Theo Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga gần đây đã cho công bố một đoạn video ghi lại quá trình triển khai đạn pháo thông minh KM-1M Krasnopol-M2 155mm tại một đơn vị pháo binh Nga tại Leningrad. Những hình ảnh về buổi huấn trên một lần nữa khẳng định vai trò của đạn pháo thông minh hay đạn pháo có điều khiển sẽ là trọng tâm phát triển của Quân đội Nga dành cho các mẫu pháo kéo hay tự hành của nước này. Nguồn ảnh: Sputnik.Quay ngược về quá khứ mẫu đạn pháo điều khiển đầu tiên trên thế giới thuộc về người Mỹ với mẫu đạn M712 Copperhead 155mm được đưa vào trang bị trong năm 1982, mẫu đạn tương tự được Liên Xô cho ra đời không lâu sau đó là 2K25 Krasnopol 152mm (tiền thân của Krasnopol-M2) vào năm 1986. Trong ảnh là đạn pháo M712 Copperhead tấn công một chiếc xe tăng trong thử nghiệm. Nguồn ảnh: FAS.orgCác tính năng kỹ chiến thuật của hai mẫu đạn pháo dẫn đường tương tự nhau, và trong phần lớn hành trình bay, đầu đạn được hiệu chỉnh bằng hệ thống quán tính (gần như "lái tự động"), và khi sắp tiếp cận mục tiêu sẽ khởi động đầu dò laser bán chủ động tự dẫn. Nguồn ảnh: bastion-opk.Tuy nhiên, cả hai loại đạn trên đều chỉ có thể bắn trúng mục tiêu nằm trong tầm nhìn của người điều hướng tia laser. Nhưng để lính trinh sát pháo binh đến gần trước mặt kẻ địch mà không bị phát hiện là việc không dễ dàng, bản thân họ còn phải mang theo các thiết bị chỉ thị mục tiêu nặng nề lên đến hơn 40kg trên chiến trường và chỉ có từ 10-13 giây để dẫn đường cho đạn pháo thông minh kiểu cũ. Nguồn ảnh: armsdata.net.Thậm chí ngay cả đạn pháo dẫn đường bằng laser cũng còn nhiều hạn chế, nhưng nó lại đảm bảo việc tiêu diệt mục tiêu chính xác nhất, ngoài ra nó cũng không yêu cầu người lính phải làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu, mà thay vào đó là các tổ hợp trinh sát pháo binh cơ giới hay máy bay trinh sát không người lái. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Cuối những năm 90, quan điểm của Mỹ và Nga (Liên Xô sau này) về việc phát triển đạn pháo dẫn đường có sự thay đổi với hai trường phái khác nhau. Trong khi người Nga tập trung vào việc hoàn thiện 2K25 Krasnopol với đầu dẫn laser, thì người Mỹ lại tin tưởng vào đầu dẫn bằng vệ tinh. Nguồn ảnh: The Defense Post.Kết quả của điều này là vào năm 2006, Quân đội Mỹ cho ra mắt mẫu đạn pháo dẫn đường M982 "Excalibur" 155mm với đầu dẫn GPS. Và kết quả mà Excalibur mang lại cho người Mỹ trong các cuộc chiến gần đây khá ấn tượng. Nguồn ảnh: BigFuture.com.Theo các báo cáo của Lầu Năm Góc, trong Chiến tranh Iraq, đạn pháo thông minh Excalibur có tỉ lệ tấn công chính xác mục tiêu là 92% với độ sai lệch chỉ rơi vào khoảng 4 mét còn tầm bắn của nó có thể ước đạt 57km. Đây là những thông số trong mơ đối với bất cứ mẫu đạn pháo thông thường nào kể cả đạn tăng tầm. Nguồn ảnh: Wikipedia.Tuy vậy, Excalibur vẫn có những nhược điểm cố hữu không thể khắc phục được như phụ thuộc vào hoạt động của các vệ tinh GPS, hạn chế khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết (mây, sương mù, khói bụi và các yếu tố môi trường khác). Nguồn ảnh: YouTube.Nhưng các nhược điểm vẫn không là gì so với việc Excalibur bị vô hiệu hóa bởi các biện pháp áp chế điện tử từ đối phương, đây là điều đã và đang xảy ra. Và trong trường hợp này thì dẫn đường quán tính và chỉ thị bằng laser vẫn sẽ là lựa chọn thay thế hàng đầu. Một thiếu sót nữa của đạn pháo dẫn đường bằng vệ tinh là không thể hoặc ít khả năng hủy diệt các mục tiêu đang di chuyển. Nguồn ảnh: YouTube.Trong trường hợp này đạn pháo dẫn đường Krasnopol-M2 của Nga hoàn toàn có thể tấn công mọi mục tiêu cố định hay đang di chuyển với vận tốc lên đến 36km/h. Bản thân người Mỹ nhìn nhận được điều này và họ đã nhanh chóng cho ra đời biến thể “Excalibur S” trang bị đầu dẫn tích hợp cả chỉ thị mục tiêu bằng laser. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Như vậy sau một thời gian phát triển đạn pháo thông minh theo hai con đường khác biệt, cả Nga và Mỹ bắt đầu đi chung trở lại một con đường. Nhất là sau khi biến thể mới của đạn pháo Krasnopol là Krasnopol-D được trang bị đầu dẫn vệ tinh Glonass. Theo đó cả Nga và Mỹ đang điều cùng phát triển một mẫu đạn pháo dẫn đường có thể tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau. Nguồn ảnh: ukrmilitary.com.Thế nhưng nhược điểm chính của tất cả các loại đạn dẫn đường trên là giá thành cao, không cho phép trang bị cho pháo binh chỉ những loại đạn này. Giá của "Excalibur" hay "Krasnopol" lên đến 50-70 ngàn USD mỗi viên. Bên cạnh đó cũng có một cách ít tốn kém hơn là sử dụng các loại ngòi nổ có khả năng thay đổi quỹ đạo bay trên những loại đạn pháo thông thường. Nguồn ảnh: The Drive.Theo đó các loại ngòi nổ như vậy có thể tích lên trên các loại đạn pháo thông thường mà không cần phải là đạn pháo thông minh, chúng được trang bị các cảm biến GPS và bộ điều khiển khí động học thu nhỏ bên trong đầu đạn. Nguồn ảnh: Armored Warfare.Và một lần nữa người Mỹ lại nhanh chân hơn Nga khi đi đầu trong công nghệ này. Đến năm 2013, Quân đội Mỹ đã cho sản xuất hàng chục ngàn đơn vị đầu đạn pháo tự dẫn với giá thành chỉ vào khoảng 10 ngàn USD cho mỗi quả. Tất nhiên so với "Excalibur" hay "Krasnopol" loại đầu đạn này có độ chính xác kém hơn một nửa. Nguồn ảnh: Defense News.Dựa trên định hướng phát triển trên, có thể thấy đạn pháo tương lai của các cường quốc sự sẽ được phát triển theo hai hướng gồm các loại đạn dẫn đường thông minh được sử dụng để tấn công các mục tiêu trong tầm ngắm, và hai là các loại đạn thông thường được trang bị ngòi nổ điều hướng để tấn công các mục tiêu tiêu không quan sát được.Mời độc giả xem video: Đạn pháo dẫn đường Krasnopol-M Nga bắn trăm phát trăm trúng. (nguồn vaso opel)
Theo Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga gần đây đã cho công bố một đoạn video ghi lại quá trình triển khai đạn pháo thông minh KM-1M Krasnopol-M2 155mm tại một đơn vị pháo binh Nga tại Leningrad. Những hình ảnh về buổi huấn trên một lần nữa khẳng định vai trò của đạn pháo thông minh hay đạn pháo có điều khiển sẽ là trọng tâm phát triển của Quân đội Nga dành cho các mẫu pháo kéo hay tự hành của nước này. Nguồn ảnh: Sputnik.
Quay ngược về quá khứ mẫu đạn pháo điều khiển đầu tiên trên thế giới thuộc về người Mỹ với mẫu đạn M712 Copperhead 155mm được đưa vào trang bị trong năm 1982, mẫu đạn tương tự được Liên Xô cho ra đời không lâu sau đó là 2K25 Krasnopol 152mm (tiền thân của Krasnopol-M2) vào năm 1986. Trong ảnh là đạn pháo M712 Copperhead tấn công một chiếc xe tăng trong thử nghiệm. Nguồn ảnh: FAS.org
Các tính năng kỹ chiến thuật của hai mẫu đạn pháo dẫn đường tương tự nhau, và trong phần lớn hành trình bay, đầu đạn được hiệu chỉnh bằng hệ thống quán tính (gần như "lái tự động"), và khi sắp tiếp cận mục tiêu sẽ khởi động đầu dò laser bán chủ động tự dẫn. Nguồn ảnh: bastion-opk.
Tuy nhiên, cả hai loại đạn trên đều chỉ có thể bắn trúng mục tiêu nằm trong tầm nhìn của người điều hướng tia laser. Nhưng để lính trinh sát pháo binh đến gần trước mặt kẻ địch mà không bị phát hiện là việc không dễ dàng, bản thân họ còn phải mang theo các thiết bị chỉ thị mục tiêu nặng nề lên đến hơn 40kg trên chiến trường và chỉ có từ 10-13 giây để dẫn đường cho đạn pháo thông minh kiểu cũ. Nguồn ảnh: armsdata.net.
Thậm chí ngay cả đạn pháo dẫn đường bằng laser cũng còn nhiều hạn chế, nhưng nó lại đảm bảo việc tiêu diệt mục tiêu chính xác nhất, ngoài ra nó cũng không yêu cầu người lính phải làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu, mà thay vào đó là các tổ hợp trinh sát pháo binh cơ giới hay máy bay trinh sát không người lái. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Cuối những năm 90, quan điểm của Mỹ và Nga (Liên Xô sau này) về việc phát triển đạn pháo dẫn đường có sự thay đổi với hai trường phái khác nhau. Trong khi người Nga tập trung vào việc hoàn thiện 2K25 Krasnopol với đầu dẫn laser, thì người Mỹ lại tin tưởng vào đầu dẫn bằng vệ tinh. Nguồn ảnh: The Defense Post.
Kết quả của điều này là vào năm 2006, Quân đội Mỹ cho ra mắt mẫu đạn pháo dẫn đường M982 "Excalibur" 155mm với đầu dẫn GPS. Và kết quả mà Excalibur mang lại cho người Mỹ trong các cuộc chiến gần đây khá ấn tượng. Nguồn ảnh: BigFuture.com.
Theo các báo cáo của Lầu Năm Góc, trong Chiến tranh Iraq, đạn pháo thông minh Excalibur có tỉ lệ tấn công chính xác mục tiêu là 92% với độ sai lệch chỉ rơi vào khoảng 4 mét còn tầm bắn của nó có thể ước đạt 57km. Đây là những thông số trong mơ đối với bất cứ mẫu đạn pháo thông thường nào kể cả đạn tăng tầm. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tuy vậy, Excalibur vẫn có những nhược điểm cố hữu không thể khắc phục được như phụ thuộc vào hoạt động của các vệ tinh GPS, hạn chế khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết (mây, sương mù, khói bụi và các yếu tố môi trường khác). Nguồn ảnh: YouTube.
Nhưng các nhược điểm vẫn không là gì so với việc Excalibur bị vô hiệu hóa bởi các biện pháp áp chế điện tử từ đối phương, đây là điều đã và đang xảy ra. Và trong trường hợp này thì dẫn đường quán tính và chỉ thị bằng laser vẫn sẽ là lựa chọn thay thế hàng đầu. Một thiếu sót nữa của đạn pháo dẫn đường bằng vệ tinh là không thể hoặc ít khả năng hủy diệt các mục tiêu đang di chuyển. Nguồn ảnh: YouTube.
Trong trường hợp này đạn pháo dẫn đường Krasnopol-M2 của Nga hoàn toàn có thể tấn công mọi mục tiêu cố định hay đang di chuyển với vận tốc lên đến 36km/h. Bản thân người Mỹ nhìn nhận được điều này và họ đã nhanh chóng cho ra đời biến thể “Excalibur S” trang bị đầu dẫn tích hợp cả chỉ thị mục tiêu bằng laser. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Như vậy sau một thời gian phát triển đạn pháo thông minh theo hai con đường khác biệt, cả Nga và Mỹ bắt đầu đi chung trở lại một con đường. Nhất là sau khi biến thể mới của đạn pháo Krasnopol là Krasnopol-D được trang bị đầu dẫn vệ tinh Glonass. Theo đó cả Nga và Mỹ đang điều cùng phát triển một mẫu đạn pháo dẫn đường có thể tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau. Nguồn ảnh: ukrmilitary.com.
Thế nhưng nhược điểm chính của tất cả các loại đạn dẫn đường trên là giá thành cao, không cho phép trang bị cho pháo binh chỉ những loại đạn này. Giá của "Excalibur" hay "Krasnopol" lên đến 50-70 ngàn USD mỗi viên. Bên cạnh đó cũng có một cách ít tốn kém hơn là sử dụng các loại ngòi nổ có khả năng thay đổi quỹ đạo bay trên những loại đạn pháo thông thường. Nguồn ảnh: The Drive.
Theo đó các loại ngòi nổ như vậy có thể tích lên trên các loại đạn pháo thông thường mà không cần phải là đạn pháo thông minh, chúng được trang bị các cảm biến GPS và bộ điều khiển khí động học thu nhỏ bên trong đầu đạn. Nguồn ảnh: Armored Warfare.
Và một lần nữa người Mỹ lại nhanh chân hơn Nga khi đi đầu trong công nghệ này. Đến năm 2013, Quân đội Mỹ đã cho sản xuất hàng chục ngàn đơn vị đầu đạn pháo tự dẫn với giá thành chỉ vào khoảng 10 ngàn USD cho mỗi quả. Tất nhiên so với "Excalibur" hay "Krasnopol" loại đầu đạn này có độ chính xác kém hơn một nửa. Nguồn ảnh: Defense News.
Dựa trên định hướng phát triển trên, có thể thấy đạn pháo tương lai của các cường quốc sự sẽ được phát triển theo hai hướng gồm các loại đạn dẫn đường thông minh được sử dụng để tấn công các mục tiêu trong tầm ngắm, và hai là các loại đạn thông thường được trang bị ngòi nổ điều hướng để tấn công các mục tiêu tiêu không quan sát được.
Mời độc giả xem video: Đạn pháo dẫn đường Krasnopol-M Nga bắn trăm phát trăm trúng. (nguồn vaso opel)