Theo những đoạn video do quân đội Ukraine công bố, các bệ phóng pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270 do Mỹ và NATO cung cấp cho Ukraine, đã được đưa vào sử dụng trên chiến trường.Bệ phóng pháo phản lực phóng loạt M270 sử dụng khung gầm xe chiến đấu Bradley; hệ thống ống phóng đạn có những cải tiến kiểu modul, do vậy thời gian nạp đạn được rút ngắn hơn nhiều so với các loại MLRS của Liên Xô khi đó (thời gian tái nạp đạn hết 4 phút). Một xe MLRS có tổng cộng 12 ống phóng, thời gian phóng hết 12 quả đạn là 15 giây.Tốc độ di chuyển của MLRS M270 là 60km/h (trên đường nhựa), mặc dù nó kém tốc độ 90km/h của hệ thống tên lửa cơ động HIMARS. Tuy nhiên, do sử dụng khung gầm bánh xích nên M270 có khả năng việt dã tốt hơn với những nơi có điều kiện giao thông chưa phát triển; nhất là chiến trường miền Đông Ukraine. Từ video quay cảnh quân đội Ukraine phóng tên lửa M270, cũng có thể thấy một chi tiết độc đáo đó là, tên lửa do MLRS M270 phóng đi, có quỹ đạo phóng rất lạ, khác với loại đạn pháo phản lực thông thường. Tức là, ngay sau khi đạn pháo M30 được phóng, góc đi lên ban đầu của đạn đã bị thay đổi, khi quỹ đạo đạn đi lên với góc cao hơn. Điều này rất khác với đạn đạo parabol cố định, được sử dụng bởi pháo binh và bệ phóng tên lửa truyền thống ở các quốc gia khác nhau. Mục đích của đạn đạo pháo MLRS M270 là ngăn cản radar pháo binh của đối phương, tìm ra tọa độ chính xác của bệ phóng tên lửa. Hiện tại, các cường quốc đều được trang bị radar định vị chống pháo tiên tiến, có thể xác định chính xác tọa độ của pháo, bằng cách theo dõi quỹ đạo parabol của đạn pháo đối phương. Nhưng với những loại đạn pháo phản lực trang bị cho MLRS M270 hiện nay, với những tên lửa với quỹ đạo bay khác thường, điều này sẽ làm cho radar định vị chống pháo của đối phương mất khả năng xác định vị trí của pháo. Vì nếu radar chống pháo của đối phương xác định tọa độ theo đường bay parabol của tên lửa, nó sẽ nhận được tọa độ trận địa MLRS M270 không chính xác. Trong trường hợp này, đối phương đơn giản là không thể phá hủy bệ phóng tên lửa M270, nếu sử dụng tọa độ do radar chống pháo cung cấp.Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, hệ thống MLRS M270 hiện đang sử dụng 2 loại đạn, đạn không điều khiển M30 và đạn M31 có sử dụng hệ thống định vị vệ tinh, để hiệu chỉnh đường bay trong giai đoạn cuối. Cả hai loại đạn này đều có tầm bắn tối đa 80km, nhưng đạn M31 có mức chính xác cao hơn rất nhiều.Như vậy có thể thấy rằng, việc sử dụng loại đạn pháo phản lực với quỹ đạo bay khác thường này của Quân đội Ukraine, sẽ gây thêm áp lực cho quân đội Nga. Hiện tại, quân đội Nga cũng đã triển khai các radar chống pháo tiên tiến ở chiến trường miền Đông Ukraine.Ví dụ, radar Zoopark-1M có thể phát hiện tên lửa cỡ lớn cách xa 45 km. Đối với đạn MLRS và các loại pháo, súng cối thông thường, radar định vị chống pháo này có thể phát hiện tọa độ phóng của nó rất chính xác. Khi radar radar Zoopark-1M kết hợp tác các loại pháo tiên tiến của quân đội Nga, về mặt lý thuyết, nó có thể nhanh chóng phản pháo của các trận địa pháo M270; tuy nhiên với quỹ đạo đường đạn khác thường, radar radar Zoopark-1M chỉ cung cấp tọa độ không chính xác cho các trận địa pháo Nga. Từ quan điểm kỹ thuật, việc sử dụng tên lửa thay đổi quỹ đạo đường đạn của quân đội Mỹ, cũng đáng được các cường quốc quân sự khác tham khảo, bởi vì hiện nay, radar chống pháo rất phổ biến và pháo phản lực bắn đạn tầm xa đã trở thành trọng tâm phát triển của quân đội nhiều nước trên thế giới.Nếu pháo phản lực phóng loạt, thực hành phóng đạn pháo phản lực với quỹ đạo bay cố định, thì rất dễ bị đối phương dùng radar phát hiện và phản đòn. Việc sử dụng tên lửa với quỹ đạo bay khác thường, có thể cải thiện hiệu quả khả năng sống sót của chính tên lửa cũng như các phương tiện phóng của chúng.
Theo những đoạn video do quân đội Ukraine công bố, các bệ phóng pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270 do Mỹ và NATO cung cấp cho Ukraine, đã được đưa vào sử dụng trên chiến trường.
Bệ phóng pháo phản lực phóng loạt M270 sử dụng khung gầm xe chiến đấu Bradley; hệ thống ống phóng đạn có những cải tiến kiểu modul, do vậy thời gian nạp đạn được rút ngắn hơn nhiều so với các loại MLRS của Liên Xô khi đó (thời gian tái nạp đạn hết 4 phút). Một xe MLRS có tổng cộng 12 ống phóng, thời gian phóng hết 12 quả đạn là 15 giây.
Tốc độ di chuyển của MLRS M270 là 60km/h (trên đường nhựa), mặc dù nó kém tốc độ 90km/h của hệ thống tên lửa cơ động HIMARS. Tuy nhiên, do sử dụng khung gầm bánh xích nên M270 có khả năng việt dã tốt hơn với những nơi có điều kiện giao thông chưa phát triển; nhất là chiến trường miền Đông Ukraine.
Từ video quay cảnh quân đội Ukraine phóng tên lửa M270, cũng có thể thấy một chi tiết độc đáo đó là, tên lửa do MLRS M270 phóng đi, có quỹ đạo phóng rất lạ, khác với loại đạn pháo phản lực thông thường.
Tức là, ngay sau khi đạn pháo M30 được phóng, góc đi lên ban đầu của đạn đã bị thay đổi, khi quỹ đạo đạn đi lên với góc cao hơn. Điều này rất khác với đạn đạo parabol cố định, được sử dụng bởi pháo binh và bệ phóng tên lửa truyền thống ở các quốc gia khác nhau.
Mục đích của đạn đạo pháo MLRS M270 là ngăn cản radar pháo binh của đối phương, tìm ra tọa độ chính xác của bệ phóng tên lửa. Hiện tại, các cường quốc đều được trang bị radar định vị chống pháo tiên tiến, có thể xác định chính xác tọa độ của pháo, bằng cách theo dõi quỹ đạo parabol của đạn pháo đối phương.
Nhưng với những loại đạn pháo phản lực trang bị cho MLRS M270 hiện nay, với những tên lửa với quỹ đạo bay khác thường, điều này sẽ làm cho radar định vị chống pháo của đối phương mất khả năng xác định vị trí của pháo.
Vì nếu radar chống pháo của đối phương xác định tọa độ theo đường bay parabol của tên lửa, nó sẽ nhận được tọa độ trận địa MLRS M270 không chính xác. Trong trường hợp này, đối phương đơn giản là không thể phá hủy bệ phóng tên lửa M270, nếu sử dụng tọa độ do radar chống pháo cung cấp.
Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, hệ thống MLRS M270 hiện đang sử dụng 2 loại đạn, đạn không điều khiển M30 và đạn M31 có sử dụng hệ thống định vị vệ tinh, để hiệu chỉnh đường bay trong giai đoạn cuối. Cả hai loại đạn này đều có tầm bắn tối đa 80km, nhưng đạn M31 có mức chính xác cao hơn rất nhiều.
Như vậy có thể thấy rằng, việc sử dụng loại đạn pháo phản lực với quỹ đạo bay khác thường này của Quân đội Ukraine, sẽ gây thêm áp lực cho quân đội Nga. Hiện tại, quân đội Nga cũng đã triển khai các radar chống pháo tiên tiến ở chiến trường miền Đông Ukraine.
Ví dụ, radar Zoopark-1M có thể phát hiện tên lửa cỡ lớn cách xa 45 km. Đối với đạn MLRS và các loại pháo, súng cối thông thường, radar định vị chống pháo này có thể phát hiện tọa độ phóng của nó rất chính xác.
Khi radar radar Zoopark-1M kết hợp tác các loại pháo tiên tiến của quân đội Nga, về mặt lý thuyết, nó có thể nhanh chóng phản pháo của các trận địa pháo M270; tuy nhiên với quỹ đạo đường đạn khác thường, radar radar Zoopark-1M chỉ cung cấp tọa độ không chính xác cho các trận địa pháo Nga.
Từ quan điểm kỹ thuật, việc sử dụng tên lửa thay đổi quỹ đạo đường đạn của quân đội Mỹ, cũng đáng được các cường quốc quân sự khác tham khảo, bởi vì hiện nay, radar chống pháo rất phổ biến và pháo phản lực bắn đạn tầm xa đã trở thành trọng tâm phát triển của quân đội nhiều nước trên thế giới.
Nếu pháo phản lực phóng loạt, thực hành phóng đạn pháo phản lực với quỹ đạo bay cố định, thì rất dễ bị đối phương dùng radar phát hiện và phản đòn. Việc sử dụng tên lửa với quỹ đạo bay khác thường, có thể cải thiện hiệu quả khả năng sống sót của chính tên lửa cũng như các phương tiện phóng của chúng.