Lục quân Nga có kế hoạch phân phối hệ thống giáp Sotnik vào năm 2025, theo tạp chí quân sự của Mỹ. Sotnik sẽ là trang bị bổ sung và cuối cùng thay thế bộ áo giáp đồng phục Ratnik hiện tại, bao gồm tất cả mọi thứ, từ áo giáp đến đồng phục và thậm chí cả đèn pin.Hệ thống trang bị mới này có một số cải tiến mới, bao gồm ủng chống mìn, bộ quần áo chống nhiệt để “che giấu” khỏi sự phát hiện của kẻ thù và thiết bị ra đa. Bộ giáp Sotnik cũng sẽ tích hợp cho người dùng hệ thống điều khiển chỉ huy tự động và "máy bay không người lái siêu nhỏ", cho phép truyền hình ảnh bên ngoài tới màn hình trên mũ bảo hiểm.Tuy nhiên, tuyên bố gây sốc nhất về trang bị mới là áo giáp sẽ có thể ngăn chặn đạn súng máy 12,7mm. Áo giáp Sotnik thế hệ thứ tư sẽ được làm bằng sợi polyethylene nhẹ và các tấm giáp được thiết kế để chống lại đạn bắn trực tiếp, từ khẩu súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7mm.Áo giáp bằng polyethylene sử dụng tính chất đặc trưng của chất dẻo, là khả năng nóng chảy. Khi một viên đạn tác động vào áo giáp, sức nóng của viên đạn do lực ma sát sẽ làm chảy nhựa. Nhựa nóng chảy dính vào viên đạn và làm tốc độ chậm lại, khi số lượng nhựa đủ để giữ viên đạn lại, viên đạn sẽ dừng hoàn toàn.Áo giáp bằng polyethylene của Nga được gọi là "Superthread" và các chuyên gia thiết kế của Nga tuyên bố nó nhẹ hơn các loại áo giáp của Israel và Mỹ, trong khi có khả năng bảo vệ vượt trội và giúp người lính có thể thoải mái khi mặc.Việc chống đạn 12,7 mm là hoàn toàn khác với việc chống các loại đạn súng trường 7,62mm (như AK), vốn là mục tiêu của mà hầu hết các loại giáp hiện có. Đạn 12,7 mm tấn công với năng lượng gấp khoảng năm lần so với đạn súng trường và khả năng công phá rất lớn.Đạn 12,7 mm có trọng lượng gấp 4 lần so với đạn 7,62 mm và vận tốc cao hơn. Nhưng sự khác biệt về khả năng gây chết người thực sự nằm ở chỗ năng lượng truyền vào mục tiêu. Một khẩu M2 cỡ nòng 12,7mm có thể bắn tan tác một chiếc xe bọc thép từ khoảng cách 1.000 m.Áo giáp chống đạn sơ khai hình thành từ ý tưởng của những băng nhóm ở miền Tây nước Mỹ, khi chúng mang theo những tấm sắt dày bọc quanh người và rất nặng nề, khó cử động. Cho đến Chiến tranh Thế giới thứ nhất áo giáp nặng đã rất phổ biến. Người Đức đã tung ra 500.000 bộ “áo giáp chiến hào” làm bằng thép tấm phân đoạn.Mặc dù hiệu quả, nhưng loại áo giáp của Đức nặng đến mức chỉ được các xạ thủ máy hoặc lính canh sử dụng. Bất cứ ai di chuyển với bộ giáp này, đều có nguy cơ bị chết đuối trong những hố bom đạn đầy bùn và đầy nước.Năm 1990 các phi công Mỹ, đã được trang bị bộ quần áo bảo vệ được gọi là SARVIP, bao gồm một chiếc áo vest bằng sợi Kevlar với các túi đựng đĩa gốm dày 2,5cm và nặng khoảng 5kg mỗi chiếc. Nó có khả năng bảo vệ trước các viên đạn 12,7mm, nhưng trọng lượng rất nặng nên áo giáp SARVIP hiếm khi được sử dụng.Vấn đề thứ hai là tác động dữ dội của viên đạn khi bắn trúng áo giáp, viên đạn bay ở tốc độ cao khi va đập với áo giáp sẽ tạo ra một lực rất mạnh, có thể hất văng người sử dụng và gây chấn thương. Theo các chuyên gia Nga, bộ giáp mới sẽ kết hợp các thành phần hấp thụ xung kích đặc biệt để ngăn chặn chấn thương.Áo giáp Sotnik kết hợp một bộ xương ngoài (không có hệ thống trợ lực), cho phép người mặc có thể mang vác nặng một cách dễ dàng. Các kỹ sư Nga đã thử nghiệm sử dụng thiết bị này ở Syria khá thành công. Với hệ thống này sẽ giúp bảo vệ người mặc khỏi chấn thương do va đập và mang vác dễ dàng hơn.Chương trình phát triển giáp bảo vệ thế hệ 4 Sotnik ngoài việc giúp binh sĩ tăng khả năng bảo vệ, còn có thể hỗ trợ binh sĩ mang vật nặng. Trang bị mới sẽ mang nhiều công nghệ hiện đại nhất thời điểm hiện tại, ngoài khả năng bảo vệ tốt hơn, còn sẽ giúp tăng khả năng mang trang bị của quân nhân lên nhiều lần.Thế hệ áo giáp trước đó mang tên Ratnik chỉ chống được đạn 7,62 mm và đã đưa vào sử dụng trong quân đội Nga được 5 năm. Ratnik được cho là có thể giúp quân nhân mang khoảng 80kg đồ, mà không cảm thấy mệt khi di chuyển đường dài liên tục. Tuy nhiên, thông tin về khả năng hỗ trợ mang vác vật nặng của hê thống mới Sotnik chưa được công bố. Nguồn ảnh: BMDP. Choáng: Xem bộ giáp mới của Nga giúp người lính đi qua bãi mình như... đi dạo trong công viên.
Lục quân Nga có kế hoạch phân phối hệ thống giáp Sotnik vào năm 2025, theo tạp chí quân sự của Mỹ. Sotnik sẽ là trang bị bổ sung và cuối cùng thay thế bộ áo giáp đồng phục Ratnik hiện tại, bao gồm tất cả mọi thứ, từ áo giáp đến đồng phục và thậm chí cả đèn pin.
Hệ thống trang bị mới này có một số cải tiến mới, bao gồm ủng chống mìn, bộ quần áo chống nhiệt để “che giấu” khỏi sự phát hiện của kẻ thù và thiết bị ra đa. Bộ giáp Sotnik cũng sẽ tích hợp cho người dùng hệ thống điều khiển chỉ huy tự động và "máy bay không người lái siêu nhỏ", cho phép truyền hình ảnh bên ngoài tới màn hình trên mũ bảo hiểm.
Tuy nhiên, tuyên bố gây sốc nhất về trang bị mới là áo giáp sẽ có thể ngăn chặn đạn súng máy 12,7mm. Áo giáp Sotnik thế hệ thứ tư sẽ được làm bằng sợi polyethylene nhẹ và các tấm giáp được thiết kế để chống lại đạn bắn trực tiếp, từ khẩu súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7mm.
Áo giáp bằng polyethylene sử dụng tính chất đặc trưng của chất dẻo, là khả năng nóng chảy. Khi một viên đạn tác động vào áo giáp, sức nóng của viên đạn do lực ma sát sẽ làm chảy nhựa. Nhựa nóng chảy dính vào viên đạn và làm tốc độ chậm lại, khi số lượng nhựa đủ để giữ viên đạn lại, viên đạn sẽ dừng hoàn toàn.
Áo giáp bằng polyethylene của Nga được gọi là "Superthread" và các chuyên gia thiết kế của Nga tuyên bố nó nhẹ hơn các loại áo giáp của Israel và Mỹ, trong khi có khả năng bảo vệ vượt trội và giúp người lính có thể thoải mái khi mặc.
Việc chống đạn 12,7 mm là hoàn toàn khác với việc chống các loại đạn súng trường 7,62mm (như AK), vốn là mục tiêu của mà hầu hết các loại giáp hiện có. Đạn 12,7 mm tấn công với năng lượng gấp khoảng năm lần so với đạn súng trường và khả năng công phá rất lớn.
Đạn 12,7 mm có trọng lượng gấp 4 lần so với đạn 7,62 mm và vận tốc cao hơn. Nhưng sự khác biệt về khả năng gây chết người thực sự nằm ở chỗ năng lượng truyền vào mục tiêu. Một khẩu M2 cỡ nòng 12,7mm có thể bắn tan tác một chiếc xe bọc thép từ khoảng cách 1.000 m.
Áo giáp chống đạn sơ khai hình thành từ ý tưởng của những băng nhóm ở miền Tây nước Mỹ, khi chúng mang theo những tấm sắt dày bọc quanh người và rất nặng nề, khó cử động. Cho đến Chiến tranh Thế giới thứ nhất áo giáp nặng đã rất phổ biến. Người Đức đã tung ra 500.000 bộ “áo giáp chiến hào” làm bằng thép tấm phân đoạn.
Mặc dù hiệu quả, nhưng loại áo giáp của Đức nặng đến mức chỉ được các xạ thủ máy hoặc lính canh sử dụng. Bất cứ ai di chuyển với bộ giáp này, đều có nguy cơ bị chết đuối trong những hố bom đạn đầy bùn và đầy nước.
Năm 1990 các phi công Mỹ, đã được trang bị bộ quần áo bảo vệ được gọi là SARVIP, bao gồm một chiếc áo vest bằng sợi Kevlar với các túi đựng đĩa gốm dày 2,5cm và nặng khoảng 5kg mỗi chiếc. Nó có khả năng bảo vệ trước các viên đạn 12,7mm, nhưng trọng lượng rất nặng nên áo giáp SARVIP hiếm khi được sử dụng.
Vấn đề thứ hai là tác động dữ dội của viên đạn khi bắn trúng áo giáp, viên đạn bay ở tốc độ cao khi va đập với áo giáp sẽ tạo ra một lực rất mạnh, có thể hất văng người sử dụng và gây chấn thương. Theo các chuyên gia Nga, bộ giáp mới sẽ kết hợp các thành phần hấp thụ xung kích đặc biệt để ngăn chặn chấn thương.
Áo giáp Sotnik kết hợp một bộ xương ngoài (không có hệ thống trợ lực), cho phép người mặc có thể mang vác nặng một cách dễ dàng. Các kỹ sư Nga đã thử nghiệm sử dụng thiết bị này ở Syria khá thành công. Với hệ thống này sẽ giúp bảo vệ người mặc khỏi chấn thương do va đập và mang vác dễ dàng hơn.
Chương trình phát triển giáp bảo vệ thế hệ 4 Sotnik ngoài việc giúp binh sĩ tăng khả năng bảo vệ, còn có thể hỗ trợ binh sĩ mang vật nặng. Trang bị mới sẽ mang nhiều công nghệ hiện đại nhất thời điểm hiện tại, ngoài khả năng bảo vệ tốt hơn, còn sẽ giúp tăng khả năng mang trang bị của quân nhân lên nhiều lần.
Thế hệ áo giáp trước đó mang tên Ratnik chỉ chống được đạn 7,62 mm và đã đưa vào sử dụng trong quân đội Nga được 5 năm. Ratnik được cho là có thể giúp quân nhân mang khoảng 80kg đồ, mà không cảm thấy mệt khi di chuyển đường dài liên tục. Tuy nhiên, thông tin về khả năng hỗ trợ mang vác vật nặng của hê thống mới Sotnik chưa được công bố. Nguồn ảnh: BMDP.
Choáng: Xem bộ giáp mới của Nga giúp người lính đi qua bãi mình như... đi dạo trong công viên.