Theo tờ Bulgarian Military, loại đạn đặc biệt dùng cho pháo Caesar mà Moreau đang đề cập đến, đó chính là loại đạn tăng tầm, có tầm bắn lớn nhất là 40 km. Theo ông Moreau, những loại đạn này rất đắt tiền, chúng không được sản xuất tại Pháp và Paris sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho Đức để sản xuất chúng. Ảnh: Foxt.Hãng truyền thông Nga RIA Novosti đã công bố đoạn video phỏng vấn nhà hoạt động người Pháp Xavier Moreau. Moreau nói tiếng Nga rất tốt và giải thích các vấn đề về loại pháo tự hành Caesar, mà Ukraine đang sở hữu. Ảnh: RIA. “Pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp, hoàn toàn không phù hợp với cuộc xung đột ở Ukraine… những khẩu pháo tự hành này sẽ nhanh chóng hỏng hóc và không thể sửa chữa được…”. Theo Moreau, để sửa chữa một khẩu Caesar, nó phải phải được tháo rời và lắp ráp lại. Theo lời của Moreau, đây là “bí mật của Caesar”. Ảnh: Pinterest. Moreau là một nhà hoạt động xã hội người Pháp, hiện đang sống tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR). Moreau hiện là chủ sở hữu của công ty bảo mật Sokol Holding; sử dụng các cựu quân nhân Pháp và Nga trong các đơn vị tinh nhuệ. Hiện Moreau mang hai quốc tịch là Pháp và Nga. Ảnh: IDL. Kể từ đầu năm nay, người ta ngày càng ít nghe và viết về loại pháo tự hành bánh hơi Caesars của Pháp ở Ukraine. Và lời giải thích gần nhất với thực tế, là Ukraine không tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo lớn. Phần lớn số pháo tầm xa của Ukraine, vẫn đang “giành” cho chiến dịch phản công lớn. Ảnh: UA. Lời nói của Moreau có thể trở thành sự thật, vì năm ngoái Ukraine đã gặp vấn đề với hiệu suất của pháo tự hành do phương Tây cung cấp. Điều này bao gồm cả pháo Caesar của Pháp. Trang BulgarianMilitary đã nhiều lần dẫn lời các quan chức cấp cao của Ukraine, cho biết loại pháo này “đang gặp vấn đề”. Ảnh: UA. Đã có trường hợp lính pháo binh Ukraine sử dụng pháo của họ quá mức đến nỗi nòng bị vỡ toác. Các nhà phân tích cho rằng, một phần lớn pháo được giao cho Ukraine trước đây, không được thiết kế để chịu được cường độ bắn hàng trăm viên đạn pháo mỗi ngày. Thậm chí một số khẩu pháo bắn tới 1.000 viên đạn một ngày. Ảnh: Pinterest. Tuy nhiên, pháo tự hành Caesar rõ ràng không gặp vấn đề gì với nòng pháo và việc bắn quá nhiều; tuy nhiên, lựu pháo của Pháp gặp vấn đề về đạn. Có nhiều báo cáo thường xuyên rằng, hệ thống điều khiển hỏa lực không thể nhận ra loại đạn khi bắn, tức là phần mềm trong hệ thống điều khiển hỏa lực bị lỗi. Ảnh: Weapons. Moreau không cho biết loại đạn pháo Caesar nào, được cung cấp cho những khẩu pháo tự hành mà Pháp viện trợ cho Ukraine. Nhưng ông nói rằng, chúng không phải là loại đạn có tầm bắn 40 km, mà pháo Caesar thường được sử dụng. Ảnh: Pinterest.Tính đến cuối tháng 10/2022, đã có 18 khẩu pháo tự hành Caesar (12 khẩu chuyển đầu tiên, tiếp đó là thêm 6 khẩu nữa) đã được chuyển giao cho Ukraine. Pháp bảo đảm huấn luyện cho lính Ukraine để sử dụng pháo Caesar. Biến thể Caesar được viện trợ cho Ukraine, sử dụng khung gầm 6×6. Ảnh: UA. Ngoài Pháp, Đan Mạch cũng cam kết cung cấp ít nhất 19 khẩu Caesars từ kho của mình mà trước đó họ đã mua từ Pháp. 19 khẩu này đã được chuyển giao cho Ukraine, nâng tổng số pháo Caesar của Kiev lên 37 khẩu (tương đương 1 lữ đoàn pháo binh). 12 khẩu Caesar nữa, được Pháp hứa hẹn vào tháng Tư năm nay. Ảnh: UA. Lựu pháo tự hành 155mm Caesar do Tập đoàn Nexter của Pháp phát triển với hai biến thể sử dụng khung gầm 6×6 và 8×8. Caesar được đánh giá có sức cơ động cao, dự trữ hành trình hơn 600 km với tốc độ trung bình 50 km/h. Tốc độ tối đa của Caesar là 80 km/h trên đường nhựa. Ảnh: Goik. Khoang lái Caesar được bọc thép với cấp độ bảo vệ trên mức Cấp độ 2 (tiêu chuẩn STANAG 4569). Trọng lượng pháo khi triển khai chiến đấu chỉ nặng hơn 18 tấn; pháo dài 10 mét và cao gần 4 mét. Ảnh: Military. Ngoài pháo và khung gầm, pháo tự hành Caesar của Pháp còn có hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần, bộ dẫn đường quán tính, radar đo sơ tốc đạn đầu nòng, máy tính đạn đạo và khả năng tương tác với bất kỳ hệ thống C4I nào của NATO. Ảnh: Military. Pháo Caesar sử dụng pháo cỡ nòng 155 mm, có chiều dài nòng gấp 52 lần đường kính đạn (52 lần cỡ); pháo có khả năng bắn tới 6 viên đạn trong một phút. Tầm bắn tối đa là từ 4,5 đến 40 km; với đạn tăng tầm sử dụng động cơ phản lực, tầm bắn có thể tăng lên 50 km. Ảnh: Forces. Pháo Caesar sử dụng hệ thống nạp đạn bán tự động; hệ thống ngắm và chuyển hướng của pháo hoàn toàn tự động. Caesar có thể bắn được tất cả các loại đạn pháo 155mm 39/52 theo tiêu chuẩn NATO hoặc ERFB, cũng như đạn thông minh. Kíp pháo thủ gồm 4-5 người. Ảnh: Pinterest. Pháo tự hành Caesar 155mm đã tham gia vào nhiều nhiệm vụ khác nhau của Pháp ở Afghanistan, Lebanon, Mali và Iraq. Không chỉ có khả năng cơ động cao trên mặt đất, Caesar có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự C-130, A400, IL76 hoặc C-17. Ảnh: Pinterest.Pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp và cũng là mục tiêu săn lùng của UAV tự sát Lancet trên chiến trường Ukraine. Nguồn Bulgarianmilitary
Theo tờ Bulgarian Military, loại đạn đặc biệt dùng cho pháo Caesar mà Moreau đang đề cập đến, đó chính là loại đạn tăng tầm, có tầm bắn lớn nhất là 40 km. Theo ông Moreau, những loại đạn này rất đắt tiền, chúng không được sản xuất tại Pháp và Paris sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho Đức để sản xuất chúng. Ảnh: Foxt.
Hãng truyền thông Nga RIA Novosti đã công bố đoạn video phỏng vấn nhà hoạt động người Pháp Xavier Moreau. Moreau nói tiếng Nga rất tốt và giải thích các vấn đề về loại pháo tự hành Caesar, mà Ukraine đang sở hữu. Ảnh: RIA.
“Pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp, hoàn toàn không phù hợp với cuộc xung đột ở Ukraine… những khẩu pháo tự hành này sẽ nhanh chóng hỏng hóc và không thể sửa chữa được…”. Theo Moreau, để sửa chữa một khẩu Caesar, nó phải phải được tháo rời và lắp ráp lại. Theo lời của Moreau, đây là “bí mật của Caesar”. Ảnh: Pinterest.
Moreau là một nhà hoạt động xã hội người Pháp, hiện đang sống tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR). Moreau hiện là chủ sở hữu của công ty bảo mật Sokol Holding; sử dụng các cựu quân nhân Pháp và Nga trong các đơn vị tinh nhuệ. Hiện Moreau mang hai quốc tịch là Pháp và Nga. Ảnh: IDL.
Kể từ đầu năm nay, người ta ngày càng ít nghe và viết về loại pháo tự hành bánh hơi Caesars của Pháp ở Ukraine. Và lời giải thích gần nhất với thực tế, là Ukraine không tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo lớn. Phần lớn số pháo tầm xa của Ukraine, vẫn đang “giành” cho chiến dịch phản công lớn. Ảnh: UA.
Lời nói của Moreau có thể trở thành sự thật, vì năm ngoái Ukraine đã gặp vấn đề với hiệu suất của pháo tự hành do phương Tây cung cấp. Điều này bao gồm cả pháo Caesar của Pháp. Trang BulgarianMilitary đã nhiều lần dẫn lời các quan chức cấp cao của Ukraine, cho biết loại pháo này “đang gặp vấn đề”. Ảnh: UA.
Đã có trường hợp lính pháo binh Ukraine sử dụng pháo của họ quá mức đến nỗi nòng bị vỡ toác. Các nhà phân tích cho rằng, một phần lớn pháo được giao cho Ukraine trước đây, không được thiết kế để chịu được cường độ bắn hàng trăm viên đạn pháo mỗi ngày. Thậm chí một số khẩu pháo bắn tới 1.000 viên đạn một ngày. Ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, pháo tự hành Caesar rõ ràng không gặp vấn đề gì với nòng pháo và việc bắn quá nhiều; tuy nhiên, lựu pháo của Pháp gặp vấn đề về đạn. Có nhiều báo cáo thường xuyên rằng, hệ thống điều khiển hỏa lực không thể nhận ra loại đạn khi bắn, tức là phần mềm trong hệ thống điều khiển hỏa lực bị lỗi. Ảnh: Weapons.
Moreau không cho biết loại đạn pháo Caesar nào, được cung cấp cho những khẩu pháo tự hành mà Pháp viện trợ cho Ukraine. Nhưng ông nói rằng, chúng không phải là loại đạn có tầm bắn 40 km, mà pháo Caesar thường được sử dụng. Ảnh: Pinterest.
Tính đến cuối tháng 10/2022, đã có 18 khẩu pháo tự hành Caesar (12 khẩu chuyển đầu tiên, tiếp đó là thêm 6 khẩu nữa) đã được chuyển giao cho Ukraine. Pháp bảo đảm huấn luyện cho lính Ukraine để sử dụng pháo Caesar. Biến thể Caesar được viện trợ cho Ukraine, sử dụng khung gầm 6×6. Ảnh: UA.
Ngoài Pháp, Đan Mạch cũng cam kết cung cấp ít nhất 19 khẩu Caesars từ kho của mình mà trước đó họ đã mua từ Pháp. 19 khẩu này đã được chuyển giao cho Ukraine, nâng tổng số pháo Caesar của Kiev lên 37 khẩu (tương đương 1 lữ đoàn pháo binh). 12 khẩu Caesar nữa, được Pháp hứa hẹn vào tháng Tư năm nay. Ảnh: UA.
Lựu pháo tự hành 155mm Caesar do Tập đoàn Nexter của Pháp phát triển với hai biến thể sử dụng khung gầm 6×6 và 8×8. Caesar được đánh giá có sức cơ động cao, dự trữ hành trình hơn 600 km với tốc độ trung bình 50 km/h. Tốc độ tối đa của Caesar là 80 km/h trên đường nhựa. Ảnh: Goik.
Khoang lái Caesar được bọc thép với cấp độ bảo vệ trên mức Cấp độ 2 (tiêu chuẩn STANAG 4569). Trọng lượng pháo khi triển khai chiến đấu chỉ nặng hơn 18 tấn; pháo dài 10 mét và cao gần 4 mét. Ảnh: Military.
Ngoài pháo và khung gầm, pháo tự hành Caesar của Pháp còn có hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần, bộ dẫn đường quán tính, radar đo sơ tốc đạn đầu nòng, máy tính đạn đạo và khả năng tương tác với bất kỳ hệ thống C4I nào của NATO. Ảnh: Military.
Pháo Caesar sử dụng pháo cỡ nòng 155 mm, có chiều dài nòng gấp 52 lần đường kính đạn (52 lần cỡ); pháo có khả năng bắn tới 6 viên đạn trong một phút. Tầm bắn tối đa là từ 4,5 đến 40 km; với đạn tăng tầm sử dụng động cơ phản lực, tầm bắn có thể tăng lên 50 km. Ảnh: Forces.
Pháo Caesar sử dụng hệ thống nạp đạn bán tự động; hệ thống ngắm và chuyển hướng của pháo hoàn toàn tự động. Caesar có thể bắn được tất cả các loại đạn pháo 155mm 39/52 theo tiêu chuẩn NATO hoặc ERFB, cũng như đạn thông minh. Kíp pháo thủ gồm 4-5 người. Ảnh: Pinterest.
Pháo tự hành Caesar 155mm đã tham gia vào nhiều nhiệm vụ khác nhau của Pháp ở Afghanistan, Lebanon, Mali và Iraq. Không chỉ có khả năng cơ động cao trên mặt đất, Caesar có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự C-130, A400, IL76 hoặc C-17. Ảnh: Pinterest.
Pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp và cũng là mục tiêu săn lùng của UAV tự sát Lancet trên chiến trường Ukraine. Nguồn Bulgarianmilitary