Các chiến đấu cơ Rafale được Qatar ký hợp đồng mua từ Pháp hồi tháng 12/2017 và đây là đợt thứ hai Qatar nhận được những chiếc chiến đấu cơ này. Đợt đầu tiên đã được bàn giao cho Qatar từ tháng 2/2019. Nguồn ảnh: Sina.Việc đưa các tiêm kích Rafale vào biên chế của mình đã biến Không quân Qatar thành lực lượng không quân đắt giá nhất thế giới - đắt giá hơn cả những chiến đấu cơ F-35 trong biên chế của Không quân Israel hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.Cụ thể, theo hợp đồng mua bán được Qatar ký kết với Pháp hồi năm 2017, mỗi chiếc chiến đấu cơ Rafale mà nước này đặt mua sẽ có giá lên tới 92 triệu Euro - tương đương với gần 100 triệu USD - cao hơn cả giá của phiên bản F-35A hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.Cũng theo hợp đồng này, Qatar đã đặt mua tổng cộng 12 chiến đấu cơ Rafale cho không quân nước này với giá tổng cộng 1,3 tỷ USD. Trong đó có bao gồm chi phí đào tạo phi công, chi phí cho vật tư thay thế và bảo dưỡng. Nguồn ảnh: Sina.Đây không phải là hợp đồng mua bán Rafale đầu tiên được Pháp ký kết với Qatar. Từ năm 2015, Pháp đã nhận được hợp đòng vũ khí trị giá tới 6,3 tỷ USD để cung cấp 24 chiến đấu cơ Rafale cùng đào tạo nhân lực cho phía Qatar. Nguồn ảnh: Sina.Ra đời từ năm 1986, Rafale được coi là loại chiến đấu cơ thế hệ 4++ đắt nhất hiện nay, nó đã ra đời từ năm 1986 nhưng tính tới đầu năm 2019 này, Pháp mới chỉ sản xuất được 175 chiếc do chúng có giá thành quá đắt đỏ. Nguồn ảnh: Sina.Về cơ bản, các thông số kỹ thuật của Rafale cũng không có gì quá đặc biệt, loại chiến đấu cơ này mang theo được tối đa 9 tấn vũ khí dưới 14 giá treo, bay được với tốc độ cao nhất Mach 1.8 và được trang bị hai động cơ phản lực do Pháp sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.Nếu như có một điểm đáng tiền của Rafale thì đó là việc loại chiến đấu cơ này có thể coi là chiến đấu cơ thế hệ 4++ thương mại ít phổ biến nhất thế giới. Điều này khiến cho lực lượng phòng không và không quân trên thế giới ít có cơ hội tiếp xúc và không nắm được các điểm yếu để vít cỏ loại chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại ngoài Pháp và Qatar, trên thế giới còn có Không quân Ai Cập và Không quân Ấn Độ cũng đang sử dụng loại chiến đấu cơ này với số lượng khá hạn chế trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Rafale của Không quân Pháp.
Các chiến đấu cơ Rafale được Qatar ký hợp đồng mua từ Pháp hồi tháng 12/2017 và đây là đợt thứ hai Qatar nhận được những chiếc chiến đấu cơ này. Đợt đầu tiên đã được bàn giao cho Qatar từ tháng 2/2019. Nguồn ảnh: Sina.
Việc đưa các tiêm kích Rafale vào biên chế của mình đã biến Không quân Qatar thành lực lượng không quân đắt giá nhất thế giới - đắt giá hơn cả những chiến đấu cơ F-35 trong biên chế của Không quân Israel hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, theo hợp đồng mua bán được Qatar ký kết với Pháp hồi năm 2017, mỗi chiếc chiến đấu cơ Rafale mà nước này đặt mua sẽ có giá lên tới 92 triệu Euro - tương đương với gần 100 triệu USD - cao hơn cả giá của phiên bản F-35A hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.
Cũng theo hợp đồng này, Qatar đã đặt mua tổng cộng 12 chiến đấu cơ Rafale cho không quân nước này với giá tổng cộng 1,3 tỷ USD. Trong đó có bao gồm chi phí đào tạo phi công, chi phí cho vật tư thay thế và bảo dưỡng. Nguồn ảnh: Sina.
Đây không phải là hợp đồng mua bán Rafale đầu tiên được Pháp ký kết với Qatar. Từ năm 2015, Pháp đã nhận được hợp đòng vũ khí trị giá tới 6,3 tỷ USD để cung cấp 24 chiến đấu cơ Rafale cùng đào tạo nhân lực cho phía Qatar. Nguồn ảnh: Sina.
Ra đời từ năm 1986, Rafale được coi là loại chiến đấu cơ thế hệ 4++ đắt nhất hiện nay, nó đã ra đời từ năm 1986 nhưng tính tới đầu năm 2019 này, Pháp mới chỉ sản xuất được 175 chiếc do chúng có giá thành quá đắt đỏ. Nguồn ảnh: Sina.
Về cơ bản, các thông số kỹ thuật của Rafale cũng không có gì quá đặc biệt, loại chiến đấu cơ này mang theo được tối đa 9 tấn vũ khí dưới 14 giá treo, bay được với tốc độ cao nhất Mach 1.8 và được trang bị hai động cơ phản lực do Pháp sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Nếu như có một điểm đáng tiền của Rafale thì đó là việc loại chiến đấu cơ này có thể coi là chiến đấu cơ thế hệ 4++ thương mại ít phổ biến nhất thế giới. Điều này khiến cho lực lượng phòng không và không quân trên thế giới ít có cơ hội tiếp xúc và không nắm được các điểm yếu để vít cỏ loại chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại ngoài Pháp và Qatar, trên thế giới còn có Không quân Ai Cập và Không quân Ấn Độ cũng đang sử dụng loại chiến đấu cơ này với số lượng khá hạn chế trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Rafale của Không quân Pháp.