Những kẻ đánh bom liều chết thường tự mình vận chuyển chất nổ, trà trộn vào dân thường để tiếp cận địa điểm mục tiêu một cách âm thầm hoặc dùng tốc độ, sau đó chúng cho kích nổ nhằm gây ra thiệt hại lớn nhất có thể. Có thể nói, những kẻ tấn công này không khác gì “quả bom thông minh”.Các vụ đánh bom liều chết đặc biệt gây chấn động vì tính chất bừa bãi của chúng: những kẻ đánh bom sẵn sàng giết hoặc làm bị thương bất kỳ ai trong phạm vi vụ nổ, nạn nhân chủ yếu là dân thường, thủ phạm không từ thủ đoạn nào để thực hiện kế hoạch.Thiệt hại do các vụ đánh bom liều chết gây ra là cả về thể chất lẫn tâm lý. Để gây ra thiệt hại tối đa, kẻ đánh bom chủ yếu dựa vào yếu tố bất ngờ, được tạo ra bằng cách biến những thứ hàng ngày thành vũ khí.Ví dụ, những kẻ đánh bom liều chết thường giấu chất nổ bên dưới quần áo, đặt trong ba lô, tinh vi hơn thì giấu trong khung xe đạp. Đối với những cuộc tấn công quy mô hơn, chúng có thể lái những chiếc xe chở đầy chất nổ.Kích cỡ bom được dùng trong các vụ tấn công dao động từ dưới 100 gram (điển hình là trường hợp của kẻ giấu bom trong đồ lót đã cố gắng hạ gục một máy bay ở Mỹ vào năm 2009), đến hơn một tấn (vụ đánh bom bằng ô tô giết chết hơn 200 người ở Bali, Indonesia, vào năm 2002).Năm 1983 mở ra một loạt vụ đánh bom liều chết khiến nhiều nước chấn động, khởi đầu là vụ tấn công nhằm vào đại sứ quán Mỹ ở Beirut khiến 63 người thiệt mạng.Sau đó là vụ đánh bom đồng thời vào doanh trại quân đội Mỹ và Pháp, cũng ở Beirut, khiến 299 người nữa thiệt mạng. Các cuộc tấn công này, được tổ chức bởi nhóm Hồi giáo dòng Shia Hezbollah, được cho đã buộc các lực lượng quân sự phương Tây rút khỏi Lebanon.Những năm đó, số lượng các cuộc tấn công bằng phương thức này ngày càng tăng, từ 1 vụ năm 1981 lên hơn 500 vụ vào năm 2007. Có ba lý do chính dẫn đến sự gia tăng này.Thứ nhất, việc ngăn chặn hoàn toàn các vụ đánh bom liều chết gần như là bất khả thi do những kẻ thực hiện thường đi riêng lẻ hoặc theo nhóm ít người và đóng giả làm dân thường, khiến các lực lượng an ninh khó phòng bị. Thứ hai, đánh bom liều chết tạo ra hiệu ứng dư luận lớn. Sự chú ý của giới truyền thông cũng giống như ôxy đối với những kẻ khủng bố và các vụ đánh bom liều chết luôn nhận được nhiều sự chú ý do những kẻ đánh bom không chỉ dùng mạng của mình để gây thiệt hại cho mục tiêu mà còn sẵn sàng giết hại cả người ngoài cuộc.Điển hình là trong vụ ám sát Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi năm 1991, thực hiện bởi một phụ nữ thuộc tổ chức khủng bố Những con Hổ giải phóng Tamil, đã khiến 16 người vô tội bỏ mạng.Thứ ba, việc tiến hành một vụ đánh bom liều chết đòi hỏi ít chuyên môn và ít nguồn lực. Các tổ chức khủng bố chỉ cần một quả bom và một thành viên mù quáng để gieo rắc nỗi kinh hoàng cho cộng đồng.Một số nhóm còn tự chế tạo được bom thô sơ từ các tài liệu sẵn có về chất gây nổ trên mạng. Hoạt động này cũng tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với các chiến thuật tấn công khác như bắt cóc con tin (còn nữa). Nguồn ảnh: Foxt.
Những kẻ đánh bom liều chết thường tự mình vận chuyển chất nổ, trà trộn vào dân thường để tiếp cận địa điểm mục tiêu một cách âm thầm hoặc dùng tốc độ, sau đó chúng cho kích nổ nhằm gây ra thiệt hại lớn nhất có thể. Có thể nói, những kẻ tấn công này không khác gì “quả bom thông minh”.
Các vụ đánh bom liều chết đặc biệt gây chấn động vì tính chất bừa bãi của chúng: những kẻ đánh bom sẵn sàng giết hoặc làm bị thương bất kỳ ai trong phạm vi vụ nổ, nạn nhân chủ yếu là dân thường, thủ phạm không từ thủ đoạn nào để thực hiện kế hoạch.
Thiệt hại do các vụ đánh bom liều chết gây ra là cả về thể chất lẫn tâm lý. Để gây ra thiệt hại tối đa, kẻ đánh bom chủ yếu dựa vào yếu tố bất ngờ, được tạo ra bằng cách biến những thứ hàng ngày thành vũ khí.
Ví dụ, những kẻ đánh bom liều chết thường giấu chất nổ bên dưới quần áo, đặt trong ba lô, tinh vi hơn thì giấu trong khung xe đạp. Đối với những cuộc tấn công quy mô hơn, chúng có thể lái những chiếc xe chở đầy chất nổ.
Kích cỡ bom được dùng trong các vụ tấn công dao động từ dưới 100 gram (điển hình là trường hợp của kẻ giấu bom trong đồ lót đã cố gắng hạ gục một máy bay ở Mỹ vào năm 2009), đến hơn một tấn (vụ đánh bom bằng ô tô giết chết hơn 200 người ở Bali, Indonesia, vào năm 2002).
Năm 1983 mở ra một loạt vụ đánh bom liều chết khiến nhiều nước chấn động, khởi đầu là vụ tấn công nhằm vào đại sứ quán Mỹ ở Beirut khiến 63 người thiệt mạng.
Sau đó là vụ đánh bom đồng thời vào doanh trại quân đội Mỹ và Pháp, cũng ở Beirut, khiến 299 người nữa thiệt mạng. Các cuộc tấn công này, được tổ chức bởi nhóm Hồi giáo dòng Shia Hezbollah, được cho đã buộc các lực lượng quân sự phương Tây rút khỏi Lebanon.
Những năm đó, số lượng các cuộc tấn công bằng phương thức này ngày càng tăng, từ 1 vụ năm 1981 lên hơn 500 vụ vào năm 2007. Có ba lý do chính dẫn đến sự gia tăng này.
Thứ nhất, việc ngăn chặn hoàn toàn các vụ đánh bom liều chết gần như là bất khả thi do những kẻ thực hiện thường đi riêng lẻ hoặc theo nhóm ít người và đóng giả làm dân thường, khiến các lực lượng an ninh khó phòng bị.
Thứ hai, đánh bom liều chết tạo ra hiệu ứng dư luận lớn. Sự chú ý của giới truyền thông cũng giống như ôxy đối với những kẻ khủng bố và các vụ đánh bom liều chết luôn nhận được nhiều sự chú ý do những kẻ đánh bom không chỉ dùng mạng của mình để gây thiệt hại cho mục tiêu mà còn sẵn sàng giết hại cả người ngoài cuộc.
Điển hình là trong vụ ám sát Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi năm 1991, thực hiện bởi một phụ nữ thuộc tổ chức khủng bố Những con Hổ giải phóng Tamil, đã khiến 16 người vô tội bỏ mạng.
Thứ ba, việc tiến hành một vụ đánh bom liều chết đòi hỏi ít chuyên môn và ít nguồn lực. Các tổ chức khủng bố chỉ cần một quả bom và một thành viên mù quáng để gieo rắc nỗi kinh hoàng cho cộng đồng.
Một số nhóm còn tự chế tạo được bom thô sơ từ các tài liệu sẵn có về chất gây nổ trên mạng. Hoạt động này cũng tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với các chiến thuật tấn công khác như bắt cóc con tin (còn nữa). Nguồn ảnh: Foxt.