Theo thông tin từ báo Komsomolets của Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu mới đây tuyên bố rằng, một hệ thống vũ khí mới và hiệu quả của nước này đã bắn hạ 24 máy bay Ukraine trong 5 ngày. Điều này làm dấy lên mối lo ngại cả cho Ukraine và NATO.Hiện NATO đang chuẩn bị cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine và thông tin về thiệt hại chiến đấu của Không quân Ukraine chắc chắn sẽ là tâm điểm chú ý của NATO.Theo truyền thông Nga, cựu Tư lệnh Tập đoàn Không quân 16 và Trung tướng Valery Letunsky trong một cuộc phỏng vấn cho biết, thông tin trong những ngày gần đây về các hệ thống phòng không của chúng tôi đã bắn hạ máy bay chiến đấu xa của Ukraine từ khoảng cách xa đã được xác nhận.Theo dữ liệu chiến thuật và kỹ thuật hiện có, hệ thống phòng không của Nga sẽ không thể tấn công xa đến thế. Nhưng hiện tại, thực tế đã khiến giới chỉ huy quân sự Ukraine bất ngờ; Tướng Valery Letunsky cho biết. Trong 5 ngày liên tiếp, quân đội Nga mỗi ngày bắn hạ khoảng 5 máy bay chiến đấu của Ukraine. Một số phi công Ukraine cho biết, trước khi máy bay chiến đấu của họ bị bắn rơi, thiết bị trên trên máy bay không đưa ra cảnh báo và quá trình này diễn ra rất đột ngột . Truyền thông Nga đưa tin, máy bay chiến đấu Ukraine bị bắn hạ không phải do vũ khí cũ, mà do hệ thống phòng không Nga được trang bị một số loại vũ khí mới. Loại vũ khí này có thể được phóng từ bên trong lãnh thổ Nga hoặc từ các trận địa đặt trên lãnh thổ Ukraine hoặc từ máy bay.Những tên lửa này sau đó sẽ độc lập tìm kiếm mục tiêu trong chuyến bay và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu quan sát hình ảnh, nên mục tiêu bị tấn công sẽ không bị sóng radar phát hiện. Do vây cũng khó để các phi công Ukraine phát hiện.Tuy nhiên, để giữ bí mật, Nga không tiết lộ đây là tên lửa hay máy bay không người lái, tuy nhiên thực tế loại vũ khí này có thể được phóng cách xa chiến tuyến 350-400 km và bắn hạ máy bay Ukraine.Theo truyền thông Nga, loại vũ khí mới này có thể là loại tên lửa phòng không tầm xa mới. Loại tên lửa này không dựa vào radar để bắt mục tiêu mà dựa vào hình ảnh quan sát để phân tích nên có thể được trang bị hệ thống phát hiện quang điện (IRST). Hệ thống này sử dụng nguyên lý công nghệ phát hiện photon đơn lẻ, khác với radar và không cần phát ra sóng radar nên có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình. Trước đây, Mỹ đã bán một lô hệ thống phát hiện quang điện cho Đài Loan nhằm giúp máy bay chiến đấu của Đài Loan, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc.Nhưng phạm vi phát hiện của hệ thống của Mỹ chỉ vài chục km, không xa bằng radar. Trong chiến đấu thực tế, có thể cần các thiết bị khác để xác định vị trí gần đúng của máy bay chiến đấu của đối phương, sau đó phóng tên lửa được trang bị thiết bị phát hiện quang điện để tự tấn công mục tiêu trong khu vực. Một số phương tiện truyền thông Nga cho rằng đây có thể là lúc Nga thử nghiệm hệ thống phòng không tầm xa S-500 mới trong thực chiến. Trước đó Nga từng tuyên bố, hệ thống này sẽ chính thức được biên chế vào chiến đấu sau năm 2020.Một năm trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, vào năm 2021, Bộ Quốc phòng Nga đã nhận được lô tên lửa phòng không S-500 đầu tiên. Vào tháng 4 năm ngoái, Nga cho biết, S-500 đã được đưa vào sản xuất hàng loạt và hơn một năm sau, quân đội Nga mới có khả năng sử dụng loại vũ khí này trong thực chiến.Trong cuộc chiến Nga-Ukraine lần này, Nga đã thử nghiệm một số loại vũ khí mới như xe tăng chiến đấu chủ lực Armata, hệ thống tác chiến điện tử, xe chiến đấu "Kẻ hủy diệt" và thậm chí cả máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57 trong môi trường chiến đấu thực tế.Trong 6 tháng qua, trong khi phương Tây cung cấp cho Ukraine xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại, thì cũng đang thảo luận về việc cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, có thể nói mức độ hỗ trợ quân sự ngày càng cao. Tuy nhiên, ngay cả khi phương Tây dám cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, cũng sẽ khó có thể bù đắp khoảng cách sức mạnh tổng thể giữa Không quân Ukraine và Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Việc bổ sung hàng chục tiêm kích F-16 lúc này có thể ảnh hưởng đến cục diện chiến đấu theo hướng quan trọng, hoặc sử dụng các tiêm kích này làm phương tiện để tấn công các mục tiêu có giá trị cao, nằm sâu trong hậu phương của quân đội Nga; điều này sẽ làm tăng áp lực lên quân đội Nga.Vì vậy, việc Nga phô trương năng lực phòng không mạnh mẽ vào thời điểm này, có thể khiến phương Tây mất niềm tin vào viện trợ quân sự cho Ukraine, khiến họ lo ngại hoặc không muốn cung cấp cho Ukraine những máy bay chiến đấu đắt tiền trong tương lai, giống như xe tăng Challenger 2 hay Leopard 2 vừa qua.
Theo thông tin từ báo Komsomolets của Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu mới đây tuyên bố rằng, một hệ thống vũ khí mới và hiệu quả của nước này đã bắn hạ 24 máy bay Ukraine trong 5 ngày. Điều này làm dấy lên mối lo ngại cả cho Ukraine và NATO.
Hiện NATO đang chuẩn bị cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine và thông tin về thiệt hại chiến đấu của Không quân Ukraine chắc chắn sẽ là tâm điểm chú ý của NATO.
Theo truyền thông Nga, cựu Tư lệnh Tập đoàn Không quân 16 và Trung tướng Valery Letunsky trong một cuộc phỏng vấn cho biết, thông tin trong những ngày gần đây về các hệ thống phòng không của chúng tôi đã bắn hạ máy bay chiến đấu xa của Ukraine từ khoảng cách xa đã được xác nhận.
Theo dữ liệu chiến thuật và kỹ thuật hiện có, hệ thống phòng không của Nga sẽ không thể tấn công xa đến thế. Nhưng hiện tại, thực tế đã khiến giới chỉ huy quân sự Ukraine bất ngờ; Tướng Valery Letunsky cho biết.
Trong 5 ngày liên tiếp, quân đội Nga mỗi ngày bắn hạ khoảng 5 máy bay chiến đấu của Ukraine. Một số phi công Ukraine cho biết, trước khi máy bay chiến đấu của họ bị bắn rơi, thiết bị trên trên máy bay không đưa ra cảnh báo và quá trình này diễn ra rất đột ngột .
Truyền thông Nga đưa tin, máy bay chiến đấu Ukraine bị bắn hạ không phải do vũ khí cũ, mà do hệ thống phòng không Nga được trang bị một số loại vũ khí mới. Loại vũ khí này có thể được phóng từ bên trong lãnh thổ Nga hoặc từ các trận địa đặt trên lãnh thổ Ukraine hoặc từ máy bay.
Những tên lửa này sau đó sẽ độc lập tìm kiếm mục tiêu trong chuyến bay và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu quan sát hình ảnh, nên mục tiêu bị tấn công sẽ không bị sóng radar phát hiện. Do vây cũng khó để các phi công Ukraine phát hiện.
Tuy nhiên, để giữ bí mật, Nga không tiết lộ đây là tên lửa hay máy bay không người lái, tuy nhiên thực tế loại vũ khí này có thể được phóng cách xa chiến tuyến 350-400 km và bắn hạ máy bay Ukraine.
Theo truyền thông Nga, loại vũ khí mới này có thể là loại tên lửa phòng không tầm xa mới. Loại tên lửa này không dựa vào radar để bắt mục tiêu mà dựa vào hình ảnh quan sát để phân tích nên có thể được trang bị hệ thống phát hiện quang điện (IRST).
Hệ thống này sử dụng nguyên lý công nghệ phát hiện photon đơn lẻ, khác với radar và không cần phát ra sóng radar nên có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình. Trước đây, Mỹ đã bán một lô hệ thống phát hiện quang điện cho Đài Loan nhằm giúp máy bay chiến đấu của Đài Loan, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Nhưng phạm vi phát hiện của hệ thống của Mỹ chỉ vài chục km, không xa bằng radar. Trong chiến đấu thực tế, có thể cần các thiết bị khác để xác định vị trí gần đúng của máy bay chiến đấu của đối phương, sau đó phóng tên lửa được trang bị thiết bị phát hiện quang điện để tự tấn công mục tiêu trong khu vực.
Một số phương tiện truyền thông Nga cho rằng đây có thể là lúc Nga thử nghiệm hệ thống phòng không tầm xa S-500 mới trong thực chiến. Trước đó Nga từng tuyên bố, hệ thống này sẽ chính thức được biên chế vào chiến đấu sau năm 2020.
Một năm trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, vào năm 2021, Bộ Quốc phòng Nga đã nhận được lô tên lửa phòng không S-500 đầu tiên. Vào tháng 4 năm ngoái, Nga cho biết, S-500 đã được đưa vào sản xuất hàng loạt và hơn một năm sau, quân đội Nga mới có khả năng sử dụng loại vũ khí này trong thực chiến.
Trong cuộc chiến Nga-Ukraine lần này, Nga đã thử nghiệm một số loại vũ khí mới như xe tăng chiến đấu chủ lực Armata, hệ thống tác chiến điện tử, xe chiến đấu "Kẻ hủy diệt" và thậm chí cả máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57 trong môi trường chiến đấu thực tế.
Trong 6 tháng qua, trong khi phương Tây cung cấp cho Ukraine xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại, thì cũng đang thảo luận về việc cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, có thể nói mức độ hỗ trợ quân sự ngày càng cao.
Tuy nhiên, ngay cả khi phương Tây dám cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, cũng sẽ khó có thể bù đắp khoảng cách sức mạnh tổng thể giữa Không quân Ukraine và Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.
Việc bổ sung hàng chục tiêm kích F-16 lúc này có thể ảnh hưởng đến cục diện chiến đấu theo hướng quan trọng, hoặc sử dụng các tiêm kích này làm phương tiện để tấn công các mục tiêu có giá trị cao, nằm sâu trong hậu phương của quân đội Nga; điều này sẽ làm tăng áp lực lên quân đội Nga.
Vì vậy, việc Nga phô trương năng lực phòng không mạnh mẽ vào thời điểm này, có thể khiến phương Tây mất niềm tin vào viện trợ quân sự cho Ukraine, khiến họ lo ngại hoặc không muốn cung cấp cho Ukraine những máy bay chiến đấu đắt tiền trong tương lai, giống như xe tăng Challenger 2 hay Leopard 2 vừa qua.