tăng khi cần. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tổng cộng đã có khoảng vài chục khẩu pháo tự hành loại này được ra đời những chưa kịp vận chuyển ra chiến trường. Sau khi cuộc chiến kết thúc, phần lớn pháo tự hành Alecto được chuyển thành... máy xúc. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh thiết giáp của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.