Trong thời gian gần đây, báo chí tại Minsk đã không ít lần nhắc tới nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh toàn diện với liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là bởi NATO nhiều lần khẳng định ủng hộ phe đối lập và đòi hủy kết quả cuộc bầu cử tổng thống vừa kết thúc với thắng lợi thuộc về ông Alexander Lukashenko.Thậm chí chính quyền Belarus còn cáo buộc rằng NATO triển khai động thái gây sức ép bằng quân sự, khi dồn tới sát biên giới nước này những đơn vị tác chiến với nhiều xe tăng, xe bọc thép hiện đại.Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể về lời buộc tội trên, nhưng quân đội Belarus đã có phản ứng bằng cách tiến hành một số cuộc tập trận cũng như tăng cường thiết giáp tới phía Tây.Tuy nhiên theo bình luận từ báo chí Nga, bất chấp những tuyên bố của Tổng thống Belarus rằng NATO đang có kế hoạch xâm lược quốc gia này, mối đe dọa là không thực tế.Giới chuyên gia quân sự Nga nhận định ngay cả khi những đơn vị đột kích với xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams nâng cấp của Mỹ được điều động tới Ba Lan cũng không đủ để xuyên thủng hàng phòng thủ Belarus.Lý do là bởi theo dữ liệu chính thức, lục quân Mỹ mới chỉ đưa vỏn vẹn có 29 xe tăng hạng nặng M1A2 SEPv3 Abrams đến biên giới của nước cộng hòa láng giềng.“Vài chục xe tăng Abrams, xe chiến đấu bộ binh Bradley, xe bọc thép đa dụng - cả một đội quân nhỏ đã được triển khai tại khu vực Pabrada, và không lâu trước đó người Mỹ đã điều động trực thăng Apache và Black Hawk tới Litva”.“Theo Bộ Quốc phòng Belarus, trên đất Litva, chỉ cách biên giới của liên minh 15 km đã có 500 binh sĩ, 29 xe tăng và 43 xe chiến đấu bộ binh”, hãng tin Nga RIA Novosti cho biết.Căn cứ vào tính năng kỹ chiến thuật của những phương tiện tác chiến trên, lực lượng Mỹ chưa thể tấn công, thậm chí còn bị quân đội Belarus tiêu diệt một cách nhanh chóng.Giới phân tích cho rằng các xe tăng Abrams này chỉ cho phép binh sĩ Mỹ cầm cự trước cuộc tấn công trong khoảng 1 - 2 giờ (ước tính hơn một nửa số xe tăng trên sẽ bị phá hủy trong vòng 20 - 30 phút), khi lực lượng xe tăng Belarus nhiều gấp 47 lần với 1.364 chiến xa.Hiện tại trong biên chế quân đội Belarus đã có số lượng khá lớn xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 do Nga cung cấp, chưa kể đến những chiếc do họ tự hiện đại hóa theo tiêu chuẩn trên.Không chỉ có vậy, phòng không lục quân của Belarus cũng khá mạnh, đủ sức triệt tiêu ưu thế trên không của lục quân NATO với những trực thăng vũ trang AH-64 Apache hay Eurocopter.Các chuyên gia lưu ý rằng nỗi sợ hãi của Tổng thống Belarus Lukashenka hoặc là xa vời, hoặc chỉ là một nỗ lực để “đánh lừa” Nga và công dân của nước này.“Tất nhiên khoảng cách 15 km tính từ biên giới Belarus thực sự có vẻ rất nguy hiểm, tuy nhiên bản thân lãnh thổ Litva không rộng lớn đến mức như vậy”.“Ngoài ra không rõ tại sao ông Lukashenko lại tỏ ra đầy lo lắng như trên khi sở hữu lực lượng thiết giáp mạnh hơn nhiều, đủ sức đè bẹp Litva, Latvia và một phần của Ba Lan”, chuyên gia Nga lưu ý.
Trong thời gian gần đây, báo chí tại Minsk đã không ít lần nhắc tới nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh toàn diện với liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là bởi NATO nhiều lần khẳng định ủng hộ phe đối lập và đòi hủy kết quả cuộc bầu cử tổng thống vừa kết thúc với thắng lợi thuộc về ông Alexander Lukashenko.
Thậm chí chính quyền Belarus còn cáo buộc rằng NATO triển khai động thái gây sức ép bằng quân sự, khi dồn tới sát biên giới nước này những đơn vị tác chiến với nhiều xe tăng, xe bọc thép hiện đại.
Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể về lời buộc tội trên, nhưng quân đội Belarus đã có phản ứng bằng cách tiến hành một số cuộc tập trận cũng như tăng cường thiết giáp tới phía Tây.
Tuy nhiên theo bình luận từ báo chí Nga, bất chấp những tuyên bố của Tổng thống Belarus rằng NATO đang có kế hoạch xâm lược quốc gia này, mối đe dọa là không thực tế.
Giới chuyên gia quân sự Nga nhận định ngay cả khi những đơn vị đột kích với xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams nâng cấp của Mỹ được điều động tới Ba Lan cũng không đủ để xuyên thủng hàng phòng thủ Belarus.
Lý do là bởi theo dữ liệu chính thức, lục quân Mỹ mới chỉ đưa vỏn vẹn có 29 xe tăng hạng nặng M1A2 SEPv3 Abrams đến biên giới của nước cộng hòa láng giềng.
“Vài chục xe tăng Abrams, xe chiến đấu bộ binh Bradley, xe bọc thép đa dụng - cả một đội quân nhỏ đã được triển khai tại khu vực Pabrada, và không lâu trước đó người Mỹ đã điều động trực thăng Apache và Black Hawk tới Litva”.
“Theo Bộ Quốc phòng Belarus, trên đất Litva, chỉ cách biên giới của liên minh 15 km đã có 500 binh sĩ, 29 xe tăng và 43 xe chiến đấu bộ binh”, hãng tin Nga RIA Novosti cho biết.
Căn cứ vào tính năng kỹ chiến thuật của những phương tiện tác chiến trên, lực lượng Mỹ chưa thể tấn công, thậm chí còn bị quân đội Belarus tiêu diệt một cách nhanh chóng.
Giới phân tích cho rằng các xe tăng Abrams này chỉ cho phép binh sĩ Mỹ cầm cự trước cuộc tấn công trong khoảng 1 - 2 giờ (ước tính hơn một nửa số xe tăng trên sẽ bị phá hủy trong vòng 20 - 30 phút), khi lực lượng xe tăng Belarus nhiều gấp 47 lần với 1.364 chiến xa.
Hiện tại trong biên chế quân đội Belarus đã có số lượng khá lớn xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 do Nga cung cấp, chưa kể đến những chiếc do họ tự hiện đại hóa theo tiêu chuẩn trên.
Không chỉ có vậy, phòng không lục quân của Belarus cũng khá mạnh, đủ sức triệt tiêu ưu thế trên không của lục quân NATO với những trực thăng vũ trang AH-64 Apache hay Eurocopter.
Các chuyên gia lưu ý rằng nỗi sợ hãi của Tổng thống Belarus Lukashenka hoặc là xa vời, hoặc chỉ là một nỗ lực để “đánh lừa” Nga và công dân của nước này.
“Tất nhiên khoảng cách 15 km tính từ biên giới Belarus thực sự có vẻ rất nguy hiểm, tuy nhiên bản thân lãnh thổ Litva không rộng lớn đến mức như vậy”.
“Ngoài ra không rõ tại sao ông Lukashenko lại tỏ ra đầy lo lắng như trên khi sở hữu lực lượng thiết giáp mạnh hơn nhiều, đủ sức đè bẹp Litva, Latvia và một phần của Ba Lan”, chuyên gia Nga lưu ý.