Hôm 5/8, tại căn cứ hải quân Hàn Quốc ở Jinhae-gu, Hải quân Philippines đã nhận bàn giao chính thức tàu hộ vệ PCC 762 Chungju từ Hải quân Hàn Quốc theo thỏa thuận với giá cả hữu nghị nhất (gần như cho không). Ảnh: Philippine NavyChiếc tàu mới dành cho Hải quân Philippines sẽ được đổi tên và số hiệu thành PS 39 Conrado Yap (tên vị thuyền trưởng anh hùng người Philippines thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: Philippine NavyĐáng lưu tâm, ngoài Philippines, tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng nhận được các tàu chiến cũ đã qua sử dụng của Hàn Quốc dựa theo thỏa thuận với giá cả hữu nghị. Cả Việt Nam và Philippines cùng đạt được thỏa thuận gần như đồng thời, tuy nhiên trong khi chúng ta đã đưa vào biên chế cả hai tàu lần lượt mang số hiệu 18 và 20 thì Manila giờ mới có chiếc thứ nhất. Nguồn ảnh: EPACác nguồn tin không chính thức cho hay, dường như đã có sự chậm trễ từ Philippines trong việc chuyển tiền mua tàu dù được mua với giá cả hữu nghị nhất. Việc này đã khiến cho quá trình bàn giao bị chậm trễ. Dẫu vậy, sau cùng họ đã có chiếc tàu chiến mới và tương đối hiện đại, được thiết kế cho nhiệm vụ chống tàu ngầm. Ảnh: Philippine NavyPS 39 Conrado Yap có lượng giãn nước 1.200 tấn, thuộc lớp Pohang Flight III thiết kế cho nhiệm vụ săn tàu ngầm. Tàu dài 88,3 m, rộng 10m, mớn nước 2,9m, thủy thủ đoàn 95 người. Các hình ảnh tại lễ bàn giao cho thấy, Hàn Quốc đã bàn giao gần như nguyên trạng cấu hình vũ khí – radar cho phía Philippines. Trong khi với Việt Nam, tàu 18 bị tháo một số loại vũ khí gồm cả ngư lôi, trong khi tàu 20 giữ nguyên cấu hình. Ảnh: Philippine NavyTàu chiến Pohang của Philippines trang bị radar trinh sát mặt nước Marconi ST-1810; radar điều khiển hỏa lực ST-1802; hệ thống quang học Radamec 2400 và sonar gắn dưới thân PHS-32 để trinh sát tàu ngầm. Ảnh: Philippine NavyVề cấu hình vũ khí, tàu chiến PS 39 của Philippines trang bị 2 tháp pháo OTO Melara 76,2mm; 2 bệ pháo phòng không nòng kép Otobreda 40m. Ảnh: Philippine NavyHệ thống phòng không Otobreda 40mm hay còn gọi là DARDO trang bị 2 khẩu pháo 40mm L70 có tốc độ bắn 300 phát/phút, tầm bắn hiệu quả với mục tiêu trên không là 4.000m. Pháo được dẫn bắn bằng radar và kết hợp khí tài quang học. Ảnh: Philippine NavyCác sĩ quan Philippines đứng cạnh vũ khí săn ngầm của tàu hộ vệ PS 39 Conrado Yap - đó là một trong hai bệ ngư lôi Mk 32 với 3 ống phóng/bệ. Ảnh: Philippine NavyCác bệ phóng này trang bị ngư lôi K745 Chung Sang Eo do Hàn Quốc sản xuất, tầm bắn đến 19km, tốc độ bơi 83km/h. Ảnh: Philippine NavyVideo thủy quân lục chiến Philippines tập trận với Mỹ. Nguồn: Update Defense
Hôm 5/8, tại căn cứ hải quân Hàn Quốc ở Jinhae-gu, Hải quân Philippines đã nhận bàn giao chính thức tàu hộ vệ PCC 762 Chungju từ Hải quân Hàn Quốc theo thỏa thuận với giá cả hữu nghị nhất (gần như cho không). Ảnh: Philippine Navy
Chiếc tàu mới dành cho Hải quân Philippines sẽ được đổi tên và số hiệu thành PS 39 Conrado Yap (tên vị thuyền trưởng anh hùng người Philippines thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: Philippine Navy
Đáng lưu tâm, ngoài Philippines, tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng nhận được các tàu chiến cũ đã qua sử dụng của Hàn Quốc dựa theo thỏa thuận với giá cả hữu nghị. Cả Việt Nam và Philippines cùng đạt được thỏa thuận gần như đồng thời, tuy nhiên trong khi chúng ta đã đưa vào biên chế cả hai tàu lần lượt mang số hiệu 18 và 20 thì Manila giờ mới có chiếc thứ nhất. Nguồn ảnh: EPA
Các nguồn tin không chính thức cho hay, dường như đã có sự chậm trễ từ Philippines trong việc chuyển tiền mua tàu dù được mua với giá cả hữu nghị nhất. Việc này đã khiến cho quá trình bàn giao bị chậm trễ. Dẫu vậy, sau cùng họ đã có chiếc tàu chiến mới và tương đối hiện đại, được thiết kế cho nhiệm vụ chống tàu ngầm. Ảnh: Philippine Navy
PS 39 Conrado Yap có lượng giãn nước 1.200 tấn, thuộc lớp Pohang Flight III thiết kế cho nhiệm vụ săn tàu ngầm. Tàu dài 88,3 m, rộng 10m, mớn nước 2,9m, thủy thủ đoàn 95 người. Các hình ảnh tại lễ bàn giao cho thấy, Hàn Quốc đã bàn giao gần như nguyên trạng cấu hình vũ khí – radar cho phía Philippines. Trong khi với Việt Nam, tàu 18 bị tháo một số loại vũ khí gồm cả ngư lôi, trong khi tàu 20 giữ nguyên cấu hình. Ảnh: Philippine Navy
Tàu chiến Pohang của Philippines trang bị radar trinh sát mặt nước Marconi ST-1810; radar điều khiển hỏa lực ST-1802; hệ thống quang học Radamec 2400 và sonar gắn dưới thân PHS-32 để trinh sát tàu ngầm. Ảnh: Philippine Navy
Về cấu hình vũ khí, tàu chiến PS 39 của Philippines trang bị 2 tháp pháo OTO Melara 76,2mm; 2 bệ pháo phòng không nòng kép Otobreda 40m. Ảnh: Philippine Navy
Hệ thống phòng không Otobreda 40mm hay còn gọi là DARDO trang bị 2 khẩu pháo 40mm L70 có tốc độ bắn 300 phát/phút, tầm bắn hiệu quả với mục tiêu trên không là 4.000m. Pháo được dẫn bắn bằng radar và kết hợp khí tài quang học. Ảnh: Philippine Navy
Các sĩ quan Philippines đứng cạnh vũ khí săn ngầm của tàu hộ vệ PS 39 Conrado Yap - đó là một trong hai bệ ngư lôi Mk 32 với 3 ống phóng/bệ. Ảnh: Philippine Navy
Các bệ phóng này trang bị ngư lôi K745 Chung Sang Eo do Hàn Quốc sản xuất, tầm bắn đến 19km, tốc độ bơi 83km/h. Ảnh: Philippine Navy
Video thủy quân lục chiến Philippines tập trận với Mỹ. Nguồn: Update Defense