Ngày 23/11 vừa qua, Mỹ duyệt bổ sung 400 triệu USD viện trợ Ukraine, nâng số viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine nên gần 20 tỷ USD và số hàng viện trợ quân sự lần này, bao gồm cả tên lửa HIMARS và tên lửa phòng không NASAMS, cùng số đạn pháo. Tuy nhiên, một trong những khoản viện trợ có vẻ “kỳ lạ”, đó là Mỹ đã viện trợ cho Ukraine 150 khẩu súng máy hạng nặng 12,7mm M2, hành động này có vẻ rất “kỳ lạ”, khi vũ khí Quân đội Ukraine cần lúc này là các hệ thống phòng không hay tên lửa tấn công tầm xa.Chúng ta cũng nên hiểu rằng, Ukraine với tư cách là một quốc gia được thừa hưởng một lượng lớn tài sản quân sự từ Liên Xô, nên thực tế họ không thiếu súng máy hạng nặng; thậm chí loại súng máy 14,5mm của Liên Xô tính năng kỹ chiến thuật còn mạnh hơn súng máy của phương Tây nhiều lần.Hơn nữa, số súng máy hạng nặng mà Mỹ viện trợ cũng không nhiều, chỉ có 150 khẩu súng máy 12,7mm M2; với số súng máy này tại chiến trường Ukraine hiện nay, đơn giản chỉ là như “muối bỏ biển” và quân đội Ukraine không thể dựa vào những vũ khí này để tạo nên khác biệt trên chiến trường. Nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy, các nhà phân tích quân sự cho răng, việc Mỹ viện trợ số súng máy hạng nặng cho Ukraine lần này, có thể có hai động cơ sau đây để làm như vậy.Thứ nhất, xung đột Nga-Ukraine đã gần bước sang tháng thứ 10; những khoản viện trợ quân sự khổng lồ trong thời gian dài, đã khiến một số kho vũ khí của Mỹ không còn đủ dùng; trong trường hợp này, Mỹ có thể cân nhắc ưu tiên cho những món hàng viện trợ trong tương lai.Cùng với đó là hiệu suất của súng máy hạng nặng 12,7mm M2 của Mỹ cũng không hề kém, nó có thể được coi là sự bổ sung hiệu quả cho các đơn vị quân đội Ukraine.Thứ hai, điều mà Mỹ đang tập trung vào là kính ngắm ảnh nhiệt trên súng máy hạng nặng M2, loại kính ngắm này có thể sử dụng trong môi trường khói bụi và ban đêm, giúp xạ thủ súng máy có thể theo dõi những chiếc "mô tô nhỏ" bay khắp nơi bầu trời, tức là UAV tự sát Geran-2 của quân đội Nga.Do việc sử dụng hệ thống tên lửa phòng không NASAMS để đánh chặn "mô tô nhỏ" của Nga là quá đắt đỏ và những tên lửa của phương Tây cũng không phải dễ sử dụng, nên đối phó hiệu quả với những UAV Geran-2 của Nga chỉ có thể là loại súng máy hạng nặng. Tuy nhiên những loại súng máy hạng nặng do Liên Xô sản xuất của quân đội Ukraine, không thể sử dụng kính ngắm ảnh nhiệt của Mỹ; vì vậy, Ukraine chỉ có thể "mua một kính ngắm và nhận một khẩu súng máy hạng nặng tương thích".Nhưng cũng thật khó để nói những khẩu súng máy của Mỹ viện trợ, có thể đóng vai trò gì cho Ukraine; vì trước hết, Mỹ không quá chú ý đến hiệu suất phòng không của súng máy hạng nặng, vì tính năng của những khẩu súng máy của Mỹ không hề mạnh về phòng không.Nói cách khác, súng máy phòng không Liên Xô mà quân đội Ukraine đang sở hữu, có thể có khả năng phòng không tốt hơn so với súng máy của Mỹ. Nhưng do kính ngắm ảnh nhiệt của Mỹ không thể được trang bị cho súng máy Ukraine, nên hiệu quả phòng không thực tế rất khó dự đoán.Thứ hai, sở dĩ UAV Geran-2 của Nga có thể đột kích thành công chủ yếu là do kích thước nhỏ, bay thấp và tín hiệu hồng ngoại không dễ thấy.Do vậy, cho dù quân đội Ukraine có trang bị súng máy trang bị ống ngắm ảnh nhiệt của Mỹ, thì cũng khó phát hiện ra UAV Geran-2. Khó khăn trong việc phát hiện, mới chính là chìa khóa cho sự đột phá của UAV Nga.Chiến trường Ukraine không phải là nhỏ, mà là một mặt trận trải dài hàng nghìn km. Một mặt trận quy mô lớn như vậy, ngay cả tên lửa phòng không không thể đảm bảo bao phủ mọi khu vực, chứ chưa nói đến súng máy phòng không. Do vậy, chỉ có 150 khẩu súng máy của Mỹ, gần như “vô hình” trên toàn bộ chiến trường Ukraine.Hơn nữa, kính ngắm ảnh nhiệt do Mỹ sản xuất không tương thích với súng máy hạng nặng của Ukraine, điều này thực tế cho thấy trang bị quân sự của Ukraine không tương thích với các tiêu chuẩn của NATO. Ukraine đã cố gắng tạo ra một hệ vũ khí giống như NATO trong suốt những năm vừa qua Nhưng bây giờ có vẻ như tình hình thực tế không đơn giản như vậy. Ukraine vẫn cần rất nhiều thời gian.Trên thực tế, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn cần tìm ra giải pháp chính trị càng sớm càng tốt, và chỉ khi hai bên ngồi lại bàn đàm phán, mới có cơ hội giải quyết tranh chấp.
Ngày 23/11 vừa qua, Mỹ duyệt bổ sung 400 triệu USD viện trợ Ukraine, nâng số viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine nên gần 20 tỷ USD và số hàng viện trợ quân sự lần này, bao gồm cả tên lửa HIMARS và tên lửa phòng không NASAMS, cùng số đạn pháo.
Tuy nhiên, một trong những khoản viện trợ có vẻ “kỳ lạ”, đó là Mỹ đã viện trợ cho Ukraine 150 khẩu súng máy hạng nặng 12,7mm M2, hành động này có vẻ rất “kỳ lạ”, khi vũ khí Quân đội Ukraine cần lúc này là các hệ thống phòng không hay tên lửa tấn công tầm xa.
Chúng ta cũng nên hiểu rằng, Ukraine với tư cách là một quốc gia được thừa hưởng một lượng lớn tài sản quân sự từ Liên Xô, nên thực tế họ không thiếu súng máy hạng nặng; thậm chí loại súng máy 14,5mm của Liên Xô tính năng kỹ chiến thuật còn mạnh hơn súng máy của phương Tây nhiều lần.
Hơn nữa, số súng máy hạng nặng mà Mỹ viện trợ cũng không nhiều, chỉ có 150 khẩu súng máy 12,7mm M2; với số súng máy này tại chiến trường Ukraine hiện nay, đơn giản chỉ là như “muối bỏ biển” và quân đội Ukraine không thể dựa vào những vũ khí này để tạo nên khác biệt trên chiến trường.
Nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy, các nhà phân tích quân sự cho răng, việc Mỹ viện trợ số súng máy hạng nặng cho Ukraine lần này, có thể có hai động cơ sau đây để làm như vậy.
Thứ nhất, xung đột Nga-Ukraine đã gần bước sang tháng thứ 10; những khoản viện trợ quân sự khổng lồ trong thời gian dài, đã khiến một số kho vũ khí của Mỹ không còn đủ dùng; trong trường hợp này, Mỹ có thể cân nhắc ưu tiên cho những món hàng viện trợ trong tương lai.
Cùng với đó là hiệu suất của súng máy hạng nặng 12,7mm M2 của Mỹ cũng không hề kém, nó có thể được coi là sự bổ sung hiệu quả cho các đơn vị quân đội Ukraine.
Thứ hai, điều mà Mỹ đang tập trung vào là kính ngắm ảnh nhiệt trên súng máy hạng nặng M2, loại kính ngắm này có thể sử dụng trong môi trường khói bụi và ban đêm, giúp xạ thủ súng máy có thể theo dõi những chiếc "mô tô nhỏ" bay khắp nơi bầu trời, tức là UAV tự sát Geran-2 của quân đội Nga.
Do việc sử dụng hệ thống tên lửa phòng không NASAMS để đánh chặn "mô tô nhỏ" của Nga là quá đắt đỏ và những tên lửa của phương Tây cũng không phải dễ sử dụng, nên đối phó hiệu quả với những UAV Geran-2 của Nga chỉ có thể là loại súng máy hạng nặng.
Tuy nhiên những loại súng máy hạng nặng do Liên Xô sản xuất của quân đội Ukraine, không thể sử dụng kính ngắm ảnh nhiệt của Mỹ; vì vậy, Ukraine chỉ có thể "mua một kính ngắm và nhận một khẩu súng máy hạng nặng tương thích".
Nhưng cũng thật khó để nói những khẩu súng máy của Mỹ viện trợ, có thể đóng vai trò gì cho Ukraine; vì trước hết, Mỹ không quá chú ý đến hiệu suất phòng không của súng máy hạng nặng, vì tính năng của những khẩu súng máy của Mỹ không hề mạnh về phòng không.
Nói cách khác, súng máy phòng không Liên Xô mà quân đội Ukraine đang sở hữu, có thể có khả năng phòng không tốt hơn so với súng máy của Mỹ. Nhưng do kính ngắm ảnh nhiệt của Mỹ không thể được trang bị cho súng máy Ukraine, nên hiệu quả phòng không thực tế rất khó dự đoán.
Thứ hai, sở dĩ UAV Geran-2 của Nga có thể đột kích thành công chủ yếu là do kích thước nhỏ, bay thấp và tín hiệu hồng ngoại không dễ thấy.
Do vậy, cho dù quân đội Ukraine có trang bị súng máy trang bị ống ngắm ảnh nhiệt của Mỹ, thì cũng khó phát hiện ra UAV Geran-2. Khó khăn trong việc phát hiện, mới chính là chìa khóa cho sự đột phá của UAV Nga.
Chiến trường Ukraine không phải là nhỏ, mà là một mặt trận trải dài hàng nghìn km. Một mặt trận quy mô lớn như vậy, ngay cả tên lửa phòng không không thể đảm bảo bao phủ mọi khu vực, chứ chưa nói đến súng máy phòng không. Do vậy, chỉ có 150 khẩu súng máy của Mỹ, gần như “vô hình” trên toàn bộ chiến trường Ukraine.
Hơn nữa, kính ngắm ảnh nhiệt do Mỹ sản xuất không tương thích với súng máy hạng nặng của Ukraine, điều này thực tế cho thấy trang bị quân sự của Ukraine không tương thích với các tiêu chuẩn của NATO.
Ukraine đã cố gắng tạo ra một hệ vũ khí giống như NATO trong suốt những năm vừa qua Nhưng bây giờ có vẻ như tình hình thực tế không đơn giản như vậy. Ukraine vẫn cần rất nhiều thời gian.
Trên thực tế, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn cần tìm ra giải pháp chính trị càng sớm càng tốt, và chỉ khi hai bên ngồi lại bàn đàm phán, mới có cơ hội giải quyết tranh chấp.