Chiến đấu cơ J-7 là phiên bản nội địa do Trung Quôc sản xuất dựa trên mẫu chiến đấu cơ MiG-21 của Liên Xô trước đây. Được ra đời từ năm 1967, tới nay chiến đấu cơ 50 năm tuổi này vẫn được rất nhiều nước sử dụng trong biên chế Không quân của mình. Nguồn ảnh: Sina.Bangladesh bắt đầu nhận những chiến đấu cơ Chengdu J-7 đầu tiên từ năm 2007. Hợp đồng mua bán J-7 được Bangladesh ký kết với Trung Quốc trước đó bao gồm 12 chiến đấu cơ J-7BG và 4 chiếc JT-7BG hai chỗ làm nhiệm vụ huấn luyện. Nguồn ảnh: Sina.Sau khi nhận đủ lô hàng 16 chiếc J-7 vào năm 2007, phía Bangladesh tiếp tục đặt mua tiếp 16 chiếc J-7 BGI của Trung Quốc. Hợp đồng này được hai bên hoàn thành vào năm 2012. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù trong lực lượng Không quân Bangladesh đã có nhiều máy bay J-7 phải về hưu nhưng vẫn còn một số lượng lớn các chiến đấu cơ J-7 phục vụ trong lực lượng Không quân nước này với nhiệm vụ máy bay huấn luyện và máy bay tuần tra. Nguồn ảnh: Sina.J-7 có chiều dài 14,8 mét, sải cánh 8 mét và có diện tích cánh 24,88 mét vuông, kết hợp với động cơ Liyang Wopen-13F do Trung quốc sản xuất, chiếc máy bay có trọng lượng rỗng 5,2 tấn này có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa khoảng 7,5 tấn. Nguồn ảnh: Sina.Tốc độ bay tối đa của J-7 đạt tới Mach 2.0 trong khi đó tốc độ tối thiểu khoảng 210 km. Chiếc chiến đấu cơ quốc tịch Trung Quốc này có bán kính chiến đấu 850 km, tầm bay tối đa 2200 km và trần bay 17.500 mét. Nguồn ảnh: Sina.J-7 có hai pháo chính cỡ nòng 30 mm với cơ số đạn tổng cộng 120 viên. Ngoài ra chiến đấu cơ này còn có 5 giá treo với khả năng mang theo tối đa 2 tấn bom, tên lửa các loại. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài các tiêm kích J-7 hiện đang có số lượng sử dụng lên tới 37 chiéc trong không quân Bangladesh, nước này còn sở hữu khoảng 8 chiếc chiến đấu cơ đa dụng MiG-29. Nguồn ảnh: Sina.Bên cạnh Bangladesh còn có 11 quốc gia khác trên thế giới cũng sử dụng J-7 trong biên chế của mình. Hiện tại Không quân Trung quốc vẫn tiếp tục sử dụng chiến đấu cơ này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Chiến đấu cơ J-7 là phiên bản nội địa do Trung Quôc sản xuất dựa trên mẫu chiến đấu cơ MiG-21 của Liên Xô trước đây. Được ra đời từ năm 1967, tới nay chiến đấu cơ 50 năm tuổi này vẫn được rất nhiều nước sử dụng trong biên chế Không quân của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Bangladesh bắt đầu nhận những chiến đấu cơ Chengdu J-7 đầu tiên từ năm 2007. Hợp đồng mua bán J-7 được Bangladesh ký kết với Trung Quốc trước đó bao gồm 12 chiến đấu cơ J-7BG và 4 chiếc JT-7BG hai chỗ làm nhiệm vụ huấn luyện. Nguồn ảnh: Sina.
Sau khi nhận đủ lô hàng 16 chiếc J-7 vào năm 2007, phía Bangladesh tiếp tục đặt mua tiếp 16 chiếc J-7 BGI của Trung Quốc. Hợp đồng này được hai bên hoàn thành vào năm 2012. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù trong lực lượng Không quân Bangladesh đã có nhiều máy bay J-7 phải về hưu nhưng vẫn còn một số lượng lớn các chiến đấu cơ J-7 phục vụ trong lực lượng Không quân nước này với nhiệm vụ máy bay huấn luyện và máy bay tuần tra. Nguồn ảnh: Sina.
J-7 có chiều dài 14,8 mét, sải cánh 8 mét và có diện tích cánh 24,88 mét vuông, kết hợp với động cơ Liyang Wopen-13F do Trung quốc sản xuất, chiếc máy bay có trọng lượng rỗng 5,2 tấn này có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa khoảng 7,5 tấn. Nguồn ảnh: Sina.
Tốc độ bay tối đa của J-7 đạt tới Mach 2.0 trong khi đó tốc độ tối thiểu khoảng 210 km. Chiếc chiến đấu cơ quốc tịch Trung Quốc này có bán kính chiến đấu 850 km, tầm bay tối đa 2200 km và trần bay 17.500 mét. Nguồn ảnh: Sina.
J-7 có hai pháo chính cỡ nòng 30 mm với cơ số đạn tổng cộng 120 viên. Ngoài ra chiến đấu cơ này còn có 5 giá treo với khả năng mang theo tối đa 2 tấn bom, tên lửa các loại. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài các tiêm kích J-7 hiện đang có số lượng sử dụng lên tới 37 chiéc trong không quân Bangladesh, nước này còn sở hữu khoảng 8 chiếc chiến đấu cơ đa dụng MiG-29. Nguồn ảnh: Sina.
Bên cạnh Bangladesh còn có 11 quốc gia khác trên thế giới cũng sử dụng J-7 trong biên chế của mình. Hiện tại Không quân Trung quốc vẫn tiếp tục sử dụng chiến đấu cơ này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Sina.