Năm 2011, Viện an ninh Nautilus đã công bố một nghiên cứu cho thấy, trong một kịch bản xung đột xảy ra giữa hai miền Nam - Bắc, với hỏa lực dữ dội từ những "siêu pháo" tập trung tại khu vực giới tuyến, Triều Tiên có thể biến Seoul thành đống đổ nát trong vài ngày, với hàng triệu người chết. Ảnh: Quân đội Triều Tiên bắn pháo trong cuộc tập trận năm 2016 của họ - Nguồn: KCNA.Mặc dù hiện nay Triều Tiên đang biên chế trong quân đội rất nhiều loại pháo hạng nặng và các trận địa pháo này chủ yếu được bố trí sát khu vực giới tuyến (DMZ), có thể bắn tới Thủ đô Seoul của Hàn Quốc; nhưng thực tế có phải như vậy hay chỉ là những thủ đoạn truyền thông của cả hai bên? Ảnh: Pháo tự hành M1978 Koksan ở quảng trường Kim Nhật Thành - Nguồn: KCNA.Mặc dù Quân đội Triều Tiên có ưu thế tuyệt đối về số lượng pháo binh; theo lý thuyết, có thể giết chết một số lượng lớn thường dân, nếu xung đột xảy ra. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tiễn là một khoảng cách rất lớn. Ảnh: Pháo của Triều Tiên được bố trí tại khu vực biên giới với Hàn Quốc - - Nguồn: AP.Theo nguồn tin tình báo của liên quân Mỹ - Hàn, Triều Tiên đang bố trí sát khu phi quân sự khoảng 700 pháo hạng nặng tầm xa và bệ phóng tên lửa chiến thuật - chiến dịch; 300 giàn pháo phản lực phóng loạt (MRLS), có cỡ đạn 300mm, tầm bắn có thể với tới Seoul.Tuy nhiên, nếu cuộc xung đột xảy ra, chỉ có khoảng một phần ba số vũ khí trên sẽ bắn được ngay lập tức. Tỷ lệ phá hủy thông thường cũng sẽ giảm đáng kể do cần phải rút vũ khí vào các công sự ẩn nấp để tránh đòn phản pháo của đối phương.Hiện tại, những loại pháo cấp chiến dịch này được bố trí trận địa ở Khu vực phi quân sự (DMZ) giáp giới với Hàn Quốc, sẵn sàng khai hỏa khi có lệnh.Trong thời gian qua, Triều Tiên luôn tìm cách nâng tầm bắn cho các "siêu pháo" của mình, khi cần thiết, những loại pháo này có thể bắn được các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, điều này càng gây lo ngại cho giới chức lãnh đạo Hàn Quốc.Không phải đến bây giờ, mà từ những năm 1990, thời điểm khi Chính quyền Clinton quyết định không thực hiện hành động quân sự chống lại chương trình hạt nhân của Triều Tiên, đã xuất hiện một nhận thức chung rằng: Bình Nhưỡng có đủ hỏa lực pháo binh, để biến Seoul, thành phố gồm khoảng 25 triệu dân "thành biển lửa".Kịch bản "kinh sợ" này, đã trở thành một con "Át chủ bài" để hạ nhiệt những cái "đầu nóng" của liên quân Mỹ - Hàn, muốn sử dụng các hành động quân sự mạnh mẽ chống lại Bình Nhưỡng. Ảnh: Diễn tập pháo binh của quân đội Triều Tiên - Nguồn: KRT/APNhư đã phân tích ở trên, nếu xung đột xảy ra, thì chỉ có khoảng 1/3 lực lượng pháo binh tầm xa của Triều Tiên có thể khai hỏa, sau đó sẽ phải giảm cường độ hỏa lực do phản pháo của liên quân Mỹ - Hàn, tiếp tế đạn dược, hỏng hóc kỹ thuật… khiến số lượng của họ giảm gần như ngay lập tức.Bên cạnh đó, do tình hình căng thẳng suốt gần 60 năm qua trên bán đảo, cùng với địa lý bất lợi nằm gần khu giới tuyến, Thủ đô Seoul của Hàn Quốc luôn có những kịch bản nhằm chống lại những cuộc tập kích bằng hỏa lực của Quân đội Triều Tiên.Cụ thể, Hàn Quốc đã thiết kế nhiều hầm trú ẩn kiên cố, chứa được nhiều người, có thể chống lại các loại đạn pháo của Triều Tiên. Bên cạnh đó là hệ thống đường xe điện ngầm được thiết kế hết sức dày đặc và hoàn chỉnh. Ảnh: Một cửa hầm trú ẩn ở Thủ đô Seoul.Trong thời bình, hệ thống tàu điện ngầm này phục vụ giao thông của 25 triệu dân Thủ đô Seoul nhưng khi có tình huống chiến tranh, đây sẽ là nơi trú ẩn an toàn cho người dân thành phố. Ảnh: Một biểu tượng hầm trú ẩn xuất hiện tại ga tàu điện ngầm ở Seoul.14. Một biện pháp quan trọng là chính quyền thành phố Seoul luôn giáo dục ý thức quốc phòng cho người dân. Nếu có tình huống, người dân sẽ nhanh chóng sơ tán theo kịch bản đã được tập luyện kỹ từ thời bình, không gây hoảng loạn trong dân chúng. Ảnh: Ngay khi có báo động, ga tàu điện ngầm này sẽ trở thành hầm trú ẩn cho người dân Seoul.Hiện nay, các kiến trúc của Seoul đều bằng bê tông vững chắc, nếu chỉ dùng đạn pháo, kể cả với cỡ đạn 170 mm thì cũng không thể gây hư hại nặng. Với tình huống Quân đội Triều Tiên bất ngờ tập kích pháo binh vào Seoul như vào đảo Yeonpyeongdo năm 2010, thì với những cấu trúc vững chắc của các tòa nhà, pháo binh Triều Tiên không chắc gây được những thiệt hại lớn, như những lời đe dọa và số lượng thương vong dân sự sẽ giảm xuống rất nhiều.Pháo binh Triều Tiên chắc chắn sẽ đóng một vai trò rất lớn trong bất kỳ xung đột nào trong tương lai. Một điều không thể phủ nhận đó là hiện tại Triều Tiên đang sở hữu một số lượng lớn pháo hạng nặng và quân đội Triều Tiên được huấn luyện rất tốt.Một cuộc tấn công bằng pháo binh vào Seoul chắc chắn sẽ gây ra những tổn thất dân sự. Tuy nhiên, việc Quân đội Triều Tiên tuyên bố nhấn chìm Seoul trong "biển lửa" có thể chỉ là chiêu tuyên truyền. Nó cũng là vũ khí răn đe phái "diều hâu" Mỹ - Hàn, khi muốn sử dụng sức mạnh chống lại Triều Tiên.
Video Toàn cảnh Triều Tiên duyệt binh ngày Quốc khánh - Nguồn: VTC NOW
Năm 2011, Viện an ninh Nautilus đã công bố một nghiên cứu cho thấy, trong một kịch bản xung đột xảy ra giữa hai miền Nam - Bắc, với hỏa lực dữ dội từ những "siêu pháo" tập trung tại khu vực giới tuyến, Triều Tiên có thể biến Seoul thành đống đổ nát trong vài ngày, với hàng triệu người chết. Ảnh: Quân đội Triều Tiên bắn pháo trong cuộc tập trận năm 2016 của họ - Nguồn: KCNA.
Mặc dù hiện nay Triều Tiên đang biên chế trong quân đội rất nhiều loại pháo hạng nặng và các trận địa pháo này chủ yếu được bố trí sát khu vực giới tuyến (DMZ), có thể bắn tới Thủ đô Seoul của Hàn Quốc; nhưng thực tế có phải như vậy hay chỉ là những thủ đoạn truyền thông của cả hai bên? Ảnh: Pháo tự hành M1978 Koksan ở quảng trường Kim Nhật Thành - Nguồn: KCNA.
Mặc dù Quân đội Triều Tiên có ưu thế tuyệt đối về số lượng pháo binh; theo lý thuyết, có thể giết chết một số lượng lớn thường dân, nếu xung đột xảy ra. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tiễn là một khoảng cách rất lớn. Ảnh: Pháo của Triều Tiên được bố trí tại khu vực biên giới với Hàn Quốc - - Nguồn: AP.
Theo nguồn tin tình báo của liên quân Mỹ - Hàn, Triều Tiên đang bố trí sát khu phi quân sự khoảng 700 pháo hạng nặng tầm xa và bệ phóng tên lửa chiến thuật - chiến dịch; 300 giàn pháo phản lực phóng loạt (MRLS), có cỡ đạn 300mm, tầm bắn có thể với tới Seoul.
Tuy nhiên, nếu cuộc xung đột xảy ra, chỉ có khoảng một phần ba số vũ khí trên sẽ bắn được ngay lập tức. Tỷ lệ phá hủy thông thường cũng sẽ giảm đáng kể do cần phải rút vũ khí vào các công sự ẩn nấp để tránh đòn phản pháo của đối phương.
Hiện tại, những loại pháo cấp chiến dịch này được bố trí trận địa ở Khu vực phi quân sự (DMZ) giáp giới với Hàn Quốc, sẵn sàng khai hỏa khi có lệnh.
Trong thời gian qua, Triều Tiên luôn tìm cách nâng tầm bắn cho các "siêu pháo" của mình, khi cần thiết, những loại pháo này có thể bắn được các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, điều này càng gây lo ngại cho giới chức lãnh đạo Hàn Quốc.
Không phải đến bây giờ, mà từ những năm 1990, thời điểm khi Chính quyền Clinton quyết định không thực hiện hành động quân sự chống lại chương trình hạt nhân của Triều Tiên, đã xuất hiện một nhận thức chung rằng: Bình Nhưỡng có đủ hỏa lực pháo binh, để biến Seoul, thành phố gồm khoảng 25 triệu dân "thành biển lửa".
Kịch bản "kinh sợ" này, đã trở thành một con "Át chủ bài" để hạ nhiệt những cái "đầu nóng" của liên quân Mỹ - Hàn, muốn sử dụng các hành động quân sự mạnh mẽ chống lại Bình Nhưỡng. Ảnh: Diễn tập pháo binh của quân đội Triều Tiên - Nguồn: KRT/AP
Như đã phân tích ở trên, nếu xung đột xảy ra, thì chỉ có khoảng 1/3 lực lượng pháo binh tầm xa của Triều Tiên có thể khai hỏa, sau đó sẽ phải giảm cường độ hỏa lực do phản pháo của liên quân Mỹ - Hàn, tiếp tế đạn dược, hỏng hóc kỹ thuật… khiến số lượng của họ giảm gần như ngay lập tức.
Bên cạnh đó, do tình hình căng thẳng suốt gần 60 năm qua trên bán đảo, cùng với địa lý bất lợi nằm gần khu giới tuyến, Thủ đô Seoul của Hàn Quốc luôn có những kịch bản nhằm chống lại những cuộc tập kích bằng hỏa lực của Quân đội Triều Tiên.
Cụ thể, Hàn Quốc đã thiết kế nhiều hầm trú ẩn kiên cố, chứa được nhiều người, có thể chống lại các loại đạn pháo của Triều Tiên. Bên cạnh đó là hệ thống đường xe điện ngầm được thiết kế hết sức dày đặc và hoàn chỉnh. Ảnh: Một cửa hầm trú ẩn ở Thủ đô Seoul.
Trong thời bình, hệ thống tàu điện ngầm này phục vụ giao thông của 25 triệu dân Thủ đô Seoul nhưng khi có tình huống chiến tranh, đây sẽ là nơi trú ẩn an toàn cho người dân thành phố. Ảnh: Một biểu tượng hầm trú ẩn xuất hiện tại ga tàu điện ngầm ở Seoul.
14. Một biện pháp quan trọng là chính quyền thành phố Seoul luôn giáo dục ý thức quốc phòng cho người dân. Nếu có tình huống, người dân sẽ nhanh chóng sơ tán theo kịch bản đã được tập luyện kỹ từ thời bình, không gây hoảng loạn trong dân chúng. Ảnh: Ngay khi có báo động, ga tàu điện ngầm này sẽ trở thành hầm trú ẩn cho người dân Seoul.
Hiện nay, các kiến trúc của Seoul đều bằng bê tông vững chắc, nếu chỉ dùng đạn pháo, kể cả với cỡ đạn 170 mm thì cũng không thể gây hư hại nặng.
Với tình huống Quân đội Triều Tiên bất ngờ tập kích pháo binh vào Seoul như vào đảo Yeonpyeongdo năm 2010, thì với những cấu trúc vững chắc của các tòa nhà, pháo binh Triều Tiên không chắc gây được những thiệt hại lớn, như những lời đe dọa và số lượng thương vong dân sự sẽ giảm xuống rất nhiều.
Pháo binh Triều Tiên chắc chắn sẽ đóng một vai trò rất lớn trong bất kỳ xung đột nào trong tương lai. Một điều không thể phủ nhận đó là hiện tại Triều Tiên đang sở hữu một số lượng lớn pháo hạng nặng và quân đội Triều Tiên được huấn luyện rất tốt.
Một cuộc tấn công bằng pháo binh vào Seoul chắc chắn sẽ gây ra những tổn thất dân sự. Tuy nhiên, việc Quân đội Triều Tiên tuyên bố nhấn chìm Seoul trong "biển lửa" có thể chỉ là chiêu tuyên truyền. Nó cũng là vũ khí răn đe phái "diều hâu" Mỹ - Hàn, khi muốn sử dụng sức mạnh chống lại Triều Tiên.
Video Toàn cảnh Triều Tiên duyệt binh ngày Quốc khánh - Nguồn: VTC NOW