Trong khi đó, phía “Artsakh” thì không có máy bay không người lái nào, họ chỉ có vũ khí truyền thống là pháo mặt đất, pháo cao xạ và tên lửa phóng từ mặt đất. Armenia tuy có UAV nhưng số lượng rất ít và chủ yếu là UAV trinh sát và UAV do họ tự phát triển.Được biết, UAV tuy không quá đắt nhưng Armenia và “Artsakh” không đủ kinh phí để mua sắm nhiều UAV hiện đại và hiệu quả từ nước ngoài. Như vậy, Armenia và lực lượng cộng hòa tự xưng đã phải bước vào một cuộc chiến không cân sức.Azerbaijan đã dùng các UAV sát thủ của mình để không chỉ tiêu diệt hệ thống phòng không của Armenia mà còn tấn công không thương tiếc vào các xe thiết giáp, pháo mặt đất, xe tải và binh sĩ Armenia trong công sự, triệt hạ tối đa sinh lực đối phương hết ngày này qua ngày khác, đến mức phía Armenia dần không chịu đựng được nữa.Sau khi phía Armenia và “Cộng hòa Artsakh” bị thiệt hại nặng nề về quân nhân và vũ khí, quân đội Azerbaijan dễ dàng tổ chức xung phong để chiếm lãnh thổ. Trong trận chiến UAV vừa qua, phía Azerbaijan còn áp dụng cả tâm lý chiến UAV.Họ đã ghi hình các cuộc tấn công tàn khốc bằng UAV rồi chia sẻ các video đó trên website Bộ Quốc phòng Azerbaija và trên các mạng xã hội trên mạng internet, cũng như trình chiếu công khai các clip này bằng các ti vi lớn tại các địa điểm công cộng ở thủ đô Baku, từ đó gây tác động tâm lý rất mạnh lên binh sĩ người Armenia và giới lãnh đạo Armenia.Nếu hai bên chỉ đánh nhau “tay bo” bằng bộ binh, xe tăng và pháo binh thì chưa chắc “gió đã đổi chiều” như vừa rồi. Vì người dân Armenia vốn có truyền thống là những chiến binh thiện chiến và quả cảm.Hơn nữa vùng núi Nagorno-Karakabh vốn hiểm trở mà người tộc Armenia lại am hiểu vùng này và xây được hệ thống trận địa, công sự vững chắc, rộng khắp trong vài thập kỷ qua.Cuộc chiến Nagorno-Karabakh 2020 chính là cuộc chiến tranh đầu tiên mà UAV được sử dụng trên quy mô lớn và có tác dụng thay đổi cục diện. Nó cũng đặt ra nhiều vấn đề về an ninh phòng không đòi hỏi các lực lượng quân đội nói chung và phòng không nói riêng trên thế giới phải nghiên cứu kỹ càng về biện pháp đối phó với các mối đe dọa từ UAV trên phương diện quân sự.Thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cho Azerbaijan. Thổ Nhĩ Kỳ vốn như anh em với Azerbaijan – hai nước là “một dân tộc, hai quốc gia”, với nhiều điểm tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa.Ngày nay, trong cuộc chiến cạnh tranh nước lớn, Thổ Nhĩ Kỳ đã cổ xúy mạnh mẽ cho Azerbaijan tái chiếm Nagorno-Karabakh, họ đã đầu tư cung cấp vũ khí và kinh nghiệm quân sự cho Azerbaijan. Nhân tố Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đóng vai trò rất quan trọng trong quyết tâm quân sự của Azerbaijan lần này.Thứ ba là Armenia không còn được Nga ủng hộ nhiều nữa. Nga vốn là chỗ dựa quan trọng của Armenia. Vừa rồi chính trường Armenia có nhiều biến động theo hướng dịch chuyển về phương Tây khiến Nga bớt mặn mà với Armenia.Do vậy trong giai đoạn đầu của cuộc chiến Karabakh 2020, Nga đã khá thờ ơ, chỉ đến khi tình hình “Cộng hòa Artsakh” thực sự nguy khốn, Nga mới can thiệp một cách quyết đoán để hỗ trợ Armenia.Bản thân Azerbaijan đã chuẩn bị trong 3 thập kỷ cho việc thu hồi lãnh thổ họ đã mất. Học thuyết quân sự của Azerbaijan được thông qua vào năm 2010 đã mở đường cho nước này dùng vũ lực để thu hồi lãnh thổ. Đụng độ quân sự năm 2016 có thể là cuộc tập dượt lớn đầu tiên cho chiến trận 2020 này.Đã vậy theo thời gian, Azerbaijan ngày càng có nhiều điều kiện về kinh tế để theo đuổi mục tiêu này. Họ có nguồn dầu mỏ phong phú, giáp với biển Caspia, có đất rộng và đông dân hơn đối phương, có tiềm năng phát triển kinh tế vượt bậc... từ đó có điều kiện để đầu tư cho quân đội và mua sắm vũ khí một cách toàn diện, không chỉ UAV.Trong khi đó, đối phương của họ nghèo hơn hẳn, không có mấy tài nguyên, không có biển, diện tích nhỏ, dân số nhỏ (chỉ bằng gần 1/3 dân số Azerbaijan). Armenia ở vào thế dễ bị phong tỏa hơn nhiều.Yếu tố cuối cùng là việc Azerbaijan chọn đúng thời điểm. Không phải ngẫu nhiên chiến sự lại nổ ra vào cuối tháng 9/2020. Đây là lúc cuộc đua vào Nhà Trắng ở Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn quan trọng. Căng thẳng ở Karabakh đã được đẩy lên vào đúng lúc cả thế giới cũng như nước Mỹ dồn sự chú ý vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.Đã vậy Azerbaijan lại gặp thêm một may mắn nữa là bầu cử Mỹ năm nay có nhiều diễn biến cam go, khó lường với sự giằng co giữa 2 ứng viên Trump và Biden và việc ông Trump cáo buộc có gian lận phiếu bầu.Thực sự trong bối cảnh đó, Mỹ không có nhiều cảm hứng để quan tâm đến vấn đề Nagorno-Karabakh, dù Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng vài lần lên tiếng theo hướng bảo vệ người Armenia, nhưng thực tế cho thấy, diễn biến của cuộc bầu cử ở Mỹ vẫn chiếm ưu thế trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong khi đó, phía “Artsakh” thì không có máy bay không người lái nào, họ chỉ có vũ khí truyền thống là pháo mặt đất, pháo cao xạ và tên lửa phóng từ mặt đất. Armenia tuy có UAV nhưng số lượng rất ít và chủ yếu là UAV trinh sát và UAV do họ tự phát triển.
Được biết, UAV tuy không quá đắt nhưng Armenia và “Artsakh” không đủ kinh phí để mua sắm nhiều UAV hiện đại và hiệu quả từ nước ngoài. Như vậy, Armenia và lực lượng cộng hòa tự xưng đã phải bước vào một cuộc chiến không cân sức.
Azerbaijan đã dùng các UAV sát thủ của mình để không chỉ tiêu diệt hệ thống phòng không của Armenia mà còn tấn công không thương tiếc vào các xe thiết giáp, pháo mặt đất, xe tải và binh sĩ Armenia trong công sự, triệt hạ tối đa sinh lực đối phương hết ngày này qua ngày khác, đến mức phía Armenia dần không chịu đựng được nữa.
Sau khi phía Armenia và “Cộng hòa Artsakh” bị thiệt hại nặng nề về quân nhân và vũ khí, quân đội Azerbaijan dễ dàng tổ chức xung phong để chiếm lãnh thổ. Trong trận chiến UAV vừa qua, phía Azerbaijan còn áp dụng cả tâm lý chiến UAV.
Họ đã ghi hình các cuộc tấn công tàn khốc bằng UAV rồi chia sẻ các video đó trên website Bộ Quốc phòng Azerbaija và trên các mạng xã hội trên mạng internet, cũng như trình chiếu công khai các clip này bằng các ti vi lớn tại các địa điểm công cộng ở thủ đô Baku, từ đó gây tác động tâm lý rất mạnh lên binh sĩ người Armenia và giới lãnh đạo Armenia.
Nếu hai bên chỉ đánh nhau “tay bo” bằng bộ binh, xe tăng và pháo binh thì chưa chắc “gió đã đổi chiều” như vừa rồi. Vì người dân Armenia vốn có truyền thống là những chiến binh thiện chiến và quả cảm.
Hơn nữa vùng núi Nagorno-Karakabh vốn hiểm trở mà người tộc Armenia lại am hiểu vùng này và xây được hệ thống trận địa, công sự vững chắc, rộng khắp trong vài thập kỷ qua.
Cuộc chiến Nagorno-Karabakh 2020 chính là cuộc chiến tranh đầu tiên mà UAV được sử dụng trên quy mô lớn và có tác dụng thay đổi cục diện. Nó cũng đặt ra nhiều vấn đề về an ninh phòng không đòi hỏi các lực lượng quân đội nói chung và phòng không nói riêng trên thế giới phải nghiên cứu kỹ càng về biện pháp đối phó với các mối đe dọa từ UAV trên phương diện quân sự.
Thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cho Azerbaijan. Thổ Nhĩ Kỳ vốn như anh em với Azerbaijan – hai nước là “một dân tộc, hai quốc gia”, với nhiều điểm tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa.
Ngày nay, trong cuộc chiến cạnh tranh nước lớn, Thổ Nhĩ Kỳ đã cổ xúy mạnh mẽ cho Azerbaijan tái chiếm Nagorno-Karabakh, họ đã đầu tư cung cấp vũ khí và kinh nghiệm quân sự cho Azerbaijan. Nhân tố Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đóng vai trò rất quan trọng trong quyết tâm quân sự của Azerbaijan lần này.
Thứ ba là Armenia không còn được Nga ủng hộ nhiều nữa. Nga vốn là chỗ dựa quan trọng của Armenia. Vừa rồi chính trường Armenia có nhiều biến động theo hướng dịch chuyển về phương Tây khiến Nga bớt mặn mà với Armenia.
Do vậy trong giai đoạn đầu của cuộc chiến Karabakh 2020, Nga đã khá thờ ơ, chỉ đến khi tình hình “Cộng hòa Artsakh” thực sự nguy khốn, Nga mới can thiệp một cách quyết đoán để hỗ trợ Armenia.
Bản thân Azerbaijan đã chuẩn bị trong 3 thập kỷ cho việc thu hồi lãnh thổ họ đã mất. Học thuyết quân sự của Azerbaijan được thông qua vào năm 2010 đã mở đường cho nước này dùng vũ lực để thu hồi lãnh thổ. Đụng độ quân sự năm 2016 có thể là cuộc tập dượt lớn đầu tiên cho chiến trận 2020 này.
Đã vậy theo thời gian, Azerbaijan ngày càng có nhiều điều kiện về kinh tế để theo đuổi mục tiêu này. Họ có nguồn dầu mỏ phong phú, giáp với biển Caspia, có đất rộng và đông dân hơn đối phương, có tiềm năng phát triển kinh tế vượt bậc... từ đó có điều kiện để đầu tư cho quân đội và mua sắm vũ khí một cách toàn diện, không chỉ UAV.
Trong khi đó, đối phương của họ nghèo hơn hẳn, không có mấy tài nguyên, không có biển, diện tích nhỏ, dân số nhỏ (chỉ bằng gần 1/3 dân số Azerbaijan). Armenia ở vào thế dễ bị phong tỏa hơn nhiều.
Yếu tố cuối cùng là việc Azerbaijan chọn đúng thời điểm. Không phải ngẫu nhiên chiến sự lại nổ ra vào cuối tháng 9/2020. Đây là lúc cuộc đua vào Nhà Trắng ở Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn quan trọng. Căng thẳng ở Karabakh đã được đẩy lên vào đúng lúc cả thế giới cũng như nước Mỹ dồn sự chú ý vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Đã vậy Azerbaijan lại gặp thêm một may mắn nữa là bầu cử Mỹ năm nay có nhiều diễn biến cam go, khó lường với sự giằng co giữa 2 ứng viên Trump và Biden và việc ông Trump cáo buộc có gian lận phiếu bầu.
Thực sự trong bối cảnh đó, Mỹ không có nhiều cảm hứng để quan tâm đến vấn đề Nagorno-Karabakh, dù Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng vài lần lên tiếng theo hướng bảo vệ người Armenia, nhưng thực tế cho thấy, diễn biến của cuộc bầu cử ở Mỹ vẫn chiếm ưu thế trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Nguồn ảnh: Flickr.