Tuần dương hạm mang trực thăng đầu tiên trong lịch sử Hải quân Pháp được đặt lườn đóng mới vào năm 1959 - thời điểm mà máy bay trực thăng bắt đầu chứng tỏ được mức độ nguy hiểm của mình trên chiến trường. Nguồn ảnh: Lajeanne.Tới năm 1961, tàu được chính thức hạ thuỷ nhưng phải mất tới ba năm sau - tới tận năm 1964 tuần dương hạm này mới được đưa vào biên chế và được sử dụng trong lực lượng Hải quân Pháp. Nguồn ảnh: Lajeanne.Do hoạt động trong thời bình, tuần dương hạm Jeanne d'Arc còn được tận dụng phục vụ cho công việc đào tạo phi công hải quân và nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, tàu cũng chịu trách nhiệm trực chiến và xuất hiện trong một vài điểm nóng trên thế giới vào thời điểm này. Nguồn ảnh: Lajeanne.Tàu Jeanne d'Arc có độ giãn nước tối đa chỉ 12.000 tấn - tức là nó có kích thước nhỏ hơn nhiều so với các loại tàu chiến có khả năng triển khai trực thăng với số lượng lớn hiện nay. Nguồn ảnh: Lajeanne.Jeanne d'Arc có chiều dài chỉ 182 mét, lườn rộng nhất 24 mét và có mớm nước tối đa 7,5 mét. Tàu được trang bị bốn động cơ công suất 10.000 sức ngựa, cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 28 hải lý giờ tương đương 52 km/h. Nguồn ảnh: Lajeanne.Động cơ của Jeanne d'Arc cho phép nó di chuyển được hải trình dài tối đa 12.600 km ở tốc độ 16 hải lý giờ tương đương với khoảng 30km/h tuỳ thuộc vào điều kiện hoạt động và điều kiện thời tiết trên biển. Nguồn ảnh: Lajeanne.Biên chế đầy đủ của tuần dương hạm mang trực thăng Jeanne d'Arc vào khoảng hơn 600 người trong đó có 31 chỉ huy và 182 sĩ quan cùng với 150 sĩ quan học viên. Nguồn ảnh: Lajeanne.Mặc dù được mệnh danh là tàu tuần dương hạm mang trực thăng nhưng tối đa Jeanne d'Arc cũng chỉ mang theo được 4 trực thăng các loại. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các kỹ sư của Pháp khẳng định có thể cải biên được tàu tuần dương này cho phép nó mang theo được tối đa 8 trực thăng các loại. Nguồn ảnh: Lajeanne.Ngoài khả năng mang trực thăng, Jeanne d'Arc cũng được trang bị hoả lực khá "khủng" bao gồm 6 tên lửa chống hạm Exocet-38 cùng với 4 pháo cỡ 100mm (tới năm 2000 bị loại bỏ bớt hai khẩu) cùng với 4 súng máy 12,7mm. Nguồn ảnh: Lajeanne.Mãi đến tận năm 2010, tàu Jeanne d'Arc mới chính thức bị loại bỏ khỏi biên chế của Hải quân Pháp - kết thúc hơn nửa thế kỷ phục vụ lực lượng này và tất nhiên, sau khi Jeanne d'Arc bị loại biên, Hải quân Pháp không còn bất cứ tuần dương hạm mang trực thăng nào được sử dụng để thay thế cho con tàu này. Nguồn ảnh: Lajeanne. Mời độc giả xem Video: Tên lửa diệt hạm Exocet khải hoả tiêu diệt mục tiêu.
Tuần dương hạm mang trực thăng đầu tiên trong lịch sử Hải quân Pháp được đặt lườn đóng mới vào năm 1959 - thời điểm mà máy bay trực thăng bắt đầu chứng tỏ được mức độ nguy hiểm của mình trên chiến trường. Nguồn ảnh: Lajeanne.
Tới năm 1961, tàu được chính thức hạ thuỷ nhưng phải mất tới ba năm sau - tới tận năm 1964 tuần dương hạm này mới được đưa vào biên chế và được sử dụng trong lực lượng Hải quân Pháp. Nguồn ảnh: Lajeanne.
Do hoạt động trong thời bình, tuần dương hạm Jeanne d'Arc còn được tận dụng phục vụ cho công việc đào tạo phi công hải quân và nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, tàu cũng chịu trách nhiệm trực chiến và xuất hiện trong một vài điểm nóng trên thế giới vào thời điểm này. Nguồn ảnh: Lajeanne.
Tàu Jeanne d'Arc có độ giãn nước tối đa chỉ 12.000 tấn - tức là nó có kích thước nhỏ hơn nhiều so với các loại tàu chiến có khả năng triển khai trực thăng với số lượng lớn hiện nay. Nguồn ảnh: Lajeanne.
Jeanne d'Arc có chiều dài chỉ 182 mét, lườn rộng nhất 24 mét và có mớm nước tối đa 7,5 mét. Tàu được trang bị bốn động cơ công suất 10.000 sức ngựa, cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 28 hải lý giờ tương đương 52 km/h. Nguồn ảnh: Lajeanne.
Động cơ của Jeanne d'Arc cho phép nó di chuyển được hải trình dài tối đa 12.600 km ở tốc độ 16 hải lý giờ tương đương với khoảng 30km/h tuỳ thuộc vào điều kiện hoạt động và điều kiện thời tiết trên biển. Nguồn ảnh: Lajeanne.
Biên chế đầy đủ của tuần dương hạm mang trực thăng Jeanne d'Arc vào khoảng hơn 600 người trong đó có 31 chỉ huy và 182 sĩ quan cùng với 150 sĩ quan học viên. Nguồn ảnh: Lajeanne.
Mặc dù được mệnh danh là tàu tuần dương hạm mang trực thăng nhưng tối đa Jeanne d'Arc cũng chỉ mang theo được 4 trực thăng các loại. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các kỹ sư của Pháp khẳng định có thể cải biên được tàu tuần dương này cho phép nó mang theo được tối đa 8 trực thăng các loại. Nguồn ảnh: Lajeanne.
Ngoài khả năng mang trực thăng, Jeanne d'Arc cũng được trang bị hoả lực khá "khủng" bao gồm 6 tên lửa chống hạm Exocet-38 cùng với 4 pháo cỡ 100mm (tới năm 2000 bị loại bỏ bớt hai khẩu) cùng với 4 súng máy 12,7mm. Nguồn ảnh: Lajeanne.
Mãi đến tận năm 2010, tàu Jeanne d'Arc mới chính thức bị loại bỏ khỏi biên chế của Hải quân Pháp - kết thúc hơn nửa thế kỷ phục vụ lực lượng này và tất nhiên, sau khi Jeanne d'Arc bị loại biên, Hải quân Pháp không còn bất cứ tuần dương hạm mang trực thăng nào được sử dụng để thay thế cho con tàu này. Nguồn ảnh: Lajeanne.
Mời độc giả xem Video: Tên lửa diệt hạm Exocet khải hoả tiêu diệt mục tiêu.