Theo thông tin trên trang Russianspace của Nga vào ngày 17/9, sau nhiều năm chờ đợi, Hải quân Nga cuối cùng đã lần đầu tiên có một công cụ thực sự có thể hỗ trợ tên lửa tầm xa nhắm mục tiêu tàu địch.Theo thông tin, vệ tinh quân sự Pion-NKS của Nga đã bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ tác chiến. Tại sao vệ tinh này mất nhiều thời gian để phát triển? Tại sao nó lại quan trọng đối với an ninh của toàn nước Nga?Vào cuối những năm 1950, tên lửa hành trình chống hạm tầm xa đã trở thành vũ khí chính của hạm đội Liên Xô chống lại Hải quân Mỹ. Mục tiêu là các tàu sân bay, tàu nổi và tàu ngầm. Nhưng để tên lửa bắn trúng mục tiêu, cần có chỉ thị mục tiêu chính xác nhất để đưa tên lửa đến vị trí mục tiêu đã định.Hải quân Liên Xô lần đầu tiên sử dụng hệ thống chỉ định mục tiêu bằng radar hàng hải MRTS-1 Success. Hệ thống này bao gồm hai công cụ có khả năng thu thập dữ liệu chính xác về các mục tiêu tầm xa, đó là máy bay trinh sát chiến lược Tu-95RTS và trực thăng trinh sát Ka-25TS. Cả hai loại máy bay Tu-95RTS và Ka-25TS đều được trang bị các trạm radar rất mạnh, có thể phát hiện hạm đội đối phương, xác định các thông số di chuyển của chúng (hướng đi, tốc độ) và tự động truyền dữ liệu đến các tàu mang tên lửa hoặc hệ thống tên lửa bờ biển.Tuy nhiên, vấn đề là máy bay trinh sát chiến lược Tu-95RTS phải bay đến các khu vực biển được chỉ định trong thời gian dài và trong một số trường hợp, phải bay qua các khu vực nguy hiểm, có lực lượng phòng không của đối phương.Để tên lửa có thể phóng đi thì các phương tiện nhắm mục tiêu bổ sung là bắt buộc; do đó, vào giữa thập niên 1960, Liên Xô đã quyết định chuyển các phương tiện trinh sát mục tiêu hàng hải lên vũ trụ. Hệ thống chỉ định mục tiêu và trinh sát biển Legend (mã định danh của Quân đội Nga 17K114) ra đời.Việc tạo ra hệ thống Legend diễn ra trong một thời gian dài. Phải mất 18 năm kể từ khi quyết định tạo ra nó, đến khi được đưa vào sử dụng vào năm 1978. Hệ thống bao gồm vệ tinh trinh sát thụ động (US-P) và vệ tinh trinh sát chủ động (US-A). Vệ tinh do thám hoạt động tiêu tốn rất nhiều năng lượng và chỉ có lò phản ứng hạt nhân mới có thể cung cấp đủ năng lượng cho radar trên vệ tinh này. Hơn nữa, vệ tinh US-A có tuổi thọ rất ngắn, chỉ vài chục ngày hoạt động, do vậy đây là một thứ rất tốn kém.Tổng cộng có 39 vệ tinh đã được phóng lên không gian vũ trụ để phục vụ cho chương trình Legend. Đây là những vệ tinh lò phản ứng hạt nhân dùng một lần và thời gian phục vụ của chúng dao động từ 8 ngày đến 130 ngày.Một trong số vệ tinh trên đã rơi xuống xuống Canada. Do sự lo ngại sự cố rò rỉ phóng xạ hạt nhân, phương Tây liên tục gây áp lực với Liên Xô, khiến những vụ phóng vệ tinh nguy hiểm phải dừng lại. Và không có vệ tinh nào tương tự được phóng kể từ năm 1988.Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã gây ra những vấn đề to lớn cho Hải quân Nga. Hệ thống trinh sát vũ trụ không còn nữa, máy bay trinh sát Tu-95RTS đã ngừng hoạt động và Ka-25TS cũng không còn nữa. Hệ thống tên lửa chống hạm mạnh nhất của Liên Xô, hầu như vô dụng nếu không có hệ thống chỉ định mục tiêu. Năm 1993, Nga bắt đầu phát triển sản phẩm kế thừa của hệ thống Legend, nhờ áp dụng các công nghệ mới nhập của phương Tây, tuổi thọ của các vệ tinh của hệ thống có thể lên tới vài năm. Dự kiến, phần không gian của hệ thống sẽ bao gồm 5 vệ tinh trinh sát vô tuyến (có thể phát hiện ra các radar của tàu đang hoạt động) và 2 vệ tinh do thám (mang radar của riêng mình, có thể phát hiện được tàu đối phương). Nhưng việc xây dựng nó mất quá nhiều thời gian. Mãi đến ngày 25/6/2021, vệ tinh trinh sát radar đầu tiên Pion-NKS của hệ thống Liana mới được phóng thành công lên quỹ đạo. Nỗ lực thử nghiệm đã kéo dài hơn một năm.Vào ngày 10 tháng 9 năm 2022, vệ tinh Pion-NKS đi vào nhiệm vụ chiến đấu thử nghiệm và bắt đầu được sử dụng cho các nhiệm vụ thực tế. Điều này có nghĩa là Nga có khả năng phát hiện tàu địch từ không gian rất hạn chế.Vệ tinh Pion-NKS là một thiết bị khổng lồ và nặng tới 6,5 tấn, với hai bộ ăng-ten radar lớn và các tấm pin mặt trời. Thời gian phục vụ trên quỹ đạo của nó ít nhất là 4 năm. Chu kỳ quỹ đạo 90 phút và độ nghiêng 67,15 độ. Để bao phủ và giám sát liên tục các khu vực quan trọng của khu vực Bắc Đại Tây Dương và các vùng biển phía bắc của Nga với tần suất đủ lớn, đảm bảo phải có hai vệ tinh như Pion-NKS; tuy nhiên với hoàn cảnh của Nga, phóng được một vệ tinh Pion-NKS cũng là một bước tiến dài. Hệ thống Liana, nơi đặt vệ tinh Pion-NKS có thể sử dụng các vệ tinh khác để cung cấp thêm thông tin. Hệ thống đã có bốn vệ tinh trinh sát vô tuyến Lotus trên quỹ đạo; ở những nơi mà radar vệ tinh Pion-NKS không thể nhìn rõ, đã có vệ tinh Lotus có thể đã bắt được tín hiệu bức xạ của tàu địch và gửi tới. Đối với các hoạt động quân sự thực tế, thiếu sót hiện nay là mạng vệ tinh Liana vẫn chưa được hoàn thiện. Việc phóng một vệ tinh Lotus khác trong vài năm tới là hoàn có thể thực hiện, nhưng vệ tinh Pion-NKS thứ hai là một vấn đề. Vệ tinh Pion-NKS phức tạp đến nỗi, cái đầu tiên mất 5 năm để lắp ráp và không rõ khi nào cái thứ hai sẽ có thể chế tạo.
Theo thông tin trên trang Russianspace của Nga vào ngày 17/9, sau nhiều năm chờ đợi, Hải quân Nga cuối cùng đã lần đầu tiên có một công cụ thực sự có thể hỗ trợ tên lửa tầm xa nhắm mục tiêu tàu địch.
Theo thông tin, vệ tinh quân sự Pion-NKS của Nga đã bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ tác chiến. Tại sao vệ tinh này mất nhiều thời gian để phát triển? Tại sao nó lại quan trọng đối với an ninh của toàn nước Nga?
Vào cuối những năm 1950, tên lửa hành trình chống hạm tầm xa đã trở thành vũ khí chính của hạm đội Liên Xô chống lại Hải quân Mỹ. Mục tiêu là các tàu sân bay, tàu nổi và tàu ngầm. Nhưng để tên lửa bắn trúng mục tiêu, cần có chỉ thị mục tiêu chính xác nhất để đưa tên lửa đến vị trí mục tiêu đã định.
Hải quân Liên Xô lần đầu tiên sử dụng hệ thống chỉ định mục tiêu bằng radar hàng hải MRTS-1 Success. Hệ thống này bao gồm hai công cụ có khả năng thu thập dữ liệu chính xác về các mục tiêu tầm xa, đó là máy bay trinh sát chiến lược Tu-95RTS và trực thăng trinh sát Ka-25TS.
Cả hai loại máy bay Tu-95RTS và Ka-25TS đều được trang bị các trạm radar rất mạnh, có thể phát hiện hạm đội đối phương, xác định các thông số di chuyển của chúng (hướng đi, tốc độ) và tự động truyền dữ liệu đến các tàu mang tên lửa hoặc hệ thống tên lửa bờ biển.
Tuy nhiên, vấn đề là máy bay trinh sát chiến lược Tu-95RTS phải bay đến các khu vực biển được chỉ định trong thời gian dài và trong một số trường hợp, phải bay qua các khu vực nguy hiểm, có lực lượng phòng không của đối phương.
Để tên lửa có thể phóng đi thì các phương tiện nhắm mục tiêu bổ sung là bắt buộc; do đó, vào giữa thập niên 1960, Liên Xô đã quyết định chuyển các phương tiện trinh sát mục tiêu hàng hải lên vũ trụ. Hệ thống chỉ định mục tiêu và trinh sát biển Legend (mã định danh của Quân đội Nga 17K114) ra đời.
Việc tạo ra hệ thống Legend diễn ra trong một thời gian dài. Phải mất 18 năm kể từ khi quyết định tạo ra nó, đến khi được đưa vào sử dụng vào năm 1978. Hệ thống bao gồm vệ tinh trinh sát thụ động (US-P) và vệ tinh trinh sát chủ động (US-A).
Vệ tinh do thám hoạt động tiêu tốn rất nhiều năng lượng và chỉ có lò phản ứng hạt nhân mới có thể cung cấp đủ năng lượng cho radar trên vệ tinh này. Hơn nữa, vệ tinh US-A có tuổi thọ rất ngắn, chỉ vài chục ngày hoạt động, do vậy đây là một thứ rất tốn kém.
Tổng cộng có 39 vệ tinh đã được phóng lên không gian vũ trụ để phục vụ cho chương trình Legend. Đây là những vệ tinh lò phản ứng hạt nhân dùng một lần và thời gian phục vụ của chúng dao động từ 8 ngày đến 130 ngày.
Một trong số vệ tinh trên đã rơi xuống xuống Canada. Do sự lo ngại sự cố rò rỉ phóng xạ hạt nhân, phương Tây liên tục gây áp lực với Liên Xô, khiến những vụ phóng vệ tinh nguy hiểm phải dừng lại. Và không có vệ tinh nào tương tự được phóng kể từ năm 1988.
Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã gây ra những vấn đề to lớn cho Hải quân Nga. Hệ thống trinh sát vũ trụ không còn nữa, máy bay trinh sát Tu-95RTS đã ngừng hoạt động và Ka-25TS cũng không còn nữa. Hệ thống tên lửa chống hạm mạnh nhất của Liên Xô, hầu như vô dụng nếu không có hệ thống chỉ định mục tiêu.
Năm 1993, Nga bắt đầu phát triển sản phẩm kế thừa của hệ thống Legend, nhờ áp dụng các công nghệ mới nhập của phương Tây, tuổi thọ của các vệ tinh của hệ thống có thể lên tới vài năm. Dự kiến, phần không gian của hệ thống sẽ bao gồm 5 vệ tinh trinh sát vô tuyến (có thể phát hiện ra các radar của tàu đang hoạt động) và 2 vệ tinh do thám (mang radar của riêng mình, có thể phát hiện được tàu đối phương).
Nhưng việc xây dựng nó mất quá nhiều thời gian. Mãi đến ngày 25/6/2021, vệ tinh trinh sát radar đầu tiên Pion-NKS của hệ thống Liana mới được phóng thành công lên quỹ đạo. Nỗ lực thử nghiệm đã kéo dài hơn một năm.
Vào ngày 10 tháng 9 năm 2022, vệ tinh Pion-NKS đi vào nhiệm vụ chiến đấu thử nghiệm và bắt đầu được sử dụng cho các nhiệm vụ thực tế. Điều này có nghĩa là Nga có khả năng phát hiện tàu địch từ không gian rất hạn chế.
Vệ tinh Pion-NKS là một thiết bị khổng lồ và nặng tới 6,5 tấn, với hai bộ ăng-ten radar lớn và các tấm pin mặt trời. Thời gian phục vụ trên quỹ đạo của nó ít nhất là 4 năm. Chu kỳ quỹ đạo 90 phút và độ nghiêng 67,15 độ.
Để bao phủ và giám sát liên tục các khu vực quan trọng của khu vực Bắc Đại Tây Dương và các vùng biển phía bắc của Nga với tần suất đủ lớn, đảm bảo phải có hai vệ tinh như Pion-NKS; tuy nhiên với hoàn cảnh của Nga, phóng được một vệ tinh Pion-NKS cũng là một bước tiến dài.
Hệ thống Liana, nơi đặt vệ tinh Pion-NKS có thể sử dụng các vệ tinh khác để cung cấp thêm thông tin. Hệ thống đã có bốn vệ tinh trinh sát vô tuyến Lotus trên quỹ đạo; ở những nơi mà radar vệ tinh Pion-NKS không thể nhìn rõ, đã có vệ tinh Lotus có thể đã bắt được tín hiệu bức xạ của tàu địch và gửi tới.
Đối với các hoạt động quân sự thực tế, thiếu sót hiện nay là mạng vệ tinh Liana vẫn chưa được hoàn thiện. Việc phóng một vệ tinh Lotus khác trong vài năm tới là hoàn có thể thực hiện, nhưng vệ tinh Pion-NKS thứ hai là một vấn đề. Vệ tinh Pion-NKS phức tạp đến nỗi, cái đầu tiên mất 5 năm để lắp ráp và không rõ khi nào cái thứ hai sẽ có thể chế tạo.