Báo chí Nga cho biết, Mỹ đã đảm bảo trợ giúp Ukraine trong trường hợp cần thiết.Như động thái cụ thể, vào ngày 4/4, một máy bay vận tải hạng nặng C-17A Globemaster III của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Moron de la Frontera ở Tây Ban Nha đã hạ cánh xuống miền Nam Ukraine. Lô hàng nó chở theo bị nghi ngờ là vũ khí.Tiếp theo sau đó vài giờ, một chiếc C-17A khác từ căn cứ không quân Ramstein trên đất Đức cũng bay đến Ukraine, hàng hóa nó mang theo cũng được cho là vũ khí, thiết bị quân sự.Các nguồn tin quân sự đoán hàng hóa người Mỹ mang tới chính là tổ hợp tên lửa chiến thuật M142 High Mobility Artillery Rocket System (HIMARS.Tổ hợp M142 HIMARS là phiên bản thu gọn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 MLRS nổi tiếng do Mỹ chế tạo.HIMARS chỉ mang được 1 container với 6 đạn rocket cỡ 227 mm hoặc 1 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS, so với 2 container và 12 đạn rocket hoặc 2 tên lửa MGM-140 của M270.Tầm bắn của các loại đạn rocket phổ biến trang bị cho tổ hợp M142 HIMARS như sau: đạn M26 - 32 km; đạn M26A1/A2 - 45 km: đạn M30/M31 - 70 km.Điểm đặc biệt đó là tổ hợp M142 HIMARS còn có thể phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-168 Block IVA (biến thể mới nhất của MGM-140 ATACMS) với tầm bắn lên tới 300 km, độ sai lệch chỉ trong vòng 10 m.Thời gian để HIMARS phóng loạt hết 6 rocket là 20 giây, vùng sát thương của mỗi quả đạn có diện tích vào khoảng 78,5 hecta nếu sử dụng đạn chùm, các container có thể tháo rời khỏi xe phóng để tái nạp trong vòng 5 phút.Xe mang phóng tự hành của tổ hợp M142 HIMARS là sử dụng cấu hình 6 bánh chủ động (6x6) với cabine bọc thép, nó chạy được với tốc độ tối đa 85 km/h trên đường nhựa, tầm hoạt động 480 km.Mặc dù Quân đội Ukraine cũng tự chế tạo được các hệ thống MLRS dẫn đường tối tân nhưng số lượng hiện vẫn còn ít do thiếu kinh phí sản xuất, vì vậy không có gì ngạc nhiên nếu Kiev nhận loại vũ khí với tính năng tương tự từ Washington.Hiện tại chưa có phát biểu chính thức nào từ giới chức quốc phòng những bên liên quan về vấn đề trên, tuy nhiên theo đánh giá từ giới chuyên gia phân tích, có hai lựa chọn khả thi - đưa số vũ khí trên đến biên giới Crimea hoặc Donbass.Điều này đặc biệt quan trọng khi trước đó Mỹ khẳng định sẵn sàng đưa ra phản ứng cứng rắn đối với các lực lượng Nga, nếu Moskva quyết định cung cấp sự trợ giúp quân sự cho các nước cộng hòa ly khai tự xưng.Trước tình hình trên, truyền thông Nga khẳng định điều này chỉ làm trầm trọng thêm tình hình xung đột khu vực.
Báo chí Nga cho biết, Mỹ đã đảm bảo trợ giúp Ukraine trong trường hợp cần thiết.
Như động thái cụ thể, vào ngày 4/4, một máy bay vận tải hạng nặng C-17A Globemaster III của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Moron de la Frontera ở Tây Ban Nha đã hạ cánh xuống miền Nam Ukraine. Lô hàng nó chở theo bị nghi ngờ là vũ khí.
Tiếp theo sau đó vài giờ, một chiếc C-17A khác từ căn cứ không quân Ramstein trên đất Đức cũng bay đến Ukraine, hàng hóa nó mang theo cũng được cho là vũ khí, thiết bị quân sự.
Các nguồn tin quân sự đoán hàng hóa người Mỹ mang tới chính là tổ hợp tên lửa chiến thuật M142 High Mobility Artillery Rocket System (HIMARS.
Tổ hợp M142 HIMARS là phiên bản thu gọn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 MLRS nổi tiếng do Mỹ chế tạo.
HIMARS chỉ mang được 1 container với 6 đạn rocket cỡ 227 mm hoặc 1 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS, so với 2 container và 12 đạn rocket hoặc 2 tên lửa MGM-140 của M270.
Tầm bắn của các loại đạn rocket phổ biến trang bị cho tổ hợp M142 HIMARS như sau: đạn M26 - 32 km; đạn M26A1/A2 - 45 km: đạn M30/M31 - 70 km.
Điểm đặc biệt đó là tổ hợp M142 HIMARS còn có thể phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-168 Block IVA (biến thể mới nhất của MGM-140 ATACMS) với tầm bắn lên tới 300 km, độ sai lệch chỉ trong vòng 10 m.
Thời gian để HIMARS phóng loạt hết 6 rocket là 20 giây, vùng sát thương của mỗi quả đạn có diện tích vào khoảng 78,5 hecta nếu sử dụng đạn chùm, các container có thể tháo rời khỏi xe phóng để tái nạp trong vòng 5 phút.
Xe mang phóng tự hành của tổ hợp M142 HIMARS là sử dụng cấu hình 6 bánh chủ động (6x6) với cabine bọc thép, nó chạy được với tốc độ tối đa 85 km/h trên đường nhựa, tầm hoạt động 480 km.
Mặc dù Quân đội Ukraine cũng tự chế tạo được các hệ thống MLRS dẫn đường tối tân nhưng số lượng hiện vẫn còn ít do thiếu kinh phí sản xuất, vì vậy không có gì ngạc nhiên nếu Kiev nhận loại vũ khí với tính năng tương tự từ Washington.
Hiện tại chưa có phát biểu chính thức nào từ giới chức quốc phòng những bên liên quan về vấn đề trên, tuy nhiên theo đánh giá từ giới chuyên gia phân tích, có hai lựa chọn khả thi - đưa số vũ khí trên đến biên giới Crimea hoặc Donbass.
Điều này đặc biệt quan trọng khi trước đó Mỹ khẳng định sẵn sàng đưa ra phản ứng cứng rắn đối với các lực lượng Nga, nếu Moskva quyết định cung cấp sự trợ giúp quân sự cho các nước cộng hòa ly khai tự xưng.
Trước tình hình trên, truyền thông Nga khẳng định điều này chỉ làm trầm trọng thêm tình hình xung đột khu vực.