Theo hãng thông tấn Sputnik đưa tin, hôm 28/7 vừa rồi Triều Tiên đã tiếp tục phóng thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-14. Đây là lần thứ hai trong tháng nay Bình Nhưỡng tiến hành thử nghiệm ICBM này và các lần thử chỉ cách nhau hơn 20 ngày. Nguồn ảnh: KCNA.Dựa trên thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho hay, sau khi rời bệ phóng tên lửa Hwasong-14 đã bay được 732km ở độ cao 681km trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản. Trong khi đó nguồn tin từ phía Hàn Quốc lại tuyên bố rằng mẫu ICBM trên đã bay được khoảng 1.000 km và có thể đã đạt độ cao 3.700km trước khi rơi xuống. Nguồn ảnh: KCNA.Và như lần trước, đích thân Chủ tích tối cao Kim Jung Un của Triều Tiên đã tới giám sát vụ phóng thử Hwasong-14 lần này. Trước đó Triều Tiên phóng thử Hwasong-14 là vào sáng hôm 4/7, trong khi đó lần này là vào buổi tối. Nguồn ảnh: KCNA.Cận cảnh quá trình triển khai tên lửa của Triều Tiên tối hôm 28/7 trước khi nó được phóng thử. Do có kích thước quá lớn Hwasong-14 thường được triển khai từ một bệ phóng di động trên khung gầm đặc chủng 16x16. Nguồn ảnh: KCNA.Theo Artym Lukin một nhà phân tích chính trị trả lời phỏng vấn với Sputnik cho rằng, việc tiếp tục phóng thử nghiệm thành công Hwasong-14 hôm 28/7 đã một lần nữa chứng minh cho quyết tâm hoàn tất chương trình phát triển tên lửa tấn công có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Và đó nút thắt cuối cùng để Triều Tiên có thể hoàn thiện sức mạnh quân sự của mình. Nguồn ảnh: KCNA.Với tầm bắn tối đa có thể lên đến 10.000km, Triều Tiên hoàn toàn có thể sử dụng Hwasong-14 như một đòn tấn công phủ đầu bằng hạt nhân lên các vùng lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương hoặc có thể xa hơn. Thứ họ còn thiếu duy nhất lúc này chính công nghệ tích hợp vũ khí hạt nhân lên các tên lửa ICBM của mình. Nguồn ảnh: KCNA.Hình ảnh tên lửa Hwasong-14 sau khi phóng được Triều Tiên chụp lại hôm 28/7. Nguồn ảnh: KCNA.Trước các vụ phóng thử nghiệm gần đây, Hwasong-14 liên tục xuất hiện trong các lễ duyệt binh lớn của Triều Tiên và nó hoàn toàn gây bất ngờ cho giới chuyên gia phân tích quân sự khi Bình Nhưỡng có thể nhanh chóng hoàn thiện thiết kế tên lửa của mình chỉ sau vài năm ngắn ngủi. Nguồn ảnh: KCNA.Bản thân Hwasong-14 cũng được cho là lấy ý tưởng từ mẫu tên lửa đạn đạo R-29 của Liên Xô trước đây tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng xác thực cho nhận định này. Nguồn ảnh: KCNA.Hình ảnh Chủ tịch Kim Jung Un quan sát Hwasong-14 sau khi nó được phóng đi từ bệ phóng di động. Nguồn ảnh: Taiwan News.Dù muốn hay không thì Mỹ và các quốc gia đồng minh cũng phải thừa nhận rằng trong những năm trở lại gần đây Triều Tiên đã vận hành khá tốt chương trình phát triển tên lửa của nước này. Và họ gần như đã có đầy đủ mọi thứ trong tay trước khi sở hữu một mẫu ICBM có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân thực thụ. Nguồn ảnh: Taiwan News.Và thông tin này là điều mà tất cả các bên liên quan (trừ Bình Nhưỡng) trong căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên không muốn xảy ra, nhưng họ cũng không thể ngăn cản điều đó trở thành hiện. Động thái duy nhất họ có thể làm là lên án và tăng cường các biện pháp trừng pháp đối với Triều Tiên chứ không thể đưa ra một quyết định hành động quân sự tức thời nào đó, bởi người mất nhiều nhất nếu chiến tranh lại nổ ra trên Bán đảo Triều Tiên chắc chắn không phải là Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: Foxtrot Alpha – Jalopnik.
Theo hãng thông tấn Sputnik đưa tin, hôm 28/7 vừa rồi Triều Tiên đã tiếp tục phóng thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-14. Đây là lần thứ hai trong tháng nay Bình Nhưỡng tiến hành thử nghiệm ICBM này và các lần thử chỉ cách nhau hơn 20 ngày. Nguồn ảnh: KCNA.
Dựa trên thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho hay, sau khi rời bệ phóng tên lửa Hwasong-14 đã bay được 732km ở độ cao 681km trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản. Trong khi đó nguồn tin từ phía Hàn Quốc lại tuyên bố rằng mẫu ICBM trên đã bay được khoảng 1.000 km và có thể đã đạt độ cao 3.700km trước khi rơi xuống. Nguồn ảnh: KCNA.
Và như lần trước, đích thân Chủ tích tối cao Kim Jung Un của Triều Tiên đã tới giám sát vụ phóng thử Hwasong-14 lần này. Trước đó Triều Tiên phóng thử Hwasong-14 là vào sáng hôm 4/7, trong khi đó lần này là vào buổi tối. Nguồn ảnh: KCNA.
Cận cảnh quá trình triển khai tên lửa của Triều Tiên tối hôm 28/7 trước khi nó được phóng thử. Do có kích thước quá lớn Hwasong-14 thường được triển khai từ một bệ phóng di động trên khung gầm đặc chủng 16x16. Nguồn ảnh: KCNA.
Theo Artym Lukin một nhà phân tích chính trị trả lời phỏng vấn với Sputnik cho rằng, việc tiếp tục phóng thử nghiệm thành công Hwasong-14 hôm 28/7 đã một lần nữa chứng minh cho quyết tâm hoàn tất chương trình phát triển tên lửa tấn công có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Và đó nút thắt cuối cùng để Triều Tiên có thể hoàn thiện sức mạnh quân sự của mình. Nguồn ảnh: KCNA.
Với tầm bắn tối đa có thể lên đến 10.000km, Triều Tiên hoàn toàn có thể sử dụng Hwasong-14 như một đòn tấn công phủ đầu bằng hạt nhân lên các vùng lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương hoặc có thể xa hơn. Thứ họ còn thiếu duy nhất lúc này chính công nghệ tích hợp vũ khí hạt nhân lên các tên lửa ICBM của mình. Nguồn ảnh: KCNA.
Hình ảnh tên lửa Hwasong-14 sau khi phóng được Triều Tiên chụp lại hôm 28/7. Nguồn ảnh: KCNA.
Trước các vụ phóng thử nghiệm gần đây, Hwasong-14 liên tục xuất hiện trong các lễ duyệt binh lớn của Triều Tiên và nó hoàn toàn gây bất ngờ cho giới chuyên gia phân tích quân sự khi Bình Nhưỡng có thể nhanh chóng hoàn thiện thiết kế tên lửa của mình chỉ sau vài năm ngắn ngủi. Nguồn ảnh: KCNA.
Bản thân Hwasong-14 cũng được cho là lấy ý tưởng từ mẫu tên lửa đạn đạo R-29 của Liên Xô trước đây tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng xác thực cho nhận định này. Nguồn ảnh: KCNA.
Hình ảnh Chủ tịch Kim Jung Un quan sát Hwasong-14 sau khi nó được phóng đi từ bệ phóng di động. Nguồn ảnh: Taiwan News.
Dù muốn hay không thì Mỹ và các quốc gia đồng minh cũng phải thừa nhận rằng trong những năm trở lại gần đây Triều Tiên đã vận hành khá tốt chương trình phát triển tên lửa của nước này. Và họ gần như đã có đầy đủ mọi thứ trong tay trước khi sở hữu một mẫu ICBM có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân thực thụ. Nguồn ảnh: Taiwan News.
Và thông tin này là điều mà tất cả các bên liên quan (trừ Bình Nhưỡng) trong căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên không muốn xảy ra, nhưng họ cũng không thể ngăn cản điều đó trở thành hiện. Động thái duy nhất họ có thể làm là lên án và tăng cường các biện pháp trừng pháp đối với Triều Tiên chứ không thể đưa ra một quyết định hành động quân sự tức thời nào đó, bởi người mất nhiều nhất nếu chiến tranh lại nổ ra trên Bán đảo Triều Tiên chắc chắn không phải là Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: Foxtrot Alpha – Jalopnik.