Quân đội Ukraine được thừa hưởng một kho vũ khí khổng lồ từ Liên Xô bao gồm hàng nghìn máy bay chiến đấu, hai hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới đang đóng dở và kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới.Sự suy thoái của nền kinh tế và các ngành công nghiệp quốc phòng đã dẫn đến sự suy giảm khả năng tác chiến trên không của không quân Ukraine, do đó nước này chỉ có thể dựa vào một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu và hệ thống phòng lạc hậu từ những năm 1980.Tuy nhiên, nhiều hệ thống vũ khí có tiềm năng đã được Ukraine nâng cấp và cải tiến đáng kể. Dưới đây là danh sách 5 loại khí tài có khả năng tác chiến trên không hiệu quả nhất của Ukraine.Thứ nhất, Su-27S Flanker được nhiều người đánh giá là máy bay chiến đấu có khả năng nhất được sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Máy bay bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 1985, đã góp phần bổ sung thêm sức mạnh cho lực lượng không quân tinh nhuệ của Liên Xô.Su-27 vẫn là một trong những máy bay chiến đấu có năng lực nhất ở Đông Âu, nhưng do chỉ sử dụng các biện pháp đối phó chiến tranh điện tử, vũ khí trang bị và cảm biến từ những năm 1980, nên khả năng đối đầu với máy bay chiến đấu hiện đại của Nga thực sự là một thử thách khó khăn đối với máy bay Ukraine.Ngoài ra, phi công cũng bị hạn chế số giờ huấn luyện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tác chiến của không quân Ukraine. Mới đây nhất là trận không chiến ở thành phố Zhytomir vào ngày 5/3 đã chứng kiến 4 chiến đấu cơ Su-27 của Ukraine bị máy bay chiến đấu Su-35 Nga bắn hạ. (Hình minh hoạ).Thứ hai là MiG-29A, loại máy bay chiếm khoảng một nửa số máy bay chiến đấu của Ukraine. MiG-29 là một chương trình được phát triển song song với Su-27. Các máy bay chiến đấu này có tầm hoạt động ngắn hơn nhiều, cảm biến yếu hơn và chỉ được trang bị tên lửa tầm xa ngắn hơn so với Su-27.Tuy nhiên, MiG-29 có một lợi thế quan trọng đó là khả năng hoạt động từ các đường băng tạm thời và rất ngắn, bởi vì mục đích thiết kế loại máy bay này là để bố trí ở các khu vực tiền tuyến ở Đông Đức trong thời Chiến tranh Lạnh.Ngoài ra, Ukraine còn có phiên bản nâng cấp là MiG-29M, được đánh giá là một trong những chiếc máy bay có khả năng tác chiến hàng đầu thế giới về phạm vi hoạt động. MiG-29M có thể thách thức các máy bay chiến đấu hạng nặng hiện đại như Su-30SM và Su-35 của Nga.Thứ ba là tổ hợp tên lửa S-300P/PT, là biến thể đầu tiên được nâng cấp hệ thống phòng không S-300, hệ thống tên lửa tầm trung S-300P/PS/PT từ những năm 1980 là xương sống của hệ thống phòng không Ukraine.S-300 của Ukraine không được thiết kế để phòng thủ các khu vực rộng lớn, không có khả năng phòng thủ nhiều lớp và cung cấp mức độ nhận thức tình huống hạn chế hơn nhiều. Khả năng cơ động thấp hơn và các biện pháp đối phó chiến tranh điện tử cũ kỹ khiến chúng rất dễ bị tấn công.Thứ tư là hệ thống tên lửa phòng không di động BuK-M1, được sản xuất từ năm 1980, loại tên lửa này cung cấp khả năng phòng không bổ sung tầm ngắn hơn cho S-300 và có thể đe dọa nghiêm trọng đến các máy bay chiến đấu của Nga.Cuối cùng là tên lửa cầm tay Stinger và Igla MANPADS. Igla và các hệ thống Stinger có thể gây ra thiệt hại cho máy bay Nga nhiều hơn so với tất cả các khí tài phòng không khác của Ukraine cộng lại.Những tên lửa cầm tay này là các hệ thống này cực kỳ khó vô hiệu hóa và miễn nhiễm với các phương pháp chế áp phòng không truyền thống dựa vào vũ khí chống bức xạ. Tên lửa Igla và Stinger được các thành viên NATO khác cung cấp với số lượng lớn cho Ukraine và đã gây nhiều thiệt hại cho không quân Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quân đội Ukraine được thừa hưởng một kho vũ khí khổng lồ từ Liên Xô bao gồm hàng nghìn máy bay chiến đấu, hai hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới đang đóng dở và kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới.
Sự suy thoái của nền kinh tế và các ngành công nghiệp quốc phòng đã dẫn đến sự suy giảm khả năng tác chiến trên không của không quân Ukraine, do đó nước này chỉ có thể dựa vào một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu và hệ thống phòng lạc hậu từ những năm 1980.
Tuy nhiên, nhiều hệ thống vũ khí có tiềm năng đã được Ukraine nâng cấp và cải tiến đáng kể. Dưới đây là danh sách 5 loại khí tài có khả năng tác chiến trên không hiệu quả nhất của Ukraine.
Thứ nhất, Su-27S Flanker được nhiều người đánh giá là máy bay chiến đấu có khả năng nhất được sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Máy bay bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 1985, đã góp phần bổ sung thêm sức mạnh cho lực lượng không quân tinh nhuệ của Liên Xô.
Su-27 vẫn là một trong những máy bay chiến đấu có năng lực nhất ở Đông Âu, nhưng do chỉ sử dụng các biện pháp đối phó chiến tranh điện tử, vũ khí trang bị và cảm biến từ những năm 1980, nên khả năng đối đầu với máy bay chiến đấu hiện đại của Nga thực sự là một thử thách khó khăn đối với máy bay Ukraine.
Ngoài ra, phi công cũng bị hạn chế số giờ huấn luyện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tác chiến của không quân Ukraine. Mới đây nhất là trận không chiến ở thành phố Zhytomir vào ngày 5/3 đã chứng kiến 4 chiến đấu cơ Su-27 của Ukraine bị máy bay chiến đấu Su-35 Nga bắn hạ. (Hình minh hoạ).
Thứ hai là MiG-29A, loại máy bay chiếm khoảng một nửa số máy bay chiến đấu của Ukraine. MiG-29 là một chương trình được phát triển song song với Su-27. Các máy bay chiến đấu này có tầm hoạt động ngắn hơn nhiều, cảm biến yếu hơn và chỉ được trang bị tên lửa tầm xa ngắn hơn so với Su-27.
Tuy nhiên, MiG-29 có một lợi thế quan trọng đó là khả năng hoạt động từ các đường băng tạm thời và rất ngắn, bởi vì mục đích thiết kế loại máy bay này là để bố trí ở các khu vực tiền tuyến ở Đông Đức trong thời Chiến tranh Lạnh.
Ngoài ra, Ukraine còn có phiên bản nâng cấp là MiG-29M, được đánh giá là một trong những chiếc máy bay có khả năng tác chiến hàng đầu thế giới về phạm vi hoạt động. MiG-29M có thể thách thức các máy bay chiến đấu hạng nặng hiện đại như Su-30SM và Su-35 của Nga.
Thứ ba là tổ hợp tên lửa S-300P/PT, là biến thể đầu tiên được nâng cấp hệ thống phòng không S-300, hệ thống tên lửa tầm trung S-300P/PS/PT từ những năm 1980 là xương sống của hệ thống phòng không Ukraine.
S-300 của Ukraine không được thiết kế để phòng thủ các khu vực rộng lớn, không có khả năng phòng thủ nhiều lớp và cung cấp mức độ nhận thức tình huống hạn chế hơn nhiều. Khả năng cơ động thấp hơn và các biện pháp đối phó chiến tranh điện tử cũ kỹ khiến chúng rất dễ bị tấn công.
Thứ tư là hệ thống tên lửa phòng không di động BuK-M1, được sản xuất từ năm 1980, loại tên lửa này cung cấp khả năng phòng không bổ sung tầm ngắn hơn cho S-300 và có thể đe dọa nghiêm trọng đến các máy bay chiến đấu của Nga.
Cuối cùng là tên lửa cầm tay Stinger và Igla MANPADS. Igla và các hệ thống Stinger có thể gây ra thiệt hại cho máy bay Nga nhiều hơn so với tất cả các khí tài phòng không khác của Ukraine cộng lại.
Những tên lửa cầm tay này là các hệ thống này cực kỳ khó vô hiệu hóa và miễn nhiễm với các phương pháp chế áp phòng không truyền thống dựa vào vũ khí chống bức xạ. Tên lửa Igla và Stinger được các thành viên NATO khác cung cấp với số lượng lớn cho Ukraine và đã gây nhiều thiệt hại cho không quân Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.