Trong tuần qua, truyền thông quốc tế đã liên tục đăng tải về việc quân đội Mỹ tiến hành vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới, có tầm bắn vượt giới hạn của Hiệp ước INF mà nước này đã rút khỏi.Như vậy Mỹ đang thực hiện đúng những gì mà họ đã cam kết, tức là sẽ nhanh chóng phát triển vũ khí mới không nằm trong giới hạn của Hiệp ước INF để sớm triển khai tác chiến.Động thái trên của Mỹ đã khiến Nga cảm thấy rất tức giận, bởi Matxcơva từ trước tới nay luôn tố cáo Mỹ đã dàn dựng kịch bản để rút khỏi INF từ lâu nhưng vẫn đổ lỗi cho họ.Trong trường hợp Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung trên lãnh thổ các quốc gia châu Âu thuộc NATO thì nguy cơ đối với nước Nga sẽ là rất lớn, vì các hệ thống radar cảnh báo sớm của họ không đủ thời gian để phản ứng.Giải pháp trả đũa đã được Nga nhiều lần nhắc tới, đó là Matxcơva sẽ nhanh chóng gia tăng tầm bắn của các loại đạn tên lửa trang bị cho tổ hợp tên lửa Iskander như biện pháp trả đũa.Hiện tại, 2 phiên bản tên lửa đạn đạo Iskander-M với đạn 9M723 và tên lửa hành trình Iskander-K sử dụng đạn 9M728 chỉ có tầm bắn 500 km, nhưng chúng được dự đoán sẽ dễ dàng vượt qua giới hạn này.Đúng như những gì phương Tây lo ngại, tập đoàn nhà nước Rostec của Nga mới đây đã chính thức tuyên bố việc họ nối dài thành công tầm bắn cho tên lửa chiến thuật Iskander từ 500 km lên thành 2.000 km, tức là tăng gấp 4 lần.Với khả năng mới của tổ hợp Iskander, hệ thống vũ khí này khi được triển khai tại khu vực Kaliningrad sẽ đủ sức bắn trúng mục tiêu trên 80% diện tích châu Âu, chỉ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là ngoại lệ.Không chỉ có vậy, phiên bản tên lửa hành trình 9M729 mà phương Tây từ lâu vẫn cáo buộc Nga đang âm thầm phát triển theo đánh giá hoàn toàn có thể tích hợp với tổ hợp Iskander-K.Sở hữu tầm bắn lên tới 5.000 km, tên lửa 9M729 kể cả triển khai trong nội địa nước Nga và chưa cần đưa tới phần lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad vẫn đủ bao phủ toàn bộ châu Âu.Không chỉ có vậy, dự kiến một phiên bản mới của tên lửa đạn đạo 9M723 với tầm bắn tương đương tên lửa hành trình 9M729 cũng sẽ được tạo ra để mang lại sức chiến đấu tương đồng cho hai phiên bản Iskander.Tuy nhiên Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố, Matxcơva sẽ chưa triển khai tên lửa mới có tầm bắn vượt ngoài phạm vi của Hiệp ước INF trong trường hợp Mỹ chưa thực hiện bước đi tương tự.Tuy nhiên cuộc đối đầu giữa Nga và Mỹ sẽ khiến các quốc gia châu Âu thành viên của NATO cảm thấy lo ngại nhất, bởi họ sẽ trở thành đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên trong cuộc đua giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.Một cuộc Chiến tranh Lạnh phiên bản 2 với diễn biến cực kỳ khó lường rõ ràng đang có dấu hiệu quay trở lại rõ ràng hơn bao giờ hết.
Trong tuần qua, truyền thông quốc tế đã liên tục đăng tải về việc quân đội Mỹ tiến hành vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới, có tầm bắn vượt giới hạn của Hiệp ước INF mà nước này đã rút khỏi.
Như vậy Mỹ đang thực hiện đúng những gì mà họ đã cam kết, tức là sẽ nhanh chóng phát triển vũ khí mới không nằm trong giới hạn của Hiệp ước INF để sớm triển khai tác chiến.
Động thái trên của Mỹ đã khiến Nga cảm thấy rất tức giận, bởi Matxcơva từ trước tới nay luôn tố cáo Mỹ đã dàn dựng kịch bản để rút khỏi INF từ lâu nhưng vẫn đổ lỗi cho họ.
Trong trường hợp Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung trên lãnh thổ các quốc gia châu Âu thuộc NATO thì nguy cơ đối với nước Nga sẽ là rất lớn, vì các hệ thống radar cảnh báo sớm của họ không đủ thời gian để phản ứng.
Giải pháp trả đũa đã được Nga nhiều lần nhắc tới, đó là Matxcơva sẽ nhanh chóng gia tăng tầm bắn của các loại đạn tên lửa trang bị cho tổ hợp tên lửa Iskander như biện pháp trả đũa.
Hiện tại, 2 phiên bản tên lửa đạn đạo Iskander-M với đạn 9M723 và tên lửa hành trình Iskander-K sử dụng đạn 9M728 chỉ có tầm bắn 500 km, nhưng chúng được dự đoán sẽ dễ dàng vượt qua giới hạn này.
Đúng như những gì phương Tây lo ngại, tập đoàn nhà nước Rostec của Nga mới đây đã chính thức tuyên bố việc họ nối dài thành công tầm bắn cho tên lửa chiến thuật Iskander từ 500 km lên thành 2.000 km, tức là tăng gấp 4 lần.
Với khả năng mới của tổ hợp Iskander, hệ thống vũ khí này khi được triển khai tại khu vực Kaliningrad sẽ đủ sức bắn trúng mục tiêu trên 80% diện tích châu Âu, chỉ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là ngoại lệ.
Không chỉ có vậy, phiên bản tên lửa hành trình 9M729 mà phương Tây từ lâu vẫn cáo buộc Nga đang âm thầm phát triển theo đánh giá hoàn toàn có thể tích hợp với tổ hợp Iskander-K.
Sở hữu tầm bắn lên tới 5.000 km, tên lửa 9M729 kể cả triển khai trong nội địa nước Nga và chưa cần đưa tới phần lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad vẫn đủ bao phủ toàn bộ châu Âu.
Không chỉ có vậy, dự kiến một phiên bản mới của tên lửa đạn đạo 9M723 với tầm bắn tương đương tên lửa hành trình 9M729 cũng sẽ được tạo ra để mang lại sức chiến đấu tương đồng cho hai phiên bản Iskander.
Tuy nhiên Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố, Matxcơva sẽ chưa triển khai tên lửa mới có tầm bắn vượt ngoài phạm vi của Hiệp ước INF trong trường hợp Mỹ chưa thực hiện bước đi tương tự.
Tuy nhiên cuộc đối đầu giữa Nga và Mỹ sẽ khiến các quốc gia châu Âu thành viên của NATO cảm thấy lo ngại nhất, bởi họ sẽ trở thành đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên trong cuộc đua giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Một cuộc Chiến tranh Lạnh phiên bản 2 với diễn biến cực kỳ khó lường rõ ràng đang có dấu hiệu quay trở lại rõ ràng hơn bao giờ hết.