Nga đã phóng tổng cộng 3 vệ tinh bí mật mang tên Kosmos 2491, Kosmos 2499 và Kosmos 2504 lên quỹ đạo tầm thấp của trái đất trong giai đoạn 2013 - 2015.Trong khoảng thời gian gần 2 năm thì cả 3 vệ tinh quân sự trên đều “ngủ yên”, chúng hầu như không có bất cứ một hoạt động hay dịch chuyển nào đáng chú ý.Tuy nhiên tới tháng 5/2017, một trong số 3 vệ tinh bất ngờ di chuyển khỏi quỹ đạo bay của mình hàng trăm mét và tiếp cận một mảnh vỡ từ vệ tinh khí tượng đã bị bắn hạ trước đó của Trung Quốc, đây là động thái cực kỳ bất thường.Theo thông báo trước đó của Matxcơva, họ khẳng định với báo giới rằng các vệ tinh trên chỉ có chức năng đánh giá hư hại và sửa chữa những hệ thống thăm dò trên vũ trụ.Nhưng Washington lại không nghĩ vậy khi họ cho rằng chúng nhiều khả năng là những "sát thủ không gian", có vai trò chuyên phá hủy vệ tinh đối phương.Chuyên gia quân sự Mỹ từng nhận xét rằng những vệ tinh có khả năng áp sát và tương tác với thiết bị khác trên vũ trụ đều có thể trở thành vũ khí nguy hiểm."Chúng có thể lao thẳng vào mục tiêu, phá hủy hoàn toàn hoặc gây hư hại các thiết bị nhạy cảm trên vệ tinh. Kích thước nhỏ cho phép loại vệ tinh này ẩn nấp gần các vật thể khác, đặc biệt là những khối "rác vũ trụ" ở quỹ đạo gần Trái đất".Bên cạnh đó, giới chuyên môn cũng nghi ngờ vệ tinh Nga có thể mang hệ thống tác chiến điện tử hoặc vũ khí laser nhằm vô hiệu hóa mạng lưới vệ tinh trinh sát và cảnh báo sớm.Chúng thậm chí còn có thể chặn tín hiệu và chèn thông tin giả vào dữ liệu của đối phương, gây nhiễu loạn mạng lưới thông tin liên lạc dưới mặt đất.Chính vì vậy, Mỹ được cho là đã lên kế hoạch và chuẩn bị sẵn phương tiện để tiêu diệt những "sát thủ vệ tinh" này của Nga trong trường hợp cần thiết, đã có nhận định cho rằng Washington sẽ tiến hành thử nghiệm trong tương lai không xa.Diễn biến đáng chú ý là mới đây có thông tin từ trang Avia cho biết vệ tinh Kosmos 2491 đã bị phá hủy trên quỹ đạo của hành tinh bởi một vụ nổ mạnh.Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích thì đây không phải là một lỗi kỹ thuật phát sinh tự thân hay va chạm vào vật thể khác."Vệ tinh Kosmos 2491 bị phá hủy một cách có chủ ý, không phải sai sót của pin hoặc động cơ mà là kết quả của một vụ va chạm với các mảnh vỡ", ông Jonathan McDowell - chuyên gia vũ trụ người Mỹ nhấn mạnh.Các chuyên gia không loại trừ rằng trên thực tế, vệ tinh quân sự trên có thể đã bị phá hủy, bởi vì phương tiện quân sự này được Mỹ và một số quốc gia khác dành sự quan tâm nhất định và coi nó là mối nguy cơ.Hiện tại Bộ Quốc phòng Nga và Mỹ vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận hay thông tin chính thức nào đối với những gì được báo chí đăng tải.
Nga đã phóng tổng cộng 3 vệ tinh bí mật mang tên Kosmos 2491, Kosmos 2499 và Kosmos 2504 lên quỹ đạo tầm thấp của trái đất trong giai đoạn 2013 - 2015.
Trong khoảng thời gian gần 2 năm thì cả 3 vệ tinh quân sự trên đều “ngủ yên”, chúng hầu như không có bất cứ một hoạt động hay dịch chuyển nào đáng chú ý.
Tuy nhiên tới tháng 5/2017, một trong số 3 vệ tinh bất ngờ di chuyển khỏi quỹ đạo bay của mình hàng trăm mét và tiếp cận một mảnh vỡ từ vệ tinh khí tượng đã bị bắn hạ trước đó của Trung Quốc, đây là động thái cực kỳ bất thường.
Theo thông báo trước đó của Matxcơva, họ khẳng định với báo giới rằng các vệ tinh trên chỉ có chức năng đánh giá hư hại và sửa chữa những hệ thống thăm dò trên vũ trụ.
Nhưng Washington lại không nghĩ vậy khi họ cho rằng chúng nhiều khả năng là những "sát thủ không gian", có vai trò chuyên phá hủy vệ tinh đối phương.
Chuyên gia quân sự Mỹ từng nhận xét rằng những vệ tinh có khả năng áp sát và tương tác với thiết bị khác trên vũ trụ đều có thể trở thành vũ khí nguy hiểm.
"Chúng có thể lao thẳng vào mục tiêu, phá hủy hoàn toàn hoặc gây hư hại các thiết bị nhạy cảm trên vệ tinh. Kích thước nhỏ cho phép loại vệ tinh này ẩn nấp gần các vật thể khác, đặc biệt là những khối "rác vũ trụ" ở quỹ đạo gần Trái đất".
Bên cạnh đó, giới chuyên môn cũng nghi ngờ vệ tinh Nga có thể mang hệ thống tác chiến điện tử hoặc vũ khí laser nhằm vô hiệu hóa mạng lưới vệ tinh trinh sát và cảnh báo sớm.
Chúng thậm chí còn có thể chặn tín hiệu và chèn thông tin giả vào dữ liệu của đối phương, gây nhiễu loạn mạng lưới thông tin liên lạc dưới mặt đất.
Chính vì vậy, Mỹ được cho là đã lên kế hoạch và chuẩn bị sẵn phương tiện để tiêu diệt những "sát thủ vệ tinh" này của Nga trong trường hợp cần thiết, đã có nhận định cho rằng Washington sẽ tiến hành thử nghiệm trong tương lai không xa.
Diễn biến đáng chú ý là mới đây có thông tin từ trang Avia cho biết vệ tinh Kosmos 2491 đã bị phá hủy trên quỹ đạo của hành tinh bởi một vụ nổ mạnh.
Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích thì đây không phải là một lỗi kỹ thuật phát sinh tự thân hay va chạm vào vật thể khác.
"Vệ tinh Kosmos 2491 bị phá hủy một cách có chủ ý, không phải sai sót của pin hoặc động cơ mà là kết quả của một vụ va chạm với các mảnh vỡ", ông Jonathan McDowell - chuyên gia vũ trụ người Mỹ nhấn mạnh.
Các chuyên gia không loại trừ rằng trên thực tế, vệ tinh quân sự trên có thể đã bị phá hủy, bởi vì phương tiện quân sự này được Mỹ và một số quốc gia khác dành sự quan tâm nhất định và coi nó là mối nguy cơ.
Hiện tại Bộ Quốc phòng Nga và Mỹ vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận hay thông tin chính thức nào đối với những gì được báo chí đăng tải.