Lục quân Ấn Độ hiện tại có quân số hơn 1.2 triệu người cùng với đó là 900 ngàn quân dự bị, là lực lượng xương sống bảo vệ an ninh quốc gia của nước này trên bộ. Dù có quy mô khá lớn nhưng năng lực chiến đấu của Lục quân Ấn Độ lại không được đánh giá cao khi nước này hầu như chưa thể hoàn tất việc hiện đại hóa trang bị vốn đã kéo dài hàng thập kỷ nay. Nguồn ảnh: qz.com.Theo đó Lục quân Ấn Độ có kế hoạch hiện đại hóa và tái trang bị lại lực lượng từ những năm 1980, tuy nhiên cho đến nay quá trình này gần như dậm chân tại chỗ với những bước tiến khá chậm. Cùng với đó là cơ cấu tổ chức của lực lượng này cũng có nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tác chiến toàn quân nếu trong trường hợp nước này rơi vào một cuộc chiến tranh tổng lực. Nguồn ảnh: onlinexams.in.Việc duy trì một nguồn lực quân sự khổng lồ như hiện tại không thể giúp Lục quân Ấn Độ mạnh hơn trong tương lai mà họ cần phải có những bước đi thay đổi thực tế hơn, nhằm tái cơ cấu lại lực lượng, cũng như hoàn tất chương trình hiện đại hóa trong thời gian ngắn nhất. Nguồn ảnh: indiaemotions.com.Ngoài quân số, nền tảng sức mạnh chính của Lục quân Ấn Độ là lực lượng tăng thiết giáp với hơn 8.500 đơn vị xe tăng và xe bọc thép các loại, trong đó xe tăng chiếm đến hơn một nữa. Dù vậy quá trình cơ giới hóa của Lục quân Ấn Độ vẫn còn khá chậm, khi họ chỉ sở hữu duy nhất một dòng xe chiến đấu bộ binh và một số mẫu xe bọc thép chở quân hạng nhẹ. Nguồn ảnh: newindianexpress.com.Nền tảng chủ lực của xe tăng Ấn Độ tất nhiên vẫn là dòng xe tăng T-90S "Bhishma"do Nga chế tạo và sau đó là T-72 Ajeya. Chỉ riêng hai dòng xe tăng này đã chiếm quân số lên đến 4.000 trong các đơn vị xe tăng Ấn Độ và trong tương lai hướng đi chính của Ấn Độ vẫn sẽ tập trung vào việc nội địa hóa T-90S. Nguồn ảnh: Airliners.net.Điều khiến người ta khá bất ngờ là với một quân đội có quân số lên đến hàng triệu, Lục quân Ấn Độ chỉ sở hữu duy nhất một dòng xe chiến đấu bộ binh là BMP-2 "Sarath" vốn có từ thời Liên Xô. Và sau hơn 30 năm phát triển nước này cũng không thể cho ra được bất cứ dòng xe chiến đấu bộ binh nội địa nào. Nguồn ảnh: rbth.com.Điểm sáng duy nhất của Lục quân Ấn Độ có lẽ là mẫu xe tăng nội địa Arjun vốn được xem là thành tựu của ngành công nghiệp quốc phòng của nước này, tuy nhiên quá trình phát triển Arjun cũng chẳng mấy suôn sẻ. Và kể từ khi được đưa vào sản xuất vào năm 2004 cho tới nay Ấn Độ chỉ sở hữu vỏn vẹn 248 chiếc Arjun ở cả hai biến thể Mk I và Mk II. Nguồn ảnh: Indian Defence Analysis.Lực lượng pháo binh của Lục quân Ấn Độ cũng khá khiêm tốn chỉ khoảng hơn 3.000 đơn vị, bao gồm cả pháo tự hành, pháo phản lực và pháo kéo. Trong khi đó con số này của Trung Quốc cựu thù của New Delhi lên tới hơn 10.000 đơn vị và khả năng tác chiến của họ cũng vượt trội hơn hẳn. Nguồn ảnh: wikipedia.Tuy Ấn Độ có thể tự sản xuất hầu hết các dòng pháo chủ lực có trong biên chế, nhưng do quá trình đấu thầu quân sự quá rườm rà nên nước này luôn trong tình trạng thiếu đạn pháo để chiến đấu. Đó là chưa kể tới khả năng triển khai của các đơn vị pháo binh Ấn Độ trong tình trạng chiến tranh khi họ không được cơ giới đúng nghĩa. Nguồn ảnh: YouTube.Trong tất cả các đơn vị pháo binh Ấn Độ thì tổ hơp pháo phản lực (MLRS) BM-30 Smerch được xem là loại vũ khí mạnh nhất tất nhiên nó do Nga chế tạo. Dòng MLRS này có tầm bắn hiệu quả khoảng 90km và có khả năng triển khai cả vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nguồn ảnh: Getty Images.Trái ngược với các đơn vị khác của Lục quân Ấn Độ, đơn vị tên lửa chiến lược của nước này lại sở hữu một nền tảng khá mạnh và là cánh phải của lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của New Delhi. Công nghệ tên lửa của Ấn Độ cũng không hề kém cạnh so với Trung Quốc và họ chỉ thua về mặt số lượng. Nguồn ảnh: Indian Defence Analysis.Dù không đa dạng về chủng loại nhưng tên lửa tấn công của Ấn Độ lại thuộc hàng top trên thế giới điển hình nhất trong số đó là Brahmos mẫu tên lửa hành trình siêu âm đa nền tảng của Ấn Độ. Về mặt thiết kế cũng như khả năng tác chiến Brahmos được đánh gia cao hơn hẳn hầu hết tất cả các tên lửa tấn công thông thường của Trung Quốc hiện tại. Nguồn ảnh: hindustantimes.com.Về lực lượng phòng không, Lục quân Ấn Độ chỉ duy trì được các đơn vị phòng không tầm ngắn và tầm trung thiếu khả năng đánh chặn tầm xa. Nhìn chung lực lượng này đang trong quá trình hiện đại hóa nên rất khó để có thể đánh giá một cách cụ thể, nhất là khi họ sắp sửa được trang bị thêm các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf từ Nga. Nguồn ảnh: blogspot.com.Lục quân Ấn Độ cũng tự xây dựng cho mình các đơn vị hổ trợ không vận quân số hơn 130 máy bay các loại, đa phần trong đó là trực thăng vận tải và vũ trang do Ấn Độ tự chế tạo. Ngoài ra còn có các phi đội máy bay trinh sát không người lái hầu hết là nhập khẩu từ Isreal. Nguồn ảnh: dawn.com.Với sức mạnh của Lục quân Ấn Độ hiện tại, họ vẫn có thể đảm bảo được an ninh quốc gia của mình trong tương lai gần nhưng xa hơn thì không thể, bởi với các mối đe dọa từ bên ngoài mà New Delhi đang phải đối mặt họ không có nhiều sự lựa chọn lắm nhầm duy trì sức mạnh quân sự trên tất cả các mặt trận. Và các duy nhất để khắc phục điều này chính là tăng tốc hiện đại hóa lục quân như các mà Trung Quốc đang thực hiện khi lục quân cả hai trước đây đều mắc chung một “căn bệnh”. Nguồn ảnh: newindianexpress.com.
Lục quân Ấn Độ hiện tại có quân số hơn 1.2 triệu người cùng với đó là 900 ngàn quân dự bị, là lực lượng xương sống bảo vệ an ninh quốc gia của nước này trên bộ. Dù có quy mô khá lớn nhưng năng lực chiến đấu của Lục quân Ấn Độ lại không được đánh giá cao khi nước này hầu như chưa thể hoàn tất việc hiện đại hóa trang bị vốn đã kéo dài hàng thập kỷ nay. Nguồn ảnh: qz.com.
Theo đó Lục quân Ấn Độ có kế hoạch hiện đại hóa và tái trang bị lại lực lượng từ những năm 1980, tuy nhiên cho đến nay quá trình này gần như dậm chân tại chỗ với những bước tiến khá chậm. Cùng với đó là cơ cấu tổ chức của lực lượng này cũng có nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tác chiến toàn quân nếu trong trường hợp nước này rơi vào một cuộc chiến tranh tổng lực. Nguồn ảnh: onlinexams.in.
Việc duy trì một nguồn lực quân sự khổng lồ như hiện tại không thể giúp Lục quân Ấn Độ mạnh hơn trong tương lai mà họ cần phải có những bước đi thay đổi thực tế hơn, nhằm tái cơ cấu lại lực lượng, cũng như hoàn tất chương trình hiện đại hóa trong thời gian ngắn nhất. Nguồn ảnh: indiaemotions.com.
Ngoài quân số, nền tảng sức mạnh chính của Lục quân Ấn Độ là lực lượng tăng thiết giáp với hơn 8.500 đơn vị xe tăng và xe bọc thép các loại, trong đó xe tăng chiếm đến hơn một nữa. Dù vậy quá trình cơ giới hóa của Lục quân Ấn Độ vẫn còn khá chậm, khi họ chỉ sở hữu duy nhất một dòng xe chiến đấu bộ binh và một số mẫu xe bọc thép chở quân hạng nhẹ. Nguồn ảnh: newindianexpress.com.
Nền tảng chủ lực của xe tăng Ấn Độ tất nhiên vẫn là dòng xe tăng T-90S "Bhishma"do Nga chế tạo và sau đó là T-72 Ajeya. Chỉ riêng hai dòng xe tăng này đã chiếm quân số lên đến 4.000 trong các đơn vị xe tăng Ấn Độ và trong tương lai hướng đi chính của Ấn Độ vẫn sẽ tập trung vào việc nội địa hóa T-90S. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Điều khiến người ta khá bất ngờ là với một quân đội có quân số lên đến hàng triệu, Lục quân Ấn Độ chỉ sở hữu duy nhất một dòng xe chiến đấu bộ binh là BMP-2 "Sarath" vốn có từ thời Liên Xô. Và sau hơn 30 năm phát triển nước này cũng không thể cho ra được bất cứ dòng xe chiến đấu bộ binh nội địa nào. Nguồn ảnh: rbth.com.
Điểm sáng duy nhất của Lục quân Ấn Độ có lẽ là mẫu xe tăng nội địa Arjun vốn được xem là thành tựu của ngành công nghiệp quốc phòng của nước này, tuy nhiên quá trình phát triển Arjun cũng chẳng mấy suôn sẻ. Và kể từ khi được đưa vào sản xuất vào năm 2004 cho tới nay Ấn Độ chỉ sở hữu vỏn vẹn 248 chiếc Arjun ở cả hai biến thể Mk I và Mk II. Nguồn ảnh: Indian Defence Analysis.
Lực lượng pháo binh của Lục quân Ấn Độ cũng khá khiêm tốn chỉ khoảng hơn 3.000 đơn vị, bao gồm cả pháo tự hành, pháo phản lực và pháo kéo. Trong khi đó con số này của Trung Quốc cựu thù của New Delhi lên tới hơn 10.000 đơn vị và khả năng tác chiến của họ cũng vượt trội hơn hẳn. Nguồn ảnh: wikipedia.
Tuy Ấn Độ có thể tự sản xuất hầu hết các dòng pháo chủ lực có trong biên chế, nhưng do quá trình đấu thầu quân sự quá rườm rà nên nước này luôn trong tình trạng thiếu đạn pháo để chiến đấu. Đó là chưa kể tới khả năng triển khai của các đơn vị pháo binh Ấn Độ trong tình trạng chiến tranh khi họ không được cơ giới đúng nghĩa. Nguồn ảnh: YouTube.
Trong tất cả các đơn vị pháo binh Ấn Độ thì tổ hơp pháo phản lực (MLRS) BM-30 Smerch được xem là loại vũ khí mạnh nhất tất nhiên nó do Nga chế tạo. Dòng MLRS này có tầm bắn hiệu quả khoảng 90km và có khả năng triển khai cả vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nguồn ảnh: Getty Images.
Trái ngược với các đơn vị khác của Lục quân Ấn Độ, đơn vị tên lửa chiến lược của nước này lại sở hữu một nền tảng khá mạnh và là cánh phải của lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của New Delhi. Công nghệ tên lửa của Ấn Độ cũng không hề kém cạnh so với Trung Quốc và họ chỉ thua về mặt số lượng. Nguồn ảnh: Indian Defence Analysis.
Dù không đa dạng về chủng loại nhưng tên lửa tấn công của Ấn Độ lại thuộc hàng top trên thế giới điển hình nhất trong số đó là Brahmos mẫu tên lửa hành trình siêu âm đa nền tảng của Ấn Độ. Về mặt thiết kế cũng như khả năng tác chiến Brahmos được đánh gia cao hơn hẳn hầu hết tất cả các tên lửa tấn công thông thường của Trung Quốc hiện tại. Nguồn ảnh: hindustantimes.com.
Về lực lượng phòng không, Lục quân Ấn Độ chỉ duy trì được các đơn vị phòng không tầm ngắn và tầm trung thiếu khả năng đánh chặn tầm xa. Nhìn chung lực lượng này đang trong quá trình hiện đại hóa nên rất khó để có thể đánh giá một cách cụ thể, nhất là khi họ sắp sửa được trang bị thêm các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf từ Nga. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Lục quân Ấn Độ cũng tự xây dựng cho mình các đơn vị hổ trợ không vận quân số hơn 130 máy bay các loại, đa phần trong đó là trực thăng vận tải và vũ trang do Ấn Độ tự chế tạo. Ngoài ra còn có các phi đội máy bay trinh sát không người lái hầu hết là nhập khẩu từ Isreal. Nguồn ảnh: dawn.com.
Với sức mạnh của Lục quân Ấn Độ hiện tại, họ vẫn có thể đảm bảo được an ninh quốc gia của mình trong tương lai gần nhưng xa hơn thì không thể, bởi với các mối đe dọa từ bên ngoài mà New Delhi đang phải đối mặt họ không có nhiều sự lựa chọn lắm nhầm duy trì sức mạnh quân sự trên tất cả các mặt trận. Và các duy nhất để khắc phục điều này chính là tăng tốc hiện đại hóa lục quân như các mà Trung Quốc đang thực hiện khi lục quân cả hai trước đây đều mắc chung một “căn bệnh”. Nguồn ảnh: newindianexpress.com.