Trong cuối tuần vừa qua, đích thân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Nirmala Sitharaman, đã có chuyến thăm đến tổ hợp công nghiệp quốc phòng tư nhân Larsen & Toubro (L&T) tại Hazira, nơi đang đặt dây chuyền lắp ráp các hệ thống pháo tự hành K-9 Thunder - "thần sấm" cho Quân đội Ấn Độ. Nguồn ảnh: Narendra Modi.Theo thỏa thuận giữa Tập đoàn L&T của Ấn Độ và Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc, phía Hanwha sẽ chỉ cung cấp cho Quân đội Ấn Độ 10 chiếc K-9 đầu tiên, trong khi đó 90 chiếc còn lại sẽ do L&T tự sản xuất theo dạng chuyển giao công nghệ. Nguồn ảnh: Narendra Modi.Phiên bản pháo tự hành K-9 của Ấn Độ cũng được gọi với một cái tên khác là Vajra. Quân đội Ấn Độ có kế hoạch trang bị tới 1.500 đơn vị pháo loại này trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Nguồn ảnh: Narendra Modi.Theo các tham số kỹ thuật được công bố, hiệu suất chiến đấu của pháo tự hành K-9 Thunder do Hàn Quốc tự thiết kế và sản xuất được phía Bộ Quốc phòng Ấn Độ đánh giá khá cao. Khẩu pháo tự hành này không những được Ấn Độ mua lại công nghệ mà Hàn Quốc còn bán được cho Thổ Nhĩ Kỳ với giá trị ước tính lên tới hàng tỷ USD. Nguồn ảnh: Narendra Modi.Trước khi mua được dây chuyền sản xuất pháo tự hành Vajra, Ấn Độ hoàn toàn không có bất cứ một loại pháo tự hành nào mới kể từ thập niên 80 dù trong năm 1999 nước này đã lên kế hoạch nâng cấp cho lực lượng này nhưng bất thành. Nguồn ảnh: Narendra Modi.Tổng giá trị hợp đồng mua 100 khẩu pháo tự hành K-9 từ Hàn Quốc kèm theo chuyển giao công nghệ cho phía Ấn Độ có giá trị lên tới 800 triệu USD và được hai nước ký kết với nhau từ năm 2015. Nguồn ảnh: Narendra Modi.Về cơ bản, pháo tự hành Vajra của Ấn Độ có thông số kỹ thuật gần như y hệt với phiên bản K-9 được Hàn Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: QQ.Trong đó bao gồm kíp chiến đấu 5 người, tầm bắn tối đa lên tới 56.000 mét khi sử dụng đạn tăng tầm có dẫn hướng và tầm bắn tối đa với đạn nổ mạnh là 30.000 mét. Nguồn ảnh: QQ.Khẩu pháo này sử dụng cỡ nòng chính 155mm kèm theo một khẩu súng máy 12,7mm làm vũ khí phụ. Phiên bản gốc K-9 do Hàn Quốc sản xuất sử dụng động cơ 8 xy-lanh làm mát bằng chất lỏng có công suất 1000 sức ngựa. Nguồn ảnh: QQ.Động cơ này giúp K-9 di chuyển được quãng đường lên tới 480 km với tốc độ tối đa có thể đạt 67 km/h. Nguồn ảnh: QQ.Hiện tại ngoài Ấn Độ, pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc còn xuất hiện trong biên chế của một loạt các quốc gia khác bao gồm Estonia, Phần Lan, Na Uy và Ba Lan. Nguồn ảnh: QQ.Mời độc giả giả xem video: Đích thân Thủ tướng Ấn Độ kiểm tra khả năng hoạt động của pháo tự hành K-9. (nguồn Right News)
Trong cuối tuần vừa qua, đích thân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Nirmala Sitharaman, đã có chuyến thăm đến tổ hợp công nghiệp quốc phòng tư nhân Larsen & Toubro (L&T) tại Hazira, nơi đang đặt dây chuyền lắp ráp các hệ thống pháo tự hành K-9 Thunder - "thần sấm" cho Quân đội Ấn Độ. Nguồn ảnh: Narendra Modi.
Theo thỏa thuận giữa Tập đoàn L&T của Ấn Độ và Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc, phía Hanwha sẽ chỉ cung cấp cho Quân đội Ấn Độ 10 chiếc K-9 đầu tiên, trong khi đó 90 chiếc còn lại sẽ do L&T tự sản xuất theo dạng chuyển giao công nghệ. Nguồn ảnh: Narendra Modi.
Phiên bản pháo tự hành K-9 của Ấn Độ cũng được gọi với một cái tên khác là Vajra. Quân đội Ấn Độ có kế hoạch trang bị tới 1.500 đơn vị pháo loại này trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Nguồn ảnh: Narendra Modi.
Theo các tham số kỹ thuật được công bố, hiệu suất chiến đấu của pháo tự hành K-9 Thunder do Hàn Quốc tự thiết kế và sản xuất được phía Bộ Quốc phòng Ấn Độ đánh giá khá cao. Khẩu pháo tự hành này không những được Ấn Độ mua lại công nghệ mà Hàn Quốc còn bán được cho Thổ Nhĩ Kỳ với giá trị ước tính lên tới hàng tỷ USD. Nguồn ảnh: Narendra Modi.
Trước khi mua được dây chuyền sản xuất pháo tự hành Vajra, Ấn Độ hoàn toàn không có bất cứ một loại pháo tự hành nào mới kể từ thập niên 80 dù trong năm 1999 nước này đã lên kế hoạch nâng cấp cho lực lượng này nhưng bất thành. Nguồn ảnh: Narendra Modi.
Tổng giá trị hợp đồng mua 100 khẩu pháo tự hành K-9 từ Hàn Quốc kèm theo chuyển giao công nghệ cho phía Ấn Độ có giá trị lên tới 800 triệu USD và được hai nước ký kết với nhau từ năm 2015. Nguồn ảnh: Narendra Modi.
Về cơ bản, pháo tự hành Vajra của Ấn Độ có thông số kỹ thuật gần như y hệt với phiên bản K-9 được Hàn Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: QQ.
Trong đó bao gồm kíp chiến đấu 5 người, tầm bắn tối đa lên tới 56.000 mét khi sử dụng đạn tăng tầm có dẫn hướng và tầm bắn tối đa với đạn nổ mạnh là 30.000 mét. Nguồn ảnh: QQ.
Khẩu pháo này sử dụng cỡ nòng chính 155mm kèm theo một khẩu súng máy 12,7mm làm vũ khí phụ. Phiên bản gốc K-9 do Hàn Quốc sản xuất sử dụng động cơ 8 xy-lanh làm mát bằng chất lỏng có công suất 1000 sức ngựa. Nguồn ảnh: QQ.
Động cơ này giúp K-9 di chuyển được quãng đường lên tới 480 km với tốc độ tối đa có thể đạt 67 km/h. Nguồn ảnh: QQ.
Hiện tại ngoài Ấn Độ, pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc còn xuất hiện trong biên chế của một loạt các quốc gia khác bao gồm Estonia, Phần Lan, Na Uy và Ba Lan. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả giả xem video: Đích thân Thủ tướng Ấn Độ kiểm tra khả năng hoạt động của pháo tự hành K-9. (nguồn Right News)