Bên cạnh những mẫu xe tăng, thiết giáp cực kỳ hầm hố và uy lực một thời, Bảo tàng Kỹ thuật Quân sự Tolyatti còn trưng bày một loạt các loại vũ khí nguy hiểm khác, trong đó bao gồm các loại pháo kéo, pháo tự hành và tên lửa đạn đạo lừng lẫy một thời. Ảnh: Pháo cối tự hành 2S4 Tyupan 240mm.Rất nhiều các loại pháo tự hành hiện đã và đang trong biên chế lực lượng Lục quân Xô Viết trước đây hay thậm chí là Lục quân Nga hiện nay đều có mặt đầy đủ tại bảo tàng Tolyatti. Ảnh: Pháo tự hành 2S3 Akatsiya.Mẫu pháo tự hành cực khủng ISU-152M được Liên Xô sử dụng từ những năm Chiến tranh thế giới thứ 2 cho đến tận thập niên 1970 mới loại khỏi biên chế. Pháo đặt trên khung gầm bánh xích và có thiết kế cổ điển với việc pháo chính được đặt lùi lên phía trước xe và không có tháp pháo có thể xoay chuyển, đây là thiết kế điển hình của pháo tự hành trong Thế chiến 2.Các loại lựu pháo xe kéo cũng là một điểm nhấn thu hút sự chú ý của du khách tham quan bảo tàng. Mẫu pháo nòng dài M-46 130mm này đã cực kỳ nổi tiếng, đặc biệt là trong chiến tranh Việt Nam, M-46 đã khiến cho những “Vua chiến trường” M-107 của pháo binh Mỹ câm nínLựu pháo xe kéo M-30 122mm được phát triển từ cuối những năm 1930 và sử dụng hiệu quả trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô thập niên 1940. Cho tới ngày nay, Việt Nam vẫn còn duy trì loại pháo này trong biên chế như là loại pháo danh dự cho các lễ kể niệm lớn bởi tính sang trọng và nét đẹp riêng của khẩu pháo.Pháo xe kéo hạng nặng B-4M (M-1931) cỡ nòng 203mm. Đây là loại pháo có thiết kế khá độc khi được đặt trên khung bệ bánh xích hoặc bánh lốp, sản xuất từ năm 1932 cho đến những năm 1940 với số lượng chỉ dưới 1.000 khẩu. Do đó, đây là một trong những hiện vật hiếm còn sót lại.Không chỉ là các loại pháo của Nga, bảo tàng cũng trưng bày mẫu lựu pháo M-114 155mm mạnh mẽ của Mỹ, đối thủ số 1 của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Khẩu pháo có ưu điểm là hoả lực rất mạnh tuy nhiên lại có tốc độ bắn khá chậm và kíp vận hành nhiều người.Giàn pháo phản lực BM-21 Grad đã và đang phục vụ trong biên chế lực lượng pháo binh nhiều quốc gia trên thế giới. Pháo sử dụng giàn 40 ống phóng rocket cỡ 122mm với tốc độ bắn 2s/phát, trong thời gian ngắn có thể dội bão lửa xuống trận địa quân địch trên quy mô lớn, tầm bắn tối đa 40kmPháo phản lực BM-30 Smerch là một trong những mẫu pháo phản lực mạnh mẽ nhất Liên Xô từng chế tạo, hiện nay vẫn phục vụ vô cùng tích cực trong quân đội Nga. Pháo sử dụng 12 ống phóng rocket cỡ 300mm, tầm bắn tối đa tới 90km. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe việt dã MAZ-543Ống phóng rocket 300mm đơn lẻ dùng cho nhiệm vụ thử nghiệm đạn rocket của tổ hợp BM-30 SmerchTổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K52 Luna-M do Liên Xô chế tạo, tầm bắn tối đa tên lửa chỉ 70km và tốc độ tốc đa đạt Mach 3. Trọng lượng đầu đạn 550kg và đặt trên khung gầm xe việt dã Zil-135 8x8Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K72 Elbrus hay còn được biết đến nhiều hơn với định danh NATO là tổ hợp Scud-B nổi tiếng. Tổ hợp chính thức phục vụ từ năm 1964 và vẫn còn trong biên chế nhiều nước cho tới nay, tầm bắn tối đa 300km. Nguồn ảnh: Vitaly. Kinh hãi xem pháo binh Nga nghiền nát chiến trường bằng các loại hỏa lực cực kỳ uy lực.
Bên cạnh những mẫu xe tăng, thiết giáp cực kỳ hầm hố và uy lực một thời, Bảo tàng Kỹ thuật Quân sự Tolyatti còn trưng bày một loạt các loại vũ khí nguy hiểm khác, trong đó bao gồm các loại pháo kéo, pháo tự hành và tên lửa đạn đạo lừng lẫy một thời. Ảnh: Pháo cối tự hành 2S4 Tyupan 240mm.
Rất nhiều các loại pháo tự hành hiện đã và đang trong biên chế lực lượng Lục quân Xô Viết trước đây hay thậm chí là Lục quân Nga hiện nay đều có mặt đầy đủ tại bảo tàng Tolyatti. Ảnh: Pháo tự hành 2S3 Akatsiya.
Mẫu pháo tự hành cực khủng ISU-152M được Liên Xô sử dụng từ những năm Chiến tranh thế giới thứ 2 cho đến tận thập niên 1970 mới loại khỏi biên chế. Pháo đặt trên khung gầm bánh xích và có thiết kế cổ điển với việc pháo chính được đặt lùi lên phía trước xe và không có tháp pháo có thể xoay chuyển, đây là thiết kế điển hình của pháo tự hành trong Thế chiến 2.
Các loại lựu pháo xe kéo cũng là một điểm nhấn thu hút sự chú ý của du khách tham quan bảo tàng. Mẫu pháo nòng dài M-46 130mm này đã cực kỳ nổi tiếng, đặc biệt là trong chiến tranh Việt Nam, M-46 đã khiến cho những “Vua chiến trường” M-107 của pháo binh Mỹ câm nín
Lựu pháo xe kéo M-30 122mm được phát triển từ cuối những năm 1930 và sử dụng hiệu quả trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô thập niên 1940. Cho tới ngày nay, Việt Nam vẫn còn duy trì loại pháo này trong biên chế như là loại pháo danh dự cho các lễ kể niệm lớn bởi tính sang trọng và nét đẹp riêng của khẩu pháo.
Pháo xe kéo hạng nặng B-4M (M-1931) cỡ nòng 203mm. Đây là loại pháo có thiết kế khá độc khi được đặt trên khung bệ bánh xích hoặc bánh lốp, sản xuất từ năm 1932 cho đến những năm 1940 với số lượng chỉ dưới 1.000 khẩu. Do đó, đây là một trong những hiện vật hiếm còn sót lại.
Không chỉ là các loại pháo của Nga, bảo tàng cũng trưng bày mẫu lựu pháo M-114 155mm mạnh mẽ của Mỹ, đối thủ số 1 của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Khẩu pháo có ưu điểm là hoả lực rất mạnh tuy nhiên lại có tốc độ bắn khá chậm và kíp vận hành nhiều người.
Giàn pháo phản lực BM-21 Grad đã và đang phục vụ trong biên chế lực lượng pháo binh nhiều quốc gia trên thế giới. Pháo sử dụng giàn 40 ống phóng rocket cỡ 122mm với tốc độ bắn 2s/phát, trong thời gian ngắn có thể dội bão lửa xuống trận địa quân địch trên quy mô lớn, tầm bắn tối đa 40km
Pháo phản lực BM-30 Smerch là một trong những mẫu pháo phản lực mạnh mẽ nhất Liên Xô từng chế tạo, hiện nay vẫn phục vụ vô cùng tích cực trong quân đội Nga. Pháo sử dụng 12 ống phóng rocket cỡ 300mm, tầm bắn tối đa tới 90km. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe việt dã MAZ-543
Ống phóng rocket 300mm đơn lẻ dùng cho nhiệm vụ thử nghiệm đạn rocket của tổ hợp BM-30 Smerch
Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K52 Luna-M do Liên Xô chế tạo, tầm bắn tối đa tên lửa chỉ 70km và tốc độ tốc đa đạt Mach 3. Trọng lượng đầu đạn 550kg và đặt trên khung gầm xe việt dã Zil-135 8x8
Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K72 Elbrus hay còn được biết đến nhiều hơn với định danh NATO là tổ hợp Scud-B nổi tiếng. Tổ hợp chính thức phục vụ từ năm 1964 và vẫn còn trong biên chế nhiều nước cho tới nay, tầm bắn tối đa 300km. Nguồn ảnh: Vitaly.
Kinh hãi xem pháo binh Nga nghiền nát chiến trường bằng các loại hỏa lực cực kỳ uy lực.