Vào ngày 11 tháng 11 năm 1990, một phi công tiêm kích F-15 thuộc Phi đội số 2 của lực lượng không quân Ả Rập Xê Út đã đào tẩu cùng với một máy bay chiến đấu F-15C Eagle tới SudanSự kiện này thay vì gây ra những chấn động địa chính trị và quân sư, thì nó lại được giải quyết cách êm thắm nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của Mỹ và Saudi Arabia.Saudi Arabia đã đồng ý trả 50 triệu USD cho Sudan để lấy lại chiếc chiến đấu cơ này. Giới quan sát nhận định nếu bán chiếc máy bay này cho các Nga và Trung Quốc, có thể Sudan sẽ thu số tiền lớn hơn thế rất nhiều.Câu hỏi đặt ra rằng, tại sao một loại vũ khí đỉnh cao với nhiều bí mật quân sự như thế của Mỹ mà Trung Quốc và Liên Xô lại để vuột mất.Việc có trong tay loại máy bay này, hoặc ít nhất là có thời gian mổ sẻ trước khi chúng được trao trả sẽ giúp cho Liên Xô và Trung Quốc bắt bài một trong những máy bay tiêm kích mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.Trong quá khứ một chiếc tiêm kích chiến đấu MiG-25 Liên Xô đã đào tẩu sang Nhật Bản, thay vì phải trả ngay chiếc máy bay này thì Nhật Bản và Mỹ lại tìm cách "câu giờ" để nghiên cứu chúng.Sau khi tháo rời đến từng con ốc để nghiên cứu, chiếc MiG-25 đã quay trở lại Liên Xô dưới dạng các thùng linh kiện. Việc nghiên cứu tường tận máy bay MiG-25 đã giúp Mỹ tìm ra điểm yếu mấu chốt của loại chiến đấu cơ tối mật và mạnh nhất lúc bấy giờ của Liên Xô.Trở lại sự kiện chiếc máy bay F-15C đào tẩu sang Sudan. Viên phi công được cho là người bảo thủ và là tín đồ hồi giáo cuồng tín. Anh ta cảm thấy chán nản khi Saudi Araibia ngày càng thân Mỹ.Vụ việc diễn ra vào thời điểm khi những binh lính đầu tiên của phương Tây bắt đầu đóng quân thường trực tại Saudi Arabia - thánh địa của người Hồi giáo - điều đã gây ra nhiều tranh cãi vào thời điểm đó.Sau khi chiếc F-15C bị phi công đào tẩu đưa sang Sudan, theo các tài liệu công khai, không rõ lý do vì sao đã không có bên nào (ám chỉ các đối thủ của Mỹ) đưa ra lời đề nghị mua chiếc máy bay này.Giới phân tích cho rằng lý do cả Liên Xô và Trung Quốc dù rất muốn nhưng vẫn phải bỏ qua cơ hội tốt để sở hữu loại máy bày.Bối cảnh Liên Xô lúc bấy giờ đang ở "thời kỳ cuối của hoàng hôn", nền kinh tế trình trị và chính trị phân hóa, chỉ một năm sau đó Liên Xô tan rã.Trong bối cảnh này họ gần như "không còn tâm trí" để nghĩ đến việc nắm bắt cơ hội vàng sở hữu bí mât công nghệ trên chiếc F-15C, trong bối cảnh nội bộ có phần rệu rã, việc căng thẳng đối đầu với Mỹ (qua sự kiện tìm cách sở hữu F-15C đào tẩu) là sự không cần thiết.Về phần Trung Quốc, lúc bấy giờ chưa đủ mạnh để để đối trọng với Mỹ và phương Tây, Mặt khác sự kiện Thiên An Môn (1989) mới diễn ra, họ đang bị phương Tây gây sức ép và cấm vận vũ khí dù trước đó phương Tây đã đổ tiền, kỹ thuật và bán cả vũ khí cho Trung Quốc.Việc tìm cách sở hữu chiếc F-15C đào tẩu cũng không giúp ích nhiều cho Trung Quốc trong bối cảnh nền công nghiệp chế tạo hàng không chưa phát triển như bây giờ, và điều quan trọng hơn là có thể đẩy căng thẳng với Mỹ lên mức cao, điều này bất lợi cho Bắc Kinh.Mặt khác Mỹ và đồng minh cũng bí mật đưa ra phương án sẽ bắn hạ ngay lập tức chiếc máy bay đào tẩu nếu bắt gặp chúng xuất hiện trên bầu trời. Mặt khác các chiến địch bí mật phá hủy F-15C cũng được triển khai trong trường hợp đàm phán với Sudan thất bại.Sudan cũng sẽ phải đối mặt với các đòn trực phạt từ Mỹ và phương Tây trong trường hợp nước này tìm cách bán chiếc F-15C cho Liên Xô và Trung Quốc. Vì các lý lẽ trên, sau khi cân nhắc thiệt hơn, Sudan đã chọn giải pháp trả lại máy bay và "ắm lấy" 50 triệu USD "trời cho" từ Saudi Arabia.
Vào ngày 11 tháng 11 năm 1990, một phi công tiêm kích F-15 thuộc Phi đội số 2 của lực lượng không quân Ả Rập Xê Út đã đào tẩu cùng với một máy bay chiến đấu F-15C Eagle tới Sudan
Sự kiện này thay vì gây ra những chấn động địa chính trị và quân sư, thì nó lại được giải quyết cách êm thắm nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của Mỹ và Saudi Arabia.
Saudi Arabia đã đồng ý trả 50 triệu USD cho Sudan để lấy lại chiếc chiến đấu cơ này. Giới quan sát nhận định nếu bán chiếc máy bay này cho các Nga và Trung Quốc, có thể Sudan sẽ thu số tiền lớn hơn thế rất nhiều.
Câu hỏi đặt ra rằng, tại sao một loại vũ khí đỉnh cao với nhiều bí mật quân sự như thế của Mỹ mà Trung Quốc và Liên Xô lại để vuột mất.
Việc có trong tay loại máy bay này, hoặc ít nhất là có thời gian mổ sẻ trước khi chúng được trao trả sẽ giúp cho Liên Xô và Trung Quốc bắt bài một trong những máy bay tiêm kích mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.
Trong quá khứ một chiếc tiêm kích chiến đấu MiG-25 Liên Xô đã đào tẩu sang Nhật Bản, thay vì phải trả ngay chiếc máy bay này thì Nhật Bản và Mỹ lại tìm cách "câu giờ" để nghiên cứu chúng.
Sau khi tháo rời đến từng con ốc để nghiên cứu, chiếc MiG-25 đã quay trở lại Liên Xô dưới dạng các thùng linh kiện. Việc nghiên cứu tường tận máy bay MiG-25 đã giúp Mỹ tìm ra điểm yếu mấu chốt của loại chiến đấu cơ tối mật và mạnh nhất lúc bấy giờ của Liên Xô.
Trở lại sự kiện chiếc máy bay F-15C đào tẩu sang Sudan. Viên phi công được cho là người bảo thủ và là tín đồ hồi giáo cuồng tín. Anh ta cảm thấy chán nản khi Saudi Araibia ngày càng thân Mỹ.
Vụ việc diễn ra vào thời điểm khi những binh lính đầu tiên của phương Tây bắt đầu đóng quân thường trực tại Saudi Arabia - thánh địa của người Hồi giáo - điều đã gây ra nhiều tranh cãi vào thời điểm đó.
Sau khi chiếc F-15C bị phi công đào tẩu đưa sang Sudan, theo các tài liệu công khai, không rõ lý do vì sao đã không có bên nào (ám chỉ các đối thủ của Mỹ) đưa ra lời đề nghị mua chiếc máy bay này.
Giới phân tích cho rằng lý do cả Liên Xô và Trung Quốc dù rất muốn nhưng vẫn phải bỏ qua cơ hội tốt để sở hữu loại máy bày.
Bối cảnh Liên Xô lúc bấy giờ đang ở "thời kỳ cuối của hoàng hôn", nền kinh tế trình trị và chính trị phân hóa, chỉ một năm sau đó Liên Xô tan rã.
Trong bối cảnh này họ gần như "không còn tâm trí" để nghĩ đến việc nắm bắt cơ hội vàng sở hữu bí mât công nghệ trên chiếc F-15C, trong bối cảnh nội bộ có phần rệu rã, việc căng thẳng đối đầu với Mỹ (qua sự kiện tìm cách sở hữu F-15C đào tẩu) là sự không cần thiết.
Về phần Trung Quốc, lúc bấy giờ chưa đủ mạnh để để đối trọng với Mỹ và phương Tây, Mặt khác sự kiện Thiên An Môn (1989) mới diễn ra, họ đang bị phương Tây gây sức ép và cấm vận vũ khí dù trước đó phương Tây đã đổ tiền, kỹ thuật và bán cả vũ khí cho Trung Quốc.
Việc tìm cách sở hữu chiếc F-15C đào tẩu cũng không giúp ích nhiều cho Trung Quốc trong bối cảnh nền công nghiệp chế tạo hàng không chưa phát triển như bây giờ, và điều quan trọng hơn là có thể đẩy căng thẳng với Mỹ lên mức cao, điều này bất lợi cho Bắc Kinh.
Mặt khác Mỹ và đồng minh cũng bí mật đưa ra phương án sẽ bắn hạ ngay lập tức chiếc máy bay đào tẩu nếu bắt gặp chúng xuất hiện trên bầu trời. Mặt khác các chiến địch bí mật phá hủy F-15C cũng được triển khai trong trường hợp đàm phán với Sudan thất bại.
Sudan cũng sẽ phải đối mặt với các đòn trực phạt từ Mỹ và phương Tây trong trường hợp nước này tìm cách bán chiếc F-15C cho Liên Xô và Trung Quốc. Vì các lý lẽ trên, sau khi cân nhắc thiệt hơn, Sudan đã chọn giải pháp trả lại máy bay và "ắm lấy" 50 triệu USD "trời cho" từ Saudi Arabia.