Bất chấp bước đột phá lớn của Nga trong việc phát triển siêu vũ khí có khả năng quét sạch không chỉ các thành phố, mà cả toàn bộ các quốc gia trên bề mặt hành tinh, triển vọng của các vũ khí này không thực sự sáng sủa.Ngư lôi hạt nhân của ngày tận thế mang tên Poseidon (còn được gọi là Status-6) và tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân mang tên Burevestnik có khả năng đạt tầm bắn không giới hạn có thể sẽ không được đưa vào trang bị.Lý do dẫn đến viễn cảnh không mấy tươi sáng trên cho hai thứ vũ khí chiến lược "có một không hai" của Nga là một trong những điều kiện được đặt ra - kết luận về một hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới.Nếu tình trạng trên xảy ra thì đây được đánh giá là một cú sốc nặng đối với nền công nghiệp quốc phòng Nga nói riêng cũng như vị thế của nước Nga nói chung.Theo cựu viện trưởng Viện nghiên cứu trung ương số 4 thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin thì lý do đẫn đến quyết định này là vì một "siêu vũ khí" như vậy đơn giản sẽ không nằm trong hiệp ước New START.Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà Mỹ từ chối ký kết thỏa thuận, Nga có thể dễ dàng tiếp tục công việc phát triển đối với các vũ khí mới nhất và bàn giao cho quân đội trong vòng 3 - 5 năm."Nếu chúng ta cho phép một cuộc tấn công chỉ bằng một ngư lôi hạt nhân Status-6, thì nếu thành công, nó có thể dễ dàng phá hủy hoàn toàn đường bờ biển của Mỹ, và rõ ràng Washington sẽ phải đồng ý ký kết một hiệp ước mới"."Một số thất bại nghiêm trọng gần đây đối với tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân Burevestnik rõ ràng đã khiến Mỹ có suy nghĩ rằng không nên sợ những vũ khí này của Nga”.“Tuy nhiên với cách tiếp cận phù hợp, những tên lửa như vậy có thể được cải thiện bằng cách hạ thấp đặc điểm của chúng, nhưng đồng thời có được hoạt động ổn định", một nhà phân tích của trang Avia cho biết.Cần làm rõ rằng Mỹ chưa bình luận gì về việc đàm phán ký kết một hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới, tuy nhiên, các công nghệ độc đáo của Nga chắc chắn gây áp lực lên Washington.Phía Mỹ cho rằng Nga sẽ còn phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc nữa, thậm chí là không bao giờ hoàn thiện được hai "siêu vũ khí" của mình.Với ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm và gặp khó khăn về công nghệ cũng như thiếu thiếu bị do các lệnh cấm vận, triển vọng để Nga hoàn thiện những vũ khí chiến lược trên là rất khó.Giới chức quân sự Mỹ cho rằng vào thời điểm Nga hoàn thiện được “siêu vũ khí” của mình thì Washington đã sẵn sàng phương tiện đánh chặn hoặc phát triển vũ khí mới với tính năng vượt trội.Chính vì những lý do nếu trên mà phía Mỹ vẫn tỏ ra bình tĩnh, họ tiếp tục quan sát để có thể đưa ra một bước đi thích hợp cho Hiệp ước New START theo hướng hủy bỏ hoàn toàn.
Bất chấp bước đột phá lớn của Nga trong việc phát triển siêu vũ khí có khả năng quét sạch không chỉ các thành phố, mà cả toàn bộ các quốc gia trên bề mặt hành tinh, triển vọng của các vũ khí này không thực sự sáng sủa.
Ngư lôi hạt nhân của ngày tận thế mang tên Poseidon (còn được gọi là Status-6) và tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân mang tên Burevestnik có khả năng đạt tầm bắn không giới hạn có thể sẽ không được đưa vào trang bị.
Lý do dẫn đến viễn cảnh không mấy tươi sáng trên cho hai thứ vũ khí chiến lược "có một không hai" của Nga là một trong những điều kiện được đặt ra - kết luận về một hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới.
Nếu tình trạng trên xảy ra thì đây được đánh giá là một cú sốc nặng đối với nền công nghiệp quốc phòng Nga nói riêng cũng như vị thế của nước Nga nói chung.
Theo cựu viện trưởng Viện nghiên cứu trung ương số 4 thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin thì lý do đẫn đến quyết định này là vì một "siêu vũ khí" như vậy đơn giản sẽ không nằm trong hiệp ước New START.
Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà Mỹ từ chối ký kết thỏa thuận, Nga có thể dễ dàng tiếp tục công việc phát triển đối với các vũ khí mới nhất và bàn giao cho quân đội trong vòng 3 - 5 năm.
"Nếu chúng ta cho phép một cuộc tấn công chỉ bằng một ngư lôi hạt nhân Status-6, thì nếu thành công, nó có thể dễ dàng phá hủy hoàn toàn đường bờ biển của Mỹ, và rõ ràng Washington sẽ phải đồng ý ký kết một hiệp ước mới".
"Một số thất bại nghiêm trọng gần đây đối với tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân Burevestnik rõ ràng đã khiến Mỹ có suy nghĩ rằng không nên sợ những vũ khí này của Nga”.
“Tuy nhiên với cách tiếp cận phù hợp, những tên lửa như vậy có thể được cải thiện bằng cách hạ thấp đặc điểm của chúng, nhưng đồng thời có được hoạt động ổn định", một nhà phân tích của trang Avia cho biết.
Cần làm rõ rằng Mỹ chưa bình luận gì về việc đàm phán ký kết một hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới, tuy nhiên, các công nghệ độc đáo của Nga chắc chắn gây áp lực lên Washington.
Phía Mỹ cho rằng Nga sẽ còn phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc nữa, thậm chí là không bao giờ hoàn thiện được hai "siêu vũ khí" của mình.
Với ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm và gặp khó khăn về công nghệ cũng như thiếu thiếu bị do các lệnh cấm vận, triển vọng để Nga hoàn thiện những vũ khí chiến lược trên là rất khó.
Giới chức quân sự Mỹ cho rằng vào thời điểm Nga hoàn thiện được “siêu vũ khí” của mình thì Washington đã sẵn sàng phương tiện đánh chặn hoặc phát triển vũ khí mới với tính năng vượt trội.
Chính vì những lý do nếu trên mà phía Mỹ vẫn tỏ ra bình tĩnh, họ tiếp tục quan sát để có thể đưa ra một bước đi thích hợp cho Hiệp ước New START theo hướng hủy bỏ hoàn toàn.