Theo tờ “Quan sát quân sự” của Mỹ, khi các nước NATO áp đặt ngày càng nhiều các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Belarus, có thể thấy rằng, quan hệ giữa nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và các nước phương Tây sẽ tiếp tục xấu đi.Gần đây, quan hệ giữa Belarus và các nước phương Tây ngày càng trở nên căng thẳng. Belarus tin rằng, các nước láng giềng của NATO là mối đe dọa lớn đối với an ninh của mình, vì vậy nước này đã triển khai lực lượng không quân tinh nhuệ tới biên giới phía tây của họ, để đảm bảo an ninh.Việc Mỹ xây dựng một căn cứ quân sự lớn ở nước láng giềng Ba Lan của Belarus và triển khai tên lửa chiến thuật tầm xa tới châu Âu, là mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia của Belarus. Vì vậy, Belarus dự kiến sẽ đầu tư mạnh vào vũ khí và trang bị trong 10 năm tới, để hiện đại hóa hơn nữa các lực lượng vũ trang của mình.Nhưng ngay cả với sức mạnh quân sự hiện tại, Belarus vẫn có khả năng răn đe đáng kể đối với các nước láng giềng phương Tây. Dưới đây là những vũ khí và trang bị mạnh nhất của Lực lượng vũ trang Belarus, những vũ khí này được cho là sẽ có tác động chính trong trường hợp có thể xảy ra xung đột trong tương lai.Lực lượng tinh nhuệ của Không quân Belarus hiện gồm các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30SM. Các tiêm kích này có công nghệ cảm biến và tác chiến điện tử tiên tiến nhất của Nga; không giống như Su-35 và Su-34, Su-30SM không chỉ làm tốt nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không mà còn thực hiện tốt nhiệm vụ tấn công mặt đất.Khả năng của Su-30SM, từ hiệu suất bay đến kích thước và độ hiện đại của radar, khiến nó có lợi thế hơn hầu hết tiêm kích F-16 và F-18 trong lực lượng máy bay chiến đấu của NATO, đồng thời có thể đối đầu ngang ngửa với các máy bay chiến đấu cao cấp như F-15.Su-30SM có tầm hoạt động rất xa và có thể mang theo nhiều loại tên lửa đối không, đối đất, bao gồm cả tên lửa Kh-31, được sử dụng để tiến công vào chiều sâu hệ thống phòng không của đối phương; ngoài ra còn có tên lửa không đối không R-37M có tốc độ nhanh hơn và tầm bắn xa hơn.Belarus là khách hàng chính của hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất. Loại tên lửa này phần lớn bù đắp cho việc thiếu các máy bay chiến đấu hạng nặng tiên tiến ở Belarus và được coi là phương tiện bảo vệ không phận hiệu quả hơn, so với máy bay chiến đấu.Hệ thống S-400 được thiết kế để chống lại các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến như F-22 Raptor hay F-35 của Mỹ và là khắc tinh với F-15, F-16. S-400 tích hợp công nghệ cảm biến và đối phó điện tử tiên tiến nhất của Nga, có thể tác chiến với 80 máy bay cùng lúc.Tính di động cao của S-400 và thời gian chuyển thế và chuẩn bị chiến đấu ngắn, là chìa khóa cho khả năng tồn tại của hệ thống. S-400 cũng sẽ được bổ sung bởi các hệ thống phòng không tầm trung và tầm ngắn khác, chẳng hạn như hệ thống phòng không S-300PS, "Doyle" và "Beech". Theo một số thông tin, Belarus hiện đang xem xét mua sắm thêm tên lửa S-400.Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka là vũ khí tiến công hiệu quả cao được Belarus kế thừa từ Liên Xô cũ, có tầm bắn khoảng 190 km và đầu đạn nặng khoảng 490 kg. Tên lửa này sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, cho phép bảo quản tên lửa trong điều kiện nhiên liệu đầy đủ và có thể phóng trong khoảng thời gian ngắn.OTR-21 Tochka sử dụng phương tiện vừa vận chuyển, vừa là bệ phóng, khiến tên lửa khó bị theo dõi và tấn công; các bệ phóng có thể nhanh chóng di chuyển đến vị trí phóng phía trước. Tốc độ tên lửa OTR-21 Tochka cao hơn 5 Mach, cộng với khả năng cơ động cực tốt nên rất khó bị đánh chặn.Ngoài ra, Belarus đã triển khai khoảng 60 tên lửa đạn đạo Scud B kiểu cũ. Mặc dù những tên lửa này không phải là vũ khí tiên tiến, nhưng chúng còn sử dụng rất tốt trong việc tấn công các sân bay và vị trí phòng không của đối phương, khiến chúng trở thành vũ khí răn đe tiềm tàng.MiG-29 là trụ cột của lực lượng tiêm kích Belarus, sau khi Liên Xô tan rã, do tính linh hoạt và chi phí vận hành thấp hơn, nên MiG-29 được ưu tiên giữ lại. Một trong những điểm yếu chính của MiG-29 là tầm hoạt động ngắn, mặc dù điều này đáp ứng đủ cho nhiệm vụ phòng không, nhưng khuyết điểm này vẫn hạn chế tiềm năng tấn công của máy bay.MiG-29 có hiệu suất bay tuyệt vời và được hiện đại hóa và nâng cấp với hệ thống điện tử hàng không, hệ thống tác chiến điện tử và vũ khí tiên tiến. Nâng cấp quan trọng nhất của máy bay là tên lửa không đối không R-77 tiên tiến, không chỉ mang lại tầm bắn xa hơn mà còn có khả năng dẫn đường bằng radar chủ động và các biện pháp đối phó tác chiến điện tử ưu việt.Belarus cũng được trang bị 21 máy bay chiến đấu Su-27, được biên chế trong lực lượng dự bị. Mặc dù Su-27 là loại máy bay chiến đấu tiên tiến hơn MiG-29, nhưng do chi phí sử dụng của Su-27 cao hơn, nên số Su-27 không được nâng cấp như MiG-29, nên không được trang bị tên lửa R-77 hiện đại và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến.Belarus đã triển khai khoảng 12 trực thăng vũ trang Mi-24 kế thừa từ Liên Xô cũ, đây hiện là một trong những loại trực thăng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và tham gia thực chiến nhiều nhất.Mi-24 đã được chứng minh là có khả năng sống sót cao trong các trận chiến cường độ cao từ Afghanistan đến Syria; với tốc độ nhanh, giáp dày và có thể hành trình trong thời gian dài, rất thích hợp để chiến đấu ở những vùng khí hậu khắc nghiệt.Trực thăng Mi-24 của Belarus có thể được triển khai cùng với lữ đoàn đặc nhiệm lớn của nước này, với khoảng 11.750 người, chuyên thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt. Những đội quân tinh nhuệ này có thể chiến đấu sâu sau chiến tuyến của đối phương, mặc dù trang bị của họ không phải là mới nhất, nhưng trình độ huấn luyện của họ được coi là cao nhất ở châu Âu. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của tổ hợp tên lửa phòng không S-400 - loại tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nguồn: PTA7.
Theo tờ “Quan sát quân sự” của Mỹ, khi các nước NATO áp đặt ngày càng nhiều các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Belarus, có thể thấy rằng, quan hệ giữa nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và các nước phương Tây sẽ tiếp tục xấu đi.
Gần đây, quan hệ giữa Belarus và các nước phương Tây ngày càng trở nên căng thẳng. Belarus tin rằng, các nước láng giềng của NATO là mối đe dọa lớn đối với an ninh của mình, vì vậy nước này đã triển khai lực lượng không quân tinh nhuệ tới biên giới phía tây của họ, để đảm bảo an ninh.
Việc Mỹ xây dựng một căn cứ quân sự lớn ở nước láng giềng Ba Lan của Belarus và triển khai tên lửa chiến thuật tầm xa tới châu Âu, là mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia của Belarus. Vì vậy, Belarus dự kiến sẽ đầu tư mạnh vào vũ khí và trang bị trong 10 năm tới, để hiện đại hóa hơn nữa các lực lượng vũ trang của mình.
Nhưng ngay cả với sức mạnh quân sự hiện tại, Belarus vẫn có khả năng răn đe đáng kể đối với các nước láng giềng phương Tây. Dưới đây là những vũ khí và trang bị mạnh nhất của Lực lượng vũ trang Belarus, những vũ khí này được cho là sẽ có tác động chính trong trường hợp có thể xảy ra xung đột trong tương lai.
Lực lượng tinh nhuệ của Không quân Belarus hiện gồm các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30SM. Các tiêm kích này có công nghệ cảm biến và tác chiến điện tử tiên tiến nhất của Nga; không giống như Su-35 và Su-34, Su-30SM không chỉ làm tốt nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không mà còn thực hiện tốt nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Khả năng của Su-30SM, từ hiệu suất bay đến kích thước và độ hiện đại của radar, khiến nó có lợi thế hơn hầu hết tiêm kích F-16 và F-18 trong lực lượng máy bay chiến đấu của NATO, đồng thời có thể đối đầu ngang ngửa với các máy bay chiến đấu cao cấp như F-15.
Su-30SM có tầm hoạt động rất xa và có thể mang theo nhiều loại tên lửa đối không, đối đất, bao gồm cả tên lửa Kh-31, được sử dụng để tiến công vào chiều sâu hệ thống phòng không của đối phương; ngoài ra còn có tên lửa không đối không R-37M có tốc độ nhanh hơn và tầm bắn xa hơn.
Belarus là khách hàng chính của hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất. Loại tên lửa này phần lớn bù đắp cho việc thiếu các máy bay chiến đấu hạng nặng tiên tiến ở Belarus và được coi là phương tiện bảo vệ không phận hiệu quả hơn, so với máy bay chiến đấu.
Hệ thống S-400 được thiết kế để chống lại các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến như F-22 Raptor hay F-35 của Mỹ và là khắc tinh với F-15, F-16. S-400 tích hợp công nghệ cảm biến và đối phó điện tử tiên tiến nhất của Nga, có thể tác chiến với 80 máy bay cùng lúc.
Tính di động cao của S-400 và thời gian chuyển thế và chuẩn bị chiến đấu ngắn, là chìa khóa cho khả năng tồn tại của hệ thống. S-400 cũng sẽ được bổ sung bởi các hệ thống phòng không tầm trung và tầm ngắn khác, chẳng hạn như hệ thống phòng không S-300PS, "Doyle" và "Beech". Theo một số thông tin, Belarus hiện đang xem xét mua sắm thêm tên lửa S-400.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka là vũ khí tiến công hiệu quả cao được Belarus kế thừa từ Liên Xô cũ, có tầm bắn khoảng 190 km và đầu đạn nặng khoảng 490 kg. Tên lửa này sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, cho phép bảo quản tên lửa trong điều kiện nhiên liệu đầy đủ và có thể phóng trong khoảng thời gian ngắn.
OTR-21 Tochka sử dụng phương tiện vừa vận chuyển, vừa là bệ phóng, khiến tên lửa khó bị theo dõi và tấn công; các bệ phóng có thể nhanh chóng di chuyển đến vị trí phóng phía trước. Tốc độ tên lửa OTR-21 Tochka cao hơn 5 Mach, cộng với khả năng cơ động cực tốt nên rất khó bị đánh chặn.
Ngoài ra, Belarus đã triển khai khoảng 60 tên lửa đạn đạo Scud B kiểu cũ. Mặc dù những tên lửa này không phải là vũ khí tiên tiến, nhưng chúng còn sử dụng rất tốt trong việc tấn công các sân bay và vị trí phòng không của đối phương, khiến chúng trở thành vũ khí răn đe tiềm tàng.
MiG-29 là trụ cột của lực lượng tiêm kích Belarus, sau khi Liên Xô tan rã, do tính linh hoạt và chi phí vận hành thấp hơn, nên MiG-29 được ưu tiên giữ lại. Một trong những điểm yếu chính của MiG-29 là tầm hoạt động ngắn, mặc dù điều này đáp ứng đủ cho nhiệm vụ phòng không, nhưng khuyết điểm này vẫn hạn chế tiềm năng tấn công của máy bay.
MiG-29 có hiệu suất bay tuyệt vời và được hiện đại hóa và nâng cấp với hệ thống điện tử hàng không, hệ thống tác chiến điện tử và vũ khí tiên tiến. Nâng cấp quan trọng nhất của máy bay là tên lửa không đối không R-77 tiên tiến, không chỉ mang lại tầm bắn xa hơn mà còn có khả năng dẫn đường bằng radar chủ động và các biện pháp đối phó tác chiến điện tử ưu việt.
Belarus cũng được trang bị 21 máy bay chiến đấu Su-27, được biên chế trong lực lượng dự bị. Mặc dù Su-27 là loại máy bay chiến đấu tiên tiến hơn MiG-29, nhưng do chi phí sử dụng của Su-27 cao hơn, nên số Su-27 không được nâng cấp như MiG-29, nên không được trang bị tên lửa R-77 hiện đại và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến.
Belarus đã triển khai khoảng 12 trực thăng vũ trang Mi-24 kế thừa từ Liên Xô cũ, đây hiện là một trong những loại trực thăng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và tham gia thực chiến nhiều nhất.
Mi-24 đã được chứng minh là có khả năng sống sót cao trong các trận chiến cường độ cao từ Afghanistan đến Syria; với tốc độ nhanh, giáp dày và có thể hành trình trong thời gian dài, rất thích hợp để chiến đấu ở những vùng khí hậu khắc nghiệt.
Trực thăng Mi-24 của Belarus có thể được triển khai cùng với lữ đoàn đặc nhiệm lớn của nước này, với khoảng 11.750 người, chuyên thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt. Những đội quân tinh nhuệ này có thể chiến đấu sâu sau chiến tuyến của đối phương, mặc dù trang bị của họ không phải là mới nhất, nhưng trình độ huấn luyện của họ được coi là cao nhất ở châu Âu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của tổ hợp tên lửa phòng không S-400 - loại tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nguồn: PTA7.