Theo các báo cáo chiến trường từ hai bên, ngày 22/9, cả Nga và Ukraine đều thực hiện chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm vào đối phương; quân đội Nga điều động máy bay chiến đấu Su-34 phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal (Dagger) tấn công thành phố Lviv ở miền Tây Ukraine.Mục tiêu cụ thể của Nga là thị trấn biên giới Drogobeč. Đây là điểm dừng chân đầu tiên của vũ khí NATO quá cảnh qua Ba Lan và tiến vào Ukraine; tên lửa Kinzhal đã phá hủy kho vũ khí của NATO đặt tại thị trấn nhỏ này.Trong đợt tấn công này của Nga, một số lượng lớn xe tăng, xe bọc thép, vũ khí và đạn dược của NATO cũng như tên lửa và xe tải vừa được vận chuyển từ Ba Lan đã bị phá hủy, phải nói là kết quả rất đáng kể.Cùng ngày, Ukraine phóng tên lửa hành trình (chưa rõ chủng loại) tấn công trụ sở hải quân Hạm đội Biển Đen của Nga tại quân cảng Sevastopol trên Bán đảo Crimea; đồng thời tiến hành cuộc tấn công mạng quy mô lớn, làm gián đoạn các dịch vụ Internet trên bán đảo.Mặc dù Nga tuyên bố hệ thống phòng không tại Crimea đã bắn hạ tổng cộng 5 tên lửa củ Ukraine, nhưng có tin đồn cho rằng, chỉ huy Hạm đội Biển Đen không rõ tình trạng về cuộc tấn công này.Điều này khiến mọi người rất tò mò, tại sao trước thời điểm này, hai bên không tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn vào các địa điểm chiến lược và sở chỉ huy quan trọng của đối phương? Hành động này chỉ được tiến hành gần đây?Trong thời gian gần đây, cả hai bên đã tổ chức các cuộc tấn công chính xác vào các điểm chiến lược và sở chỉ huy quan trọng. Trước kia cả Nga và Ukraine đánh rất ít; kỳ thực không phải không muốn tiêu diệt các mục tiêu này, mà là mỗi bên đều có khó khăn riêng.Vậy trong các cuộc tấn công tầm xa, trước kia Ukraine gặp khó khăn gì? Khó khăn lớn nhất là Ukraine thiếu tên lửa dẫn đường chính xác; nhưng một khi họ có tên lửa dẫn đường chính xác, cũng không có nghĩa là có thể sử dụng ngay; còn phải huấn luyện chiến thuật và thu thập thông tin. Chẳng hạn như độ chính xác của vị trí mục tiêu và chiến thuật như thế nào. Ví dụ, tên lửa hành trình Storm Shadow mà Anh cung cấp cho Ukraine, có tầm bắn khoảng 280 km; muốn phóng tên lửa này đến một nơi như cảng Sevastopol, thì Su-24 của Ukraine phải phóng Storm Shadow trên khu vực Biển Đen.Như vậy chiến thuật sử dụng tên lửa Storm Shadow rất phức tạp, yêu cầu cần có sự phối hợp, chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng; ngoài ra còn phải bảo đảm an toàn cho những chiếc Su-24M khi phóng tên lửa; xây dựng đường bay cho tên lửa. Do vậy phải huấn luyện rất nhiều; nhưng bây giờ, Ukraine đã có thể sử dụng nó.Điều cốt yếu tiếp theo của Ukraine không chỉ là tên lửa, mà còn là thông tin tình báo; việc này Kiev đã nhận được sự giúp đỡ của tình báo phương Tây; do vậy họ biết chính xác việc triển khai quân Nga tại cảng Sevastopol, những hoạt động mà quân Nga đã làm ngày hôm đó tại cảng. Một điều quan trọng nữa, là tình báo phương Tây đã tìm ra “điểm mù” hoặc sơ hở trên radar Nga; đây là mắt xích yếu, giúp các đòn tấn công của Ukraine có thể đạt được tính bí mật và bất ngờ.Bây giờ phía Ukraine cảm thấy rằng tất cả những điều kiện này đã chín muồi và họ có thể đánh trúng mục tiêu chỉ bằng một đòn tấn công, đạt được mục đích chiến thuật và thực tế đã chứng minh đúng như vậy.Còn phía bên kia, không phải Nga không muốn tấn công chính xác vào các vị trí sở chỉ huy, trung tâm thông tin và đặc biệt là tấn công vào các tuyến đường mà NATO cung cấp vũ khí Ukraine, nhất là vị trí các nhà kho nơi chúng được cất giữ, v.v. nhưng thông tin tình báo của Nga không đủ chính xác.Theo quan điểm hiện tại, nhiều cuộc tấn công trước đây của Nga thực chất là nhằm vào các mục tiêu giả. Họ công bố có rất nhiều bệ phóng tên lửa HIMARS và kho tên lửa Storm Shadow đã bị phá hủy. Tuy nhiên, xét từ nhiều tình huống khác nhau, trong số những mục tiêu đã bị Nga phá hủy, có thể là mục tiêu giả. Bên cạnh đó, Nga không có nhiều tên lửa siêu thanh Dagger nên không thể tổ chức tấn công ồ ạt nhiều mục tiêu. Vì vậy, chiến dịch tấn công ngày 22/9 đã phản ánh đúng những vấn đề lớn mà cả hai bên gặp phải trong quá khứ, về hỗ trợ tình báo, cung cấp vũ khí... Suy cho cùng, số lượng vũ khí dẫn đường chính xác ở Ukraine vẫn còn hạn chế, mặc dù Đức cũng đã “bật đèn xanh” cung cấp cho nước này tên lửa hành trình Taurus, nhưng tổng số lượng vẫn không lớn lắm. Đây là vấn đề lớn nhất đối với Ukraine.Còn vấn đề lớn nhất của Nga là khả năng hỗ trợ tình báo hạn chế. Quan sát hoạt động tấn công vào ngày 22/9 cho thấy, đây là một số ít cuộc tấn công thành công của Nga. Do vậy trong các hoạt động quân sự quy mô lớn trong tương lai, Nga phải cải thiện thông tin tình báo kịp thời, chính xác.
Theo các báo cáo chiến trường từ hai bên, ngày 22/9, cả Nga và Ukraine đều thực hiện chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm vào đối phương; quân đội Nga điều động máy bay chiến đấu Su-34 phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal (Dagger) tấn công thành phố Lviv ở miền Tây Ukraine.
Mục tiêu cụ thể của Nga là thị trấn biên giới Drogobeč. Đây là điểm dừng chân đầu tiên của vũ khí NATO quá cảnh qua Ba Lan và tiến vào Ukraine; tên lửa Kinzhal đã phá hủy kho vũ khí của NATO đặt tại thị trấn nhỏ này.
Trong đợt tấn công này của Nga, một số lượng lớn xe tăng, xe bọc thép, vũ khí và đạn dược của NATO cũng như tên lửa và xe tải vừa được vận chuyển từ Ba Lan đã bị phá hủy, phải nói là kết quả rất đáng kể.
Cùng ngày, Ukraine phóng tên lửa hành trình (chưa rõ chủng loại) tấn công trụ sở hải quân Hạm đội Biển Đen của Nga tại quân cảng Sevastopol trên Bán đảo Crimea; đồng thời tiến hành cuộc tấn công mạng quy mô lớn, làm gián đoạn các dịch vụ Internet trên bán đảo.
Mặc dù Nga tuyên bố hệ thống phòng không tại Crimea đã bắn hạ tổng cộng 5 tên lửa củ Ukraine, nhưng có tin đồn cho rằng, chỉ huy Hạm đội Biển Đen không rõ tình trạng về cuộc tấn công này.
Điều này khiến mọi người rất tò mò, tại sao trước thời điểm này, hai bên không tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn vào các địa điểm chiến lược và sở chỉ huy quan trọng của đối phương? Hành động này chỉ được tiến hành gần đây?
Trong thời gian gần đây, cả hai bên đã tổ chức các cuộc tấn công chính xác vào các điểm chiến lược và sở chỉ huy quan trọng. Trước kia cả Nga và Ukraine đánh rất ít; kỳ thực không phải không muốn tiêu diệt các mục tiêu này, mà là mỗi bên đều có khó khăn riêng.
Vậy trong các cuộc tấn công tầm xa, trước kia Ukraine gặp khó khăn gì? Khó khăn lớn nhất là Ukraine thiếu tên lửa dẫn đường chính xác; nhưng một khi họ có tên lửa dẫn đường chính xác, cũng không có nghĩa là có thể sử dụng ngay; còn phải huấn luyện chiến thuật và thu thập thông tin.
Chẳng hạn như độ chính xác của vị trí mục tiêu và chiến thuật như thế nào. Ví dụ, tên lửa hành trình Storm Shadow mà Anh cung cấp cho Ukraine, có tầm bắn khoảng 280 km; muốn phóng tên lửa này đến một nơi như cảng Sevastopol, thì Su-24 của Ukraine phải phóng Storm Shadow trên khu vực Biển Đen.
Như vậy chiến thuật sử dụng tên lửa Storm Shadow rất phức tạp, yêu cầu cần có sự phối hợp, chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng; ngoài ra còn phải bảo đảm an toàn cho những chiếc Su-24M khi phóng tên lửa; xây dựng đường bay cho tên lửa. Do vậy phải huấn luyện rất nhiều; nhưng bây giờ, Ukraine đã có thể sử dụng nó.
Điều cốt yếu tiếp theo của Ukraine không chỉ là tên lửa, mà còn là thông tin tình báo; việc này Kiev đã nhận được sự giúp đỡ của tình báo phương Tây; do vậy họ biết chính xác việc triển khai quân Nga tại cảng Sevastopol, những hoạt động mà quân Nga đã làm ngày hôm đó tại cảng.
Một điều quan trọng nữa, là tình báo phương Tây đã tìm ra “điểm mù” hoặc sơ hở trên radar Nga; đây là mắt xích yếu, giúp các đòn tấn công của Ukraine có thể đạt được tính bí mật và bất ngờ.
Bây giờ phía Ukraine cảm thấy rằng tất cả những điều kiện này đã chín muồi và họ có thể đánh trúng mục tiêu chỉ bằng một đòn tấn công, đạt được mục đích chiến thuật và thực tế đã chứng minh đúng như vậy.
Còn phía bên kia, không phải Nga không muốn tấn công chính xác vào các vị trí sở chỉ huy, trung tâm thông tin và đặc biệt là tấn công vào các tuyến đường mà NATO cung cấp vũ khí Ukraine, nhất là vị trí các nhà kho nơi chúng được cất giữ, v.v. nhưng thông tin tình báo của Nga không đủ chính xác.
Theo quan điểm hiện tại, nhiều cuộc tấn công trước đây của Nga thực chất là nhằm vào các mục tiêu giả. Họ công bố có rất nhiều bệ phóng tên lửa HIMARS và kho tên lửa Storm Shadow đã bị phá hủy. Tuy nhiên, xét từ nhiều tình huống khác nhau, trong số những mục tiêu đã bị Nga phá hủy, có thể là mục tiêu giả.
Bên cạnh đó, Nga không có nhiều tên lửa siêu thanh Dagger nên không thể tổ chức tấn công ồ ạt nhiều mục tiêu. Vì vậy, chiến dịch tấn công ngày 22/9 đã phản ánh đúng những vấn đề lớn mà cả hai bên gặp phải trong quá khứ, về hỗ trợ tình báo, cung cấp vũ khí...
Suy cho cùng, số lượng vũ khí dẫn đường chính xác ở Ukraine vẫn còn hạn chế, mặc dù Đức cũng đã “bật đèn xanh” cung cấp cho nước này tên lửa hành trình Taurus, nhưng tổng số lượng vẫn không lớn lắm. Đây là vấn đề lớn nhất đối với Ukraine.
Còn vấn đề lớn nhất của Nga là khả năng hỗ trợ tình báo hạn chế. Quan sát hoạt động tấn công vào ngày 22/9 cho thấy, đây là một số ít cuộc tấn công thành công của Nga. Do vậy trong các hoạt động quân sự quy mô lớn trong tương lai, Nga phải cải thiện thông tin tình báo kịp thời, chính xác.