Đặc công nước là lực lượng vô cùng tinh nhuệ của quân đội Việt Nam, có khả năng tác chiến vượt trội hơn so với lực lượng đặc công thông thường và thường được ví như những "Yết Kiêu của thời hiện đại". Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Khác với lực lượng đặc công thường, đặc công nước có khả năng bơi lộivà tiếp cận mục tiêu bằng đường thủy tuyệt đỉnh. Tuy nhiên kỹ năng này cần được đào tạo chuyên biệt nên đặc công nước và đặc công là hai lực lượng hoàn toàn khác nhau. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Ngoài khả năng tác chiến trên cạn như bất cứ chiến sĩ đặc công thông thường nào, các quân nhân phục vụ trong lực lượng đặc công nước còn cần có kỹ năng bơi lội hơn người. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Ngoài ra, họ cũng được huấn luyện như một thủy thủ hải quân với những bài tập về tiền đình và mô phỏng, làm quen với sóng biển. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Điều này giúp cho các chiến sĩ trong lực lượng đặc công nước không bị say sóng khi di chuyển bằng phương tiện thủy tới vùng chiến đấu. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Các chiến sĩ đặc công nước thường được tuyển chọn là công dân xuất thân từ vùng biển, có khả năng bơi lội từ nhỏ. Tuy nhiên khi gia nhập lực lượng này, họ vẫn phải học bơi lại từ đầu. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Việc học bơi theo đúng kỹ thuật sẽ giúp các chiến sĩ đặc công nước tiết kiệm được nhiều sức lực nhất khi di chuyển trên biển, có đủ kỹ năng và trình độ để đối đầu với sóng nước, thời tiết biến động. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Ngoài ra, các chiến sĩ đặc công cũng được huấn luyện khả năng chịu đựng áp suất như những chiến sĩ của lực lượng tàu ngầm. Đây là kỹ năng tối quan trọng để những chiến sĩ đặc công có thể lặn sâu nhiều chục mét dưới đáy biển mà không bị sức ép lớn dẫn đến tổn thương. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Chưa hết, lính đặc công nước ngoài việc phải đối phó với địch, đối phó với thiên nhiên thời tiết còn phải đối phó với nhiều loại "thủy quái" dưới lòng biển như cá mập - những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ và sinh mạng người lính khi tham gia huấn luyện hay thực chiến. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Cận cảnh những bộ đồ lặn hiện đại của các chiến sĩ Đặc công nước. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Sau khi lặn, bơi nhiều chục kilomets để tiếp cận mục tiêu, lực lượng đặc công nước sẽ thay đổi môi trường, chuyển sang tác chiến trên bộ với những bài ngụy trang và kỹ năng đột nhập "mang thương hiệu" của lực lượng Đặc công. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Kiểu ngụy trang chỉ với độc một chiếc quần lót, ở trần và bôi bùn đất lên người này được đánh giá là cực kỳ hiệu quả, qua mắt được cả hệ thống kính nhìn đêm bằng hồng ngoại hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Chưa kể đến việc, khi người lính ở trần, cơ thể họ sẽ tiếp xúc hoàn toàn với môi trường, cảm nhận được từng sự thay đổi nhỏ nhất của địa hình, địa vật cũng như tránh được việc quần áo, thiết bị bị vướng vào hàng rào dây thép gai, vướng vào cây cối khi cơ động. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Tiếp đến là kỹ năng đổ bộ đường không với việc đổ bộ bằng phương thức nhảy dù hoặc đổ bộ nhanh từ trực thăng vận tải. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Khả năng đổ bộ bằng nhiều phương thức, từ nhiều phương tiện cho phép đặc công nước có thể tiếp cận được bất cứ mục tiêu nào, phù hợp với nhiều kiểu đánh địch, có khả năng hiệp đồng cao với các chiến dịch quân sự trên đất liền, ven biển hay hải đảo. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Với khả năng xuất quỷ nhập thần của mình, lực lượng đặc công nước của ta đã khiến đối phương tốn không ít công sức, chất xám để nghiên cứu, tìm cách đối phó. Ấy vậy mà trong lịch sử, mỗi khi đặc công nước xuất trận, đối phương lại bàng hoàng, không thể tin vào những tổn thất mà những người nhái bé nhỏ này có thể gây ra cho chúng. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.Mời độc giả xem Video: Đặc công Việt Nam thể hiện khả năng tàng hình, thâm nhập mục tiêu.
Đặc công nước là lực lượng vô cùng tinh nhuệ của quân đội Việt Nam, có khả năng tác chiến vượt trội hơn so với lực lượng đặc công thông thường và thường được ví như những "Yết Kiêu của thời hiện đại". Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Khác với lực lượng đặc công thường, đặc công nước có khả năng bơi lộivà tiếp cận mục tiêu bằng đường thủy tuyệt đỉnh. Tuy nhiên kỹ năng này cần được đào tạo chuyên biệt nên đặc công nước và đặc công là hai lực lượng hoàn toàn khác nhau. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Ngoài khả năng tác chiến trên cạn như bất cứ chiến sĩ đặc công thông thường nào, các quân nhân phục vụ trong lực lượng đặc công nước còn cần có kỹ năng bơi lội hơn người. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Ngoài ra, họ cũng được huấn luyện như một thủy thủ hải quân với những bài tập về tiền đình và mô phỏng, làm quen với sóng biển. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Điều này giúp cho các chiến sĩ trong lực lượng đặc công nước không bị say sóng khi di chuyển bằng phương tiện thủy tới vùng chiến đấu. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Các chiến sĩ đặc công nước thường được tuyển chọn là công dân xuất thân từ vùng biển, có khả năng bơi lội từ nhỏ. Tuy nhiên khi gia nhập lực lượng này, họ vẫn phải học bơi lại từ đầu. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Việc học bơi theo đúng kỹ thuật sẽ giúp các chiến sĩ đặc công nước tiết kiệm được nhiều sức lực nhất khi di chuyển trên biển, có đủ kỹ năng và trình độ để đối đầu với sóng nước, thời tiết biến động. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Ngoài ra, các chiến sĩ đặc công cũng được huấn luyện khả năng chịu đựng áp suất như những chiến sĩ của lực lượng tàu ngầm. Đây là kỹ năng tối quan trọng để những chiến sĩ đặc công có thể lặn sâu nhiều chục mét dưới đáy biển mà không bị sức ép lớn dẫn đến tổn thương. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Chưa hết, lính đặc công nước ngoài việc phải đối phó với địch, đối phó với thiên nhiên thời tiết còn phải đối phó với nhiều loại "thủy quái" dưới lòng biển như cá mập - những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ và sinh mạng người lính khi tham gia huấn luyện hay thực chiến. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Cận cảnh những bộ đồ lặn hiện đại của các chiến sĩ Đặc công nước. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Sau khi lặn, bơi nhiều chục kilomets để tiếp cận mục tiêu, lực lượng đặc công nước sẽ thay đổi môi trường, chuyển sang tác chiến trên bộ với những bài ngụy trang và kỹ năng đột nhập "mang thương hiệu" của lực lượng Đặc công. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Kiểu ngụy trang chỉ với độc một chiếc quần lót, ở trần và bôi bùn đất lên người này được đánh giá là cực kỳ hiệu quả, qua mắt được cả hệ thống kính nhìn đêm bằng hồng ngoại hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Chưa kể đến việc, khi người lính ở trần, cơ thể họ sẽ tiếp xúc hoàn toàn với môi trường, cảm nhận được từng sự thay đổi nhỏ nhất của địa hình, địa vật cũng như tránh được việc quần áo, thiết bị bị vướng vào hàng rào dây thép gai, vướng vào cây cối khi cơ động. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Tiếp đến là kỹ năng đổ bộ đường không với việc đổ bộ bằng phương thức nhảy dù hoặc đổ bộ nhanh từ trực thăng vận tải. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Khả năng đổ bộ bằng nhiều phương thức, từ nhiều phương tiện cho phép đặc công nước có thể tiếp cận được bất cứ mục tiêu nào, phù hợp với nhiều kiểu đánh địch, có khả năng hiệp đồng cao với các chiến dịch quân sự trên đất liền, ven biển hay hải đảo. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Với khả năng xuất quỷ nhập thần của mình, lực lượng đặc công nước của ta đã khiến đối phương tốn không ít công sức, chất xám để nghiên cứu, tìm cách đối phó. Ấy vậy mà trong lịch sử, mỗi khi đặc công nước xuất trận, đối phương lại bàng hoàng, không thể tin vào những tổn thất mà những người nhái bé nhỏ này có thể gây ra cho chúng. Nguồn ảnh: ĐAQĐND.
Mời độc giả xem Video: Đặc công Việt Nam thể hiện khả năng tàng hình, thâm nhập mục tiêu.