Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã bước sang tháng thứ 20. Trong bối cảnh kho vũ khí eo hẹp ở châu Âu và Mỹ cũng đã “kiệt sức”; vừa qua, Mỹ và phương Tây đã viện trợ cho Ukraine một "cựu binh" 60 tuổi vào thực chiến, đó là tên lửa đất đối không "Hawk" do Mỹ sản xuất.Trong bối cảnh phương Tây không thể cung cấp cho Ukraine vũ khí phòng không hiện đại hơn trong thời gian ngắn, thì tên lửa Hawk cải tiến vẫn có thể đóng vai trò hỗ trợ quân đội Ukraine chiến đấu chống lại các mục tiêu như máy bay không người lái và tên lửa hành trình.Vào cuối tháng 10, quân đội Ukraine lần đầu tiên sử dụng tên lửa Hawk trong chiến đấu. Trên nền tảng mạng xã hội Telegram, Tư lệnh lực lượng Không quân Ukraine, tướng Mykola O Meatchuk đã chia sẻ một video về hoạt động thực chiến của loại tên lửa này. Trong video, hai tên lửa Hawk được lực lượng phòng không Ukraine phóng đi trong đêm, sau đó nhanh chóng phát nổ ở độ cao thấp; tên lửa thứ hai nổ khá gần camera, thậm chí có thể nhìn thấy một lượng lớn mảnh đạn tên lửa bay. Tướng Oleshchuk cho biết, "Không dễ để đạt được kết quả khả quan 100%, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng tên lửa Hawk trong chiến đấu và tăng cường khả năng phòng không. Vũ khí phương Tây đã được chứng minh và sẽ tiếp tục chứng minh tính hiệu quả của chúng trên chiến trường". Phân tích từ tờ "War Zone" của Mỹ cho rằng, dù không thể khẳng định tên lửa trong video đã bắn trúng mục tiêu, nhưng tên lửa "Hawk" có thể cung cấp cho Ukraine khả năng phòng thủ tầm trung và tầm thấp mà nước này đang rất cần. Tên lửa phòng không tên lửa Hawk ra mắt lần đầu năm 1959, tuy lạc hậu so với tiêu chuẩn phương Tây, nhưng phương thức chiến đấu cơ bản của nó khá thuần thục, radar trinh sát cung cấp thông tin mục tiêu, sau khi tên lửa được phóng đi, sẽ bám theo cánh sóng dẫn đường của radar chỉ thị mục tiêu để đánh chặn mục tiêu. Trước khi rút khỏi biên chế chiến đấu của quân đội Mỹ vào năm 1990, hệ thống phòng không Hawk đã trải qua một loạt cải tiến, nâng cấp và có thể đánh chặn nhiều mục tiêu tầm thấp trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện từ phức tạp. Một phiên bản đặc biệt có tên Hawk-21 được trang bị radar trinh sát, hệ thống chỉ huy và điều khiển mạnh hơn và vẫn đang được sử dụng ở một số quốc gia và khu vực. Với những mục tiêu như UAV tự sát Geran-2 của Nga, tên lửa Hawk vẫn thừa khả năng đánh chặn. Hiện chưa rõ phương Tây đã cung cấp phiên bản nào của hệ thống phòng không Hawk cho Ukraine. Năm ngoái, Tây Ban Nha tuyên bố sẽ bàn giao một phần kho tên lửa Hawk, chủ yếu là các mẫu cải tiến giai đoạn một và giai đoạn ba, đồng thời cung cấp một số lượng nhỏ loại Hawk-21. Vào tháng 2 năm nay, Thụy Điển đã công bố kế hoạch cung cấp một số thành phần của hệ thống Hawk (có tên mã là RBS 97 ở Thụy Điển) cho Ukraine. Kể từ năm 2015, một số tên lửa RBS 97 của Thụy Điển đã được hiện đại hóa. Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, như một phần trong khả năng phòng không dự phòng của Mỹ nhằm hỗ trợ Ukraine, hệ thống Hawk sẽ trải qua một số điều chỉnh và sau đó tham gia chương trình có tên mã Franken SAM. Kế hoạch này cũng liên quan đến một số hệ thống phòng không khác, bao gồm chuyển đổi tên lửa không đối không AIM-9M Sidewinder thành vũ khí đất đối không và tích hợp tên lửa AIM-7 Sparrow và RIM-7 Sea Sparrow vào các hệ thống phòng không Buk hiện có của Ukraine."War Zone" chỉ ra rằng, hệ thống phòng không Hawk hiện biên chế cho lực lượng Không quân Ukraine và có nhiệm vụ bảo đảm hỏa lực phòng không tầm trung và tầm thấp, nơi những UAV tự sát và tên lửa hành trình của Nga hoạt động.Khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, lúc đầu phòng không tầm trung của Ukraine chủ yếu dựa vào những hệ thống phòng không Buk và S-125, tuy nhiên hệ thống này đã hết đạn tên lửa và không còn nguồn cung cấp. Điều này cũng giải thích tại sao tên lửa phòng không cũ vẫn còn hữu ích trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Trước những nghi ngờ từ bên ngoài về khả năng lạc hậu của Hawk, truyền thông Mỹ cho rằng, mặc dù nhìn chung khá cũ và có tầm bắn tối đa chỉ khoảng 50 km, nhưng tên lửa này có khả năng "tấn công nhiều mục tiêu tầm thấp" và "rất hữu ích khi đánh chặn UAV tự sát và tên lửa hành trình”. Một ưu điểm lớn của hệ thống phòng không Hawk là đều được bố trí trên xe tải bánh hơi, nên có khả năng cơ động nhất định, có thể làm vũ khí phòng không chiến trường, hỗ trợ cuộc phải công của lực lượng mặt đất Ukraine ở phía đông đất nước. Điều đáng nói là hệ thống phòng không Hawk hiện vẫn đang được sử dụng ở một số quốc gia châu Âu, đặc biệt là ở một số quốc gia tích cực hỗ trợ Ukraine. Hawk cũng đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và đã được loại biên, nên có thể có một số lượng lớn phụ tùng thay thế và thậm chí cả tên lửa trong kho, có thể giải quyết nhu cầu cấp thiết của Ukraine. Kể từ khi cung đột Nga-Ukraine bùng nổ, những hệ thống phòng không hiệu suất cao của Ukraine đã trở thành tâm điểm đánh phá của quân đội Nga, hiện Ukraine có rất ít tên lửa phòng không có hiệu suất cao như Buk và S-300. Vì vậy, như Tư lệnh Không quân Ukraina Oleshchuk đã nói, hệ thống Hawk đã tăng cường khả năng phòng không cho Ukraine.Mỹ là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ukraine. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tên lửa phòng không đất đối không, Mỹ không có nhiều loại vũ khí này. Sau khi loại bỏ Hawker vào những năm 1990, vũ khí phòng không tầm trung và tầm ngắn duy nhất mà quân đội Mỹ còn lại là Hệ thống tên lửa đất đối không NASAMS, được bố trí bảo vệ thủ đô Washington, D.C.Từ quan điểm của các nước phương Tây, trước các mối đe dọa trên không mà Ukraine phải đối mặt, ngay cả khi vũ khí phương Tây đã cạn đáy, thì việc cung cấp cho quân đội Ukraine các phương tiện phòng không cũ vẫn có ý nghĩa rất lớn. Tương tự như tên lửa Hawk, tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 phù hợp với hệ thống phòng không mặt đất NASAMS, hiện có nhiều nguồn và kho dự trữ. Đây sẽ là những vũ khí phòng không tầm thấp và tầm trung chủ lực của Ukraine trong giai đoạn hiện nay.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã bước sang tháng thứ 20. Trong bối cảnh kho vũ khí eo hẹp ở châu Âu và Mỹ cũng đã “kiệt sức”; vừa qua, Mỹ và phương Tây đã viện trợ cho Ukraine một "cựu binh" 60 tuổi vào thực chiến, đó là tên lửa đất đối không "Hawk" do Mỹ sản xuất.
Trong bối cảnh phương Tây không thể cung cấp cho Ukraine vũ khí phòng không hiện đại hơn trong thời gian ngắn, thì tên lửa Hawk cải tiến vẫn có thể đóng vai trò hỗ trợ quân đội Ukraine chiến đấu chống lại các mục tiêu như máy bay không người lái và tên lửa hành trình.
Vào cuối tháng 10, quân đội Ukraine lần đầu tiên sử dụng tên lửa Hawk trong chiến đấu. Trên nền tảng mạng xã hội Telegram, Tư lệnh lực lượng Không quân Ukraine, tướng Mykola O Meatchuk đã chia sẻ một video về hoạt động thực chiến của loại tên lửa này.
Trong video, hai tên lửa Hawk được lực lượng phòng không Ukraine phóng đi trong đêm, sau đó nhanh chóng phát nổ ở độ cao thấp; tên lửa thứ hai nổ khá gần camera, thậm chí có thể nhìn thấy một lượng lớn mảnh đạn tên lửa bay.
Tướng Oleshchuk cho biết, "Không dễ để đạt được kết quả khả quan 100%, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng tên lửa Hawk trong chiến đấu và tăng cường khả năng phòng không. Vũ khí phương Tây đã được chứng minh và sẽ tiếp tục chứng minh tính hiệu quả của chúng trên chiến trường".
Phân tích từ tờ "War Zone" của Mỹ cho rằng, dù không thể khẳng định tên lửa trong video đã bắn trúng mục tiêu, nhưng tên lửa "Hawk" có thể cung cấp cho Ukraine khả năng phòng thủ tầm trung và tầm thấp mà nước này đang rất cần.
Tên lửa phòng không tên lửa Hawk ra mắt lần đầu năm 1959, tuy lạc hậu so với tiêu chuẩn phương Tây, nhưng phương thức chiến đấu cơ bản của nó khá thuần thục, radar trinh sát cung cấp thông tin mục tiêu, sau khi tên lửa được phóng đi, sẽ bám theo cánh sóng dẫn đường của radar chỉ thị mục tiêu để đánh chặn mục tiêu.
Trước khi rút khỏi biên chế chiến đấu của quân đội Mỹ vào năm 1990, hệ thống phòng không Hawk đã trải qua một loạt cải tiến, nâng cấp và có thể đánh chặn nhiều mục tiêu tầm thấp trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện từ phức tạp.
Một phiên bản đặc biệt có tên Hawk-21 được trang bị radar trinh sát, hệ thống chỉ huy và điều khiển mạnh hơn và vẫn đang được sử dụng ở một số quốc gia và khu vực. Với những mục tiêu như UAV tự sát Geran-2 của Nga, tên lửa Hawk vẫn thừa khả năng đánh chặn.
Hiện chưa rõ phương Tây đã cung cấp phiên bản nào của hệ thống phòng không Hawk cho Ukraine. Năm ngoái, Tây Ban Nha tuyên bố sẽ bàn giao một phần kho tên lửa Hawk, chủ yếu là các mẫu cải tiến giai đoạn một và giai đoạn ba, đồng thời cung cấp một số lượng nhỏ loại Hawk-21.
Vào tháng 2 năm nay, Thụy Điển đã công bố kế hoạch cung cấp một số thành phần của hệ thống Hawk (có tên mã là RBS 97 ở Thụy Điển) cho Ukraine. Kể từ năm 2015, một số tên lửa RBS 97 của Thụy Điển đã được hiện đại hóa.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, như một phần trong khả năng phòng không dự phòng của Mỹ nhằm hỗ trợ Ukraine, hệ thống Hawk sẽ trải qua một số điều chỉnh và sau đó tham gia chương trình có tên mã Franken SAM.
Kế hoạch này cũng liên quan đến một số hệ thống phòng không khác, bao gồm chuyển đổi tên lửa không đối không AIM-9M Sidewinder thành vũ khí đất đối không và tích hợp tên lửa AIM-7 Sparrow và RIM-7 Sea Sparrow vào các hệ thống phòng không Buk hiện có của Ukraine.
"War Zone" chỉ ra rằng, hệ thống phòng không Hawk hiện biên chế cho lực lượng Không quân Ukraine và có nhiệm vụ bảo đảm hỏa lực phòng không tầm trung và tầm thấp, nơi những UAV tự sát và tên lửa hành trình của Nga hoạt động.
Khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, lúc đầu phòng không tầm trung của Ukraine chủ yếu dựa vào những hệ thống phòng không Buk và S-125, tuy nhiên hệ thống này đã hết đạn tên lửa và không còn nguồn cung cấp. Điều này cũng giải thích tại sao tên lửa phòng không cũ vẫn còn hữu ích trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Trước những nghi ngờ từ bên ngoài về khả năng lạc hậu của Hawk, truyền thông Mỹ cho rằng, mặc dù nhìn chung khá cũ và có tầm bắn tối đa chỉ khoảng 50 km, nhưng tên lửa này có khả năng "tấn công nhiều mục tiêu tầm thấp" và "rất hữu ích khi đánh chặn UAV tự sát và tên lửa hành trình”.
Một ưu điểm lớn của hệ thống phòng không Hawk là đều được bố trí trên xe tải bánh hơi, nên có khả năng cơ động nhất định, có thể làm vũ khí phòng không chiến trường, hỗ trợ cuộc phải công của lực lượng mặt đất Ukraine ở phía đông đất nước.
Điều đáng nói là hệ thống phòng không Hawk hiện vẫn đang được sử dụng ở một số quốc gia châu Âu, đặc biệt là ở một số quốc gia tích cực hỗ trợ Ukraine. Hawk cũng đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và đã được loại biên, nên có thể có một số lượng lớn phụ tùng thay thế và thậm chí cả tên lửa trong kho, có thể giải quyết nhu cầu cấp thiết của Ukraine.
Kể từ khi cung đột Nga-Ukraine bùng nổ, những hệ thống phòng không hiệu suất cao của Ukraine đã trở thành tâm điểm đánh phá của quân đội Nga, hiện Ukraine có rất ít tên lửa phòng không có hiệu suất cao như Buk và S-300. Vì vậy, như Tư lệnh Không quân Ukraina Oleshchuk đã nói, hệ thống Hawk đã tăng cường khả năng phòng không cho Ukraine.
Mỹ là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ukraine. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tên lửa phòng không đất đối không, Mỹ không có nhiều loại vũ khí này. Sau khi loại bỏ Hawker vào những năm 1990, vũ khí phòng không tầm trung và tầm ngắn duy nhất mà quân đội Mỹ còn lại là Hệ thống tên lửa đất đối không NASAMS, được bố trí bảo vệ thủ đô Washington, D.C.
Từ quan điểm của các nước phương Tây, trước các mối đe dọa trên không mà Ukraine phải đối mặt, ngay cả khi vũ khí phương Tây đã cạn đáy, thì việc cung cấp cho quân đội Ukraine các phương tiện phòng không cũ vẫn có ý nghĩa rất lớn.
Tương tự như tên lửa Hawk, tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 phù hợp với hệ thống phòng không mặt đất NASAMS, hiện có nhiều nguồn và kho dự trữ. Đây sẽ là những vũ khí phòng không tầm thấp và tầm trung chủ lực của Ukraine trong giai đoạn hiện nay.