Chuyên gia dự án an ninh và quốc phòng Casapolu của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, khả năng tác chiến trên không của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đối mặt với những thử nghiệm khắc nghiệt trong vòng 10 đến 20 năm tới.Casapolu mô tả sự yếu kém của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở “vấn đề kỹ thuật”, khi máy bay chiến đấu chủ lực của họ hiện nay chỉ là tiêm kích F-16 thuộc thế hệ thứ tư và F-4 thế hệ thứ ba; về cơ bản, đây đều là những máy bay được phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và gần hết niên hạn sử dụng.Do Mỹ tức giận về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa phòng không S-400 của Nga, nên Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ loại khỏi dự án máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35.Việc bị loại khỏi chương trình F-35, khiến kế hoạch thay thế 100 máy bay chiến đấu cũ F-4 và F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, bằng 100 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35A đã thất bại.Đồng thời, các đối thủ cạnh tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm Hy Lạp và Israel, đang tiếp nhận máy bay chiến đấu Rafale thế hệ 4++ của Pháp và máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ; giúp không quân hai quốc gia này, có sức mạnh vượt Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.Casapolu cảnh báo rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ không tìm ra giải pháp, sức mạnh không quân của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tụt hậu so với thế giới. Từ bỏ F-35 và chuyển sang sử dụng tên lửa S-400, là một giải pháp quá “thiển cận”, thiếu tầm nhìn của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.Các yêu cầu về quy hoạch quốc phòng và an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, không phù hợp với cơ cấu của các lực lượng chuyên sâu về phòng không. Do những sai sót trong cấu trúc lấy mạng làm trung tâm, hệ thống tên lửa phòng không S-400 vừa được đưa vào trang bị, sẽ không đạt được mức như mong đợi.Máy bay không người lái có vũ trang, không thể thay thế máy bay chiến đấu F-35. Mặc dù các UAV TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, đã thể hiện được khả năng, khi phá hủy một số lượng lớn xe bọc thép của quân đội Armenia trong cuộc chiến tại Nagorno-Karabakh năm 2020.Qua một số cuộc xung đột tại Trung Đông vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã nổi tiếng là một cường quốc về UAV. Nhưng những chiếc máy bay không người lái này, không thể thay thế các máy bay chiến đấu có người lái tiên tiến.Mặc dù UAV có thể được trang bị về trí tuệ nhân tạo (AI) và thuật toán mới tinh vi hơn; nhưng các trận không chiến trong tương lai, vẫn sẽ được thực hiện bằng các loại máy bay chiến đấu có người lái.Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch phát triển máy bay tàng hình thế hệ thứ năm TF-X của riêng mình vào năm 2029. Nhưng họ cần phải tìm động cơ phù hợp của nước ngoài; việc này có thể kéo dài thời gian phát triển máy bay.Không chỉ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ tổn thất khi không mua được F-35, mà tổn thất này còn ảnh hưởng đến kế hoạch đóng tàu tấn công đổ bộ của Hải quân nước này. Về cơ bản, đây là một tàu sân bay hạng nhẹ, được lên kế hoạch trang bị F-35B, có thể cất và hạ cánh thẳng đứng.Ông Casapolu cũng cảnh báo rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có những điểm yếu về phòng không và phòng thủ tên lửa. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Syria đã bị máy bay chiến đấu của Syria và Nga ném bom; ở Libya, máy bay của UAE cũng đã tấn công một căn cứ không quân của Thổ Nhĩ Kỳ.Đánh giá từ kinh nghiệm việc mua hệ thống S-400 và F-35 vừa qua và bài học kinh nghiệm từ các cuộc chiến ở Libya và Syria; việc phòng không của các đơn vị tiền phương Thổ Nhĩ Kỳ và các căn cứ ở nước ngoài, hiện đang đặt ra một thách thức ngày càng gay gắt.Thổ Nhĩ Kỳ hiện bị bao vây bởi các quốc gia có tên lửa đạn đạo như Syria, Armenia, Arab Saudi, Iran và Nga. Trong lĩnh vực chống tên lửa, việc mất F-35 cũng là một thiệt thòi lớn.Theo các nghiên cứu, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và các cảm biến tiên tiến của nó, có thể đóng một vai trò quan trọng, trong hệ thống chống tên lửa. Với khả năng tàng hình, nó được sử dụng để không kích nhằm vào trận địa phóng và các kho chứa tên lửa đạn đạo.Do đó, nếu muốn duy trì sức mạnh không quân của mình, Thổ chỉ có một giải pháp duy nhất, đó là quay trở lại với dự án F-35. Điều này có ý nghĩa giúp nâng cao khả năng chiến đấu của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ và cả với sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, vì Thổ là cũng là quốc gia tham gia trong chuỗi sản xuất F-35 do Mỹ đứng đầu. Nguồn ảnh: Flickr. Sức mạnh của tiêm kích F-35 càng ngày càng được cải thiện, liệu Ankara có cảm thấy tiếc nuối trong tương lai? Nguồn: USAF.
Chuyên gia dự án an ninh và quốc phòng Casapolu của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, khả năng tác chiến trên không của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đối mặt với những thử nghiệm khắc nghiệt trong vòng 10 đến 20 năm tới.
Casapolu mô tả sự yếu kém của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở “vấn đề kỹ thuật”, khi máy bay chiến đấu chủ lực của họ hiện nay chỉ là tiêm kích F-16 thuộc thế hệ thứ tư và F-4 thế hệ thứ ba; về cơ bản, đây đều là những máy bay được phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và gần hết niên hạn sử dụng.
Do Mỹ tức giận về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa phòng không S-400 của Nga, nên Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ loại khỏi dự án máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35.
Việc bị loại khỏi chương trình F-35, khiến kế hoạch thay thế 100 máy bay chiến đấu cũ F-4 và F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, bằng 100 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35A đã thất bại.
Đồng thời, các đối thủ cạnh tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm Hy Lạp và Israel, đang tiếp nhận máy bay chiến đấu Rafale thế hệ 4++ của Pháp và máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ; giúp không quân hai quốc gia này, có sức mạnh vượt Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Casapolu cảnh báo rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ không tìm ra giải pháp, sức mạnh không quân của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tụt hậu so với thế giới. Từ bỏ F-35 và chuyển sang sử dụng tên lửa S-400, là một giải pháp quá “thiển cận”, thiếu tầm nhìn của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Các yêu cầu về quy hoạch quốc phòng và an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, không phù hợp với cơ cấu của các lực lượng chuyên sâu về phòng không. Do những sai sót trong cấu trúc lấy mạng làm trung tâm, hệ thống tên lửa phòng không S-400 vừa được đưa vào trang bị, sẽ không đạt được mức như mong đợi.
Máy bay không người lái có vũ trang, không thể thay thế máy bay chiến đấu F-35. Mặc dù các UAV TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, đã thể hiện được khả năng, khi phá hủy một số lượng lớn xe bọc thép của quân đội Armenia trong cuộc chiến tại Nagorno-Karabakh năm 2020.
Qua một số cuộc xung đột tại Trung Đông vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã nổi tiếng là một cường quốc về UAV. Nhưng những chiếc máy bay không người lái này, không thể thay thế các máy bay chiến đấu có người lái tiên tiến.
Mặc dù UAV có thể được trang bị về trí tuệ nhân tạo (AI) và thuật toán mới tinh vi hơn; nhưng các trận không chiến trong tương lai, vẫn sẽ được thực hiện bằng các loại máy bay chiến đấu có người lái.
Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch phát triển máy bay tàng hình thế hệ thứ năm TF-X của riêng mình vào năm 2029. Nhưng họ cần phải tìm động cơ phù hợp của nước ngoài; việc này có thể kéo dài thời gian phát triển máy bay.
Không chỉ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ tổn thất khi không mua được F-35, mà tổn thất này còn ảnh hưởng đến kế hoạch đóng tàu tấn công đổ bộ của Hải quân nước này. Về cơ bản, đây là một tàu sân bay hạng nhẹ, được lên kế hoạch trang bị F-35B, có thể cất và hạ cánh thẳng đứng.
Ông Casapolu cũng cảnh báo rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có những điểm yếu về phòng không và phòng thủ tên lửa. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Syria đã bị máy bay chiến đấu của Syria và Nga ném bom; ở Libya, máy bay của UAE cũng đã tấn công một căn cứ không quân của Thổ Nhĩ Kỳ.
Đánh giá từ kinh nghiệm việc mua hệ thống S-400 và F-35 vừa qua và bài học kinh nghiệm từ các cuộc chiến ở Libya và Syria; việc phòng không của các đơn vị tiền phương Thổ Nhĩ Kỳ và các căn cứ ở nước ngoài, hiện đang đặt ra một thách thức ngày càng gay gắt.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện bị bao vây bởi các quốc gia có tên lửa đạn đạo như Syria, Armenia, Arab Saudi, Iran và Nga. Trong lĩnh vực chống tên lửa, việc mất F-35 cũng là một thiệt thòi lớn.
Theo các nghiên cứu, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và các cảm biến tiên tiến của nó, có thể đóng một vai trò quan trọng, trong hệ thống chống tên lửa. Với khả năng tàng hình, nó được sử dụng để không kích nhằm vào trận địa phóng và các kho chứa tên lửa đạn đạo.
Do đó, nếu muốn duy trì sức mạnh không quân của mình, Thổ chỉ có một giải pháp duy nhất, đó là quay trở lại với dự án F-35. Điều này có ý nghĩa giúp nâng cao khả năng chiến đấu của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ và cả với sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, vì Thổ là cũng là quốc gia tham gia trong chuỗi sản xuất F-35 do Mỹ đứng đầu. Nguồn ảnh: Flickr.
Sức mạnh của tiêm kích F-35 càng ngày càng được cải thiện, liệu Ankara có cảm thấy tiếc nuối trong tương lai? Nguồn: USAF.