Ý tưởng thiết kế máy bay động cơ hạt nhân dựa trên thực tế lúc đó Liên Xô đã chế tạo thành công tàu phá băng nguyên tử chạy bằng lò phản ứng hạt nhân đặt ngay trên tàu. Hơn nữa vào thời điểm đó, ước tính khoảng 1000 máy bay ném bom tầm xa chiến lược của Mỹ mang theo bom nguyên tử được cho gây ra áp lực lớn với Liên Xô.Quân đội Liên Xô lo ngại rằng, các máy bay chạy bằng động cơ đẩy truyền thống hoặc động cơ phản lực sẽ không thể nào hoạt động đủ tầm xa để đối phó các máy bay Mỹ. Không những thế, để mang theo lượng bom lớn thì một máy bay siêu âm cũng cần phải có 10.000 tấn nhiên liệu cho mỗi chuyến bay. Đó thực sự là một điều khó khăn.Tháng 6/1952, kỹ sư hạt nhân Alexandrov đã đề xuất tạo ra các động cơ hàng không sử dụng năng lượng hạt nhân. Sau đó, một mô hình máy bay đầu tiên sử dụng lò phản ứng hạt nhân kèm theo đã ra đời. Tuy nhiên, 3 năm sau máy bay ném bom hạng nặng như TU-95 Bears vẫn tiếp tục được sử dụng.Trong khi đó, mô hình máy bay ném bom chạy bằng năng lượng hạt nhân được đặt tên là M-50 dự kiến có động cơ hạt nhân ban đầu được đặt ở phía trước máy bay nhưng sau đó lại được chuyển lùi về sau.Đây là một trong những mô hình cuối cùng của M-50, lúc này được gọi là M-52, M-56K hoặc thậm chí là M-60. Hầu hết chúng có động cơ hạt nhân sử dụng các kim loại nóng chảy như lithium hoặc natri để truyền nhiệt từ lò phản ứng tới động cơ.Song các máy bay mới dừng lại ở dạng mô hình nhỏ, không người lái, sử dụng lò phản ứng ở giữa thân máy bay. Nhưng thực hư về loại máy bay này vẫn là điều bí mật.Vào đầu năm 1956, Cục thiết kế Tupolev đã xây dựng một “Phòng thí nghiệm hạt nhân bay” dựa trên chiếc TU-95 thông thường. Sau đó, người ta tin rằng TU đã đóng một chiếc máy bay chạy bằng hạt nhân thực thụ.Đây rất có thể là một loại động cơ chạy bằng nhiên liệu hạt nhân đã được chế tạo cho máy bay.Còn đây có thể là một loại khác của động cơ chạy bằng nhiên liệu hạt nhân.Hình ảnh được tin là khu vực thử nghiệm các động cơ máy bay chạy bằng nhiên liệu hạt nhân.Sơ đồ cho thấy lò phản ứng, động cơ và các cảm biến được thiết kế trong thân máy bay. Theo các tài liệu tiết lộ thì đó chính là loại máy bay TU-95LAL. Ngay sau cabin của phi công có một lớp bảo vệ phóng xạ rất dày.Thân máy bay được tin có lò phản ứng hạt nhân ở bên trong.Lò phản ứng được tháo ra và cài đặt vào thân máy bay. Một số nguồn tin cho biết, vào năm 1961, loại máy bay này đã thực hiện ít nhất 34 chuyến bay.Về sau loại máy bay này bị bỏ rơi tại khu thử nghiệm hạt nhân suốt 15 năm và bị phá hủy theo 1 chỉ thị đặc biệt của các cán bộ cao cấp của Liên Xô. Song sự kiện đó vẫn chưa phải là hồi kết lịch sử máy bay chạy bằng hạt nhân của Nga. Tới những năm 1970, người ta tin rằng các kỹ sư đã chế tạo các máy bay hạt nhân tiên tiến nhất cho Liên Xô.Đây được cho là bản vẽ của loại động cơ kết hợp giữa động cơ phản lực và hạt nhân. Loại động cơ này hoạt động rất ổn nhưng chỉ có điều nếu bị trúng đạn, lò phản ứng và động cơ có thể bị phá hủy khiến nhiên liệu hạt nhân rò rỉ ra ngoài. Nhưng đến nay vẫn chưa thấy loại máy bay sử dụng động cơ kiểu này hoạt động.Video máy bay phản lực cất hạ cánh thẳng đứng đầu tiên của Nga - Nguồn: Military Technology@Youtube
Ý tưởng thiết kế máy bay động cơ hạt nhân dựa trên thực tế lúc đó Liên Xô đã chế tạo thành công tàu phá băng nguyên tử chạy bằng lò phản ứng hạt nhân đặt ngay trên tàu. Hơn nữa vào thời điểm đó, ước tính khoảng 1000 máy bay ném bom tầm xa chiến lược của Mỹ mang theo bom nguyên tử được cho gây ra áp lực lớn với Liên Xô.
Quân đội Liên Xô lo ngại rằng, các máy bay chạy bằng động cơ đẩy truyền thống hoặc động cơ phản lực sẽ không thể nào hoạt động đủ tầm xa để đối phó các máy bay Mỹ. Không những thế, để mang theo lượng bom lớn thì một máy bay siêu âm cũng cần phải có 10.000 tấn nhiên liệu cho mỗi chuyến bay. Đó thực sự là một điều khó khăn.
Tháng 6/1952, kỹ sư hạt nhân Alexandrov đã đề xuất tạo ra các động cơ hàng không sử dụng năng lượng hạt nhân. Sau đó, một mô hình máy bay đầu tiên sử dụng lò phản ứng hạt nhân kèm theo đã ra đời. Tuy nhiên, 3 năm sau máy bay ném bom hạng nặng như TU-95 Bears vẫn tiếp tục được sử dụng.
Trong khi đó, mô hình máy bay ném bom chạy bằng năng lượng hạt nhân được đặt tên là M-50 dự kiến có động cơ hạt nhân ban đầu được đặt ở phía trước máy bay nhưng sau đó lại được chuyển lùi về sau.
Đây là một trong những mô hình cuối cùng của M-50, lúc này được gọi là M-52, M-56K hoặc thậm chí là M-60. Hầu hết chúng có động cơ hạt nhân sử dụng các kim loại nóng chảy như lithium hoặc natri để truyền nhiệt từ lò phản ứng tới động cơ.
Song các máy bay mới dừng lại ở dạng mô hình nhỏ, không người lái, sử dụng lò phản ứng ở giữa thân máy bay. Nhưng thực hư về loại máy bay này vẫn là điều bí mật.
Vào đầu năm 1956, Cục thiết kế Tupolev đã xây dựng một “Phòng thí nghiệm hạt nhân bay” dựa trên chiếc TU-95 thông thường. Sau đó, người ta tin rằng TU đã đóng một chiếc máy bay chạy bằng hạt nhân thực thụ.
Đây rất có thể là một loại động cơ chạy bằng nhiên liệu hạt nhân đã được chế tạo cho máy bay.
Còn đây có thể là một loại khác của động cơ chạy bằng nhiên liệu hạt nhân.
Hình ảnh được tin là khu vực thử nghiệm các động cơ máy bay chạy bằng nhiên liệu hạt nhân.
Sơ đồ cho thấy lò phản ứng, động cơ và các cảm biến được thiết kế trong thân máy bay. Theo các tài liệu tiết lộ thì đó chính là loại máy bay TU-95LAL. Ngay sau cabin của phi công có một lớp bảo vệ phóng xạ rất dày.
Thân máy bay được tin có lò phản ứng hạt nhân ở bên trong.
Lò phản ứng được tháo ra và cài đặt vào thân máy bay. Một số nguồn tin cho biết, vào năm 1961, loại máy bay này đã thực hiện ít nhất 34 chuyến bay.
Về sau loại máy bay này bị bỏ rơi tại khu thử nghiệm hạt nhân suốt 15 năm và bị phá hủy theo 1 chỉ thị đặc biệt của các cán bộ cao cấp của Liên Xô. Song sự kiện đó vẫn chưa phải là hồi kết lịch sử máy bay chạy bằng hạt nhân của Nga. Tới những năm 1970, người ta tin rằng các kỹ sư đã chế tạo các máy bay hạt nhân tiên tiến nhất cho Liên Xô.
Đây được cho là bản vẽ của loại động cơ kết hợp giữa động cơ phản lực và hạt nhân. Loại động cơ này hoạt động rất ổn nhưng chỉ có điều nếu bị trúng đạn, lò phản ứng và động cơ có thể bị phá hủy khiến nhiên liệu hạt nhân rò rỉ ra ngoài. Nhưng đến nay vẫn chưa thấy loại máy bay sử dụng động cơ kiểu này hoạt động.
Video máy bay phản lực cất hạ cánh thẳng đứng đầu tiên của Nga - Nguồn: Military Technology@Youtube