Được thiết kế từ những năm 1980 trước dựa trên phiên bản tiền nhiệm Ka-27. Tới năm 1985, trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 đã được đưa vào sản xuất và sử dụng cho tới tận ngày nay. Hiện tại có ba nước đang sử dụng loại trực thăng này bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ với số lượng tổng cộng khoảng 35 chiếc trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù được coi là một trong những trực thăng cảnh báo sớm hiện đại bậc nhất. Tuy nhiên có vẻ như phía Trung Quốc lại có vẻ không mấy "mặn mà" lắm với loại trực thăng này dù hiện tại đã có một số lượng nhỏ được trang bị trên tàu sân bay Liêu Ninh. Nguồn ảnh: Sina.Lý do của việc phía Trung Quốc muốn sớm nâng cấp hoặc thay thế các loại trực thăng Ka-31 có vẻ xuất phát từ việc những chiếc Ka-31 của Nga và của Ấn Độ đều đã được nâng cấp hệ thống cảnh báo hiện đại hơn với tầm hoạt động lớn hơn của của Trung Quốc vẫn gần như "nguyên bản", sử dụng hệ thống radar từ những năm 80 khi chiếc máy bay này ra đời. Nguồn ảnh: Sina.Với trang bị số lượng ít, chỉ 9 chiếc, những trực thăng Ka-31 đang là "vật cản" khá lớn cho quá trình nội địa hóa vũ khí và trang thiết bị cho lực lượng Quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Trung Quốc hiện nay lại có khá ít sự lựa chọn cho một loại máy bay cảnh báo sớm có tính năng tương tự. Nguồn ảnh: Sina.Việc nghiên cứu và phát triển từ đầu một loại trực thăng cảnh báo sớm sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc nhưng phía Trung Quốc lại cần phải gấp rút bổ sung vào lực lượng của mình thêm nhiều máy bay báo động sớm hơn nữa, nhất là khi con tàu sân bay thứ hai của nước này sẽ sớm đi vào hoạt động trong nay mai. Nguồn ảnh: Sina.Trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 hay còn có tên NATO là Helix được sản xuất bởi hãng Kamov. Giống với các trực thăng dòng Ka khác, Ka-31 cũng sử dụng hệ thống cánh quạt đồng trục và không có cánh đuôi. Nguồn ảnh: Sina.Thiết kế này giúp Ka-31 có khả năng cơ động tốt hơn trong điều kiện khí hậu xấu, khả năng kiểm soát của phi công cũng được cải thiện hơn so với các loại trực thăng có cánh đuôi với chiều dài cơ sở lớn hơn. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của loại trực thăng này đó là phi công sẽ rất dễ mất điều khiển trong trường hợp trực thăng bị rơi do thiếu cánh đuôi, kèm theo đó là khó bảo dưỡng vì hệ thống trục cánh quạt kép có cấu tạo rất phức tạp đòi hỏi nhân viên bảo dưỡng phải được đào tạo riêng biệt. Nguồn ảnh: Sina.Với sự ổn định và chiều dài cơ sở ngắn, kích thước nhỏ gọn, các dòng trực thăng Kamov thường được dùng vào nhiệm vụ cảnh báo sớm, săn ngầm và được trang bị trên các hàng không mẫu hạm của Liên Xô trước đây và Nga ngày nay. Trên chiếc Liêu Ninh của Trung Quốc cũng được trang bị loại trực thăng này để tiết kiệm tối đa không gian cũng như dễ dàng di chuyển từ nhà chứa lên boong cất cánh. Nguồn ảnh: Sina.Giá của mỗi chiếc trực thăng Ka-31 vào khoảng 23 triệu USD (theo tỉ giá năm 1999). Nguồn ảnh: Sina.
Được thiết kế từ những năm 1980 trước dựa trên phiên bản tiền nhiệm Ka-27. Tới năm 1985, trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 đã được đưa vào sản xuất và sử dụng cho tới tận ngày nay. Hiện tại có ba nước đang sử dụng loại trực thăng này bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ với số lượng tổng cộng khoảng 35 chiếc trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù được coi là một trong những trực thăng cảnh báo sớm hiện đại bậc nhất. Tuy nhiên có vẻ như phía Trung Quốc lại có vẻ không mấy "mặn mà" lắm với loại trực thăng này dù hiện tại đã có một số lượng nhỏ được trang bị trên tàu sân bay Liêu Ninh. Nguồn ảnh: Sina.
Lý do của việc phía Trung Quốc muốn sớm nâng cấp hoặc thay thế các loại trực thăng Ka-31 có vẻ xuất phát từ việc những chiếc Ka-31 của Nga và của Ấn Độ đều đã được nâng cấp hệ thống cảnh báo hiện đại hơn với tầm hoạt động lớn hơn của của Trung Quốc vẫn gần như "nguyên bản", sử dụng hệ thống radar từ những năm 80 khi chiếc máy bay này ra đời. Nguồn ảnh: Sina.
Với trang bị số lượng ít, chỉ 9 chiếc, những trực thăng Ka-31 đang là "vật cản" khá lớn cho quá trình nội địa hóa vũ khí và trang thiết bị cho lực lượng Quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Trung Quốc hiện nay lại có khá ít sự lựa chọn cho một loại máy bay cảnh báo sớm có tính năng tương tự. Nguồn ảnh: Sina.
Việc nghiên cứu và phát triển từ đầu một loại trực thăng cảnh báo sớm sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc nhưng phía Trung Quốc lại cần phải gấp rút bổ sung vào lực lượng của mình thêm nhiều máy bay báo động sớm hơn nữa, nhất là khi con tàu sân bay thứ hai của nước này sẽ sớm đi vào hoạt động trong nay mai. Nguồn ảnh: Sina.
Trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 hay còn có tên NATO là Helix được sản xuất bởi hãng Kamov. Giống với các trực thăng dòng Ka khác, Ka-31 cũng sử dụng hệ thống cánh quạt đồng trục và không có cánh đuôi. Nguồn ảnh: Sina.
Thiết kế này giúp Ka-31 có khả năng cơ động tốt hơn trong điều kiện khí hậu xấu, khả năng kiểm soát của phi công cũng được cải thiện hơn so với các loại trực thăng có cánh đuôi với chiều dài cơ sở lớn hơn. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của loại trực thăng này đó là phi công sẽ rất dễ mất điều khiển trong trường hợp trực thăng bị rơi do thiếu cánh đuôi, kèm theo đó là khó bảo dưỡng vì hệ thống trục cánh quạt kép có cấu tạo rất phức tạp đòi hỏi nhân viên bảo dưỡng phải được đào tạo riêng biệt. Nguồn ảnh: Sina.
Với sự ổn định và chiều dài cơ sở ngắn, kích thước nhỏ gọn, các dòng trực thăng Kamov thường được dùng vào nhiệm vụ cảnh báo sớm, săn ngầm và được trang bị trên các hàng không mẫu hạm của Liên Xô trước đây và Nga ngày nay. Trên chiếc Liêu Ninh của Trung Quốc cũng được trang bị loại trực thăng này để tiết kiệm tối đa không gian cũng như dễ dàng di chuyển từ nhà chứa lên boong cất cánh. Nguồn ảnh: Sina.
Giá của mỗi chiếc trực thăng Ka-31 vào khoảng 23 triệu USD (theo tỉ giá năm 1999). Nguồn ảnh: Sina.