Vào ngày 30/10, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Pháp, Đức và Anh trong một thông cáo chung đã tuyên bố sau cuộc họp tại Rome, cho biết họ sẽ không cho phép Iran có được vũ khí hạt nhân.Vào năm 2019, lãnh đạo Iran đã công bố kế hoạch tiếp tục làm giàu uranium ở cấp độ vũ khí, trong trường hợp các nước ký Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), không đề xuất tìm các phương án nới lỏng các biện pháp trừng phạt, do Mỹ tái áp đặt với Iran; sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp định vào năm 2018.JCPOA được ký kết vào năm 2015 bởi một bên là Iran và một bên là Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc, Nga và Đức. Chủ đề của thỏa thuận chính trị là dỡ bỏ chế độ trừng phạt quốc tế đối với Tehran, để đổi lấy việc chính quyền Iran từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.Trong bối cảnh Mỹ rút khỏi JCPOA, nhiều thông tin cho rằng, Washington đã bắt đầu chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự chống lại Tehran; bao gồm việc đưa 120.000 quân đến khu vực Vịnh Ba Tư, cùng nhiều vũ khí tiên tiến.Số quân này hoàn toàn có thể so sánh với lực lượng mà Mỹ xâm lược Iraq năm 2003. Bộ chỉ huy quân sự Mỹ cũng quyết định cử một nhóm tấn công tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược đến khu vực Vịnh Ba Tư.Tuy nhiên Iran cũng không hề phải là quốc gia “yếu bóng vía”, họ ngay lập tức đáp trả bằng cách ra lệnh cho quân đội luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quân sự lớn và sẵn sàng cho các cuộc không kích nhằm vào các căn cứ của Mỹ và đồng minh ở Trung Đông và Trung Á.Vào năm 2020, Mỹ tiến hành vụ ám sát chỉ huy của lực lượng đặc biệt Iran “Al-Quds” Qasem Soleimani ở Iraq, càng làm tăng cường cuộc thảo luận về một “kịch bản quân sự” có thể xảy ra. Đặc biệt trong một bài xã luận, tờ The New York Times của Mỹ đã viết về “nguy cơ xâm lược quân sự tăng mạnh”.Chuyên gia quân sự Nga Murakhovsky viết trên tờ Gazeta.Ru: “Về nguyên tắc, Mỹ hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề căng thẳng với Iran bằng các biện pháp quân sự, nhưng theo tính toán của riêng họ; nếu trong trường hợp bị thiệt hại cao, dư luận Mỹ sẽ không sẵn sàng chấp nhận chúng”.Xét cho cùng, không quân và vũ khí chính xác cao chỉ tạo điều kiện để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh ngắn hạn, chứ chúng không thể đem lại chiến thắng một cách áp đặt. Và muốn đạt mục đích như vậy, thì hành động tiên quyết là Mỹ phải đưa quân vào lãnh thổ Iran; nhưng quyết tâm của người Iran rất cao.Ngoài ra, có những loại vũ khí trên lãnh thổ của Iran là mối đe dọa đối với Mỹ và đồng minh của Mỹ, mặc dù những vũ khí này chỉ là vũ khí thông thường. Những vũ khí tiến công của Iran rất đa dạng, thực sự là những vũ khí “phi đối xứng” rất hiệu quả.Những vũ khí của Iran không chỉ ở trên mặt đất, mà nhiều loại vũ khí đều được cất giữ ở trong những nơi trú ẩn có mái che, bao gồm cả dưới hầm ngầm sâu dưới lòng đất và hầu như không thể phá hủy chúng bằng vũ khí thông thường, ngay cả khi sử dụng bom xuyên bê tông lớn nhất.“Các cơ sở hạt nhân của Iran cũng đều nằm sâu dưới lòng đất và ngày càng được củng cố thêm. Các tính toán cho thấy, ngay cả khi có sự trợ giúp của vũ khí hạt nhân chiến thuật, việc phá hủy chúng là khó, chứ đừng nói đến vũ khí thông thường.Để bảo đảm phá hủy hoàn toàn các cơ sở hạt nhân của Iran, thì chỉ có đầu đạn hạt nhân của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident được sử dụng; còn các loại vũ khí khác, khó có thể đảm bảo”, chuyên gia Murakhovsky phân tích.Ngoài ra, theo Murakhovsky, Iran có khả năng tiến công các mục tiêu của Mỹ và đồng minh trong khu vực, với sự trợ giúp của các hệ thống tên lửa chiến thuật, tầm ngắn và tầm trung, mà Bộ chỉ huy Mỹ không thể bỏ qua yếu tố này; Murakhovsky nhấn mạnh.Cũng theo chuyên gia Murakhovsky, Iran có hệ thống phòng không tương đối đầy đủ và khá hiện đại, trong đó có nguồn gốc cả Mỹ và Nga như S-300PMU hoặc Tor của Nga. Ngoài ra Iran còn tự phát triển được nhiều tên lửa phòng không hiện đại như Bavaria-373.Tuy nhiên theo chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin của Nga đánh giá, với sức mạnh quân sự của Iran hiện nay, để tiếp cận các căn cứ của Mỹ trong khu vực, tiềm lực quân sự của Iran chưa khiến Mỹ phải e ngại.“Khả năng mà Iran có thể gây thiệt hại cho Mỹ là rất nhỏ; trong cuộc chiến với Mỹ trước kia, Iraq cũng tiến công các mục tiêu quân sự của Mỹ bằng tên lửa của mình và thậm chí có lần đã bắn trúng.Tuy nhiên những gì mà Iraq làm được, đã không ngăn được người Mỹ. Tên lửa chỉ là một chỉ số về khả năng công nghệ, câu hỏi trong trường hợp này là có bao nhiêu tên lửa có thể được sử dụng”, Shurygin nhấn mạnh.Theo ông Shurygin, đối với người Mỹ, khi quyết định từ bỏ chiến dịch chống lại Iran, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng Tehran không có vũ khí hạt nhân, nhưng Mỹ chưa chắc đã hành động như vậy.“Mỹ chỉ sợ những quốc gia có vũ khí hạt nhân và đủ điên rồ để sử dụng chúng vào thời điểm quan trọng. Ví dụ của Tổng thống Lybia Gaddafi là biểu hiện theo nghĩa này; ngay sau khi Libya thỏa hiệp, từ bỏ việc phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, thì số phận của Gaddafi được định đoạt".Từ bài học của Lybia, Triều Tiên sẽ không bao giờ “cảm động” trước Washington để từ bỏ vũ khí hạt nhân và bây giờ là Iran. Hiện tại chưa ai dám chắc là Tehran có vũ khí hạt nhân hay không? Và có thể, chính điều này đã ngăn Mỹ và các đồng minh của họ, tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Iran trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest. Liên Xô thử nghiệm quả bom Sa Hoàng - loại bom có sức công phá lớn nhất lịch sử nhân loại. Nguồn: TheArchive.
Vào ngày 30/10, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Pháp, Đức và Anh trong một thông cáo chung đã tuyên bố sau cuộc họp tại Rome, cho biết họ sẽ không cho phép Iran có được vũ khí hạt nhân.
Vào năm 2019, lãnh đạo Iran đã công bố kế hoạch tiếp tục làm giàu uranium ở cấp độ vũ khí, trong trường hợp các nước ký Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), không đề xuất tìm các phương án nới lỏng các biện pháp trừng phạt, do Mỹ tái áp đặt với Iran; sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp định vào năm 2018.
JCPOA được ký kết vào năm 2015 bởi một bên là Iran và một bên là Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc, Nga và Đức. Chủ đề của thỏa thuận chính trị là dỡ bỏ chế độ trừng phạt quốc tế đối với Tehran, để đổi lấy việc chính quyền Iran từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Trong bối cảnh Mỹ rút khỏi JCPOA, nhiều thông tin cho rằng, Washington đã bắt đầu chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự chống lại Tehran; bao gồm việc đưa 120.000 quân đến khu vực Vịnh Ba Tư, cùng nhiều vũ khí tiên tiến.
Số quân này hoàn toàn có thể so sánh với lực lượng mà Mỹ xâm lược Iraq năm 2003. Bộ chỉ huy quân sự Mỹ cũng quyết định cử một nhóm tấn công tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược đến khu vực Vịnh Ba Tư.
Tuy nhiên Iran cũng không hề phải là quốc gia “yếu bóng vía”, họ ngay lập tức đáp trả bằng cách ra lệnh cho quân đội luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quân sự lớn và sẵn sàng cho các cuộc không kích nhằm vào các căn cứ của Mỹ và đồng minh ở Trung Đông và Trung Á.
Vào năm 2020, Mỹ tiến hành vụ ám sát chỉ huy của lực lượng đặc biệt Iran “Al-Quds” Qasem Soleimani ở Iraq, càng làm tăng cường cuộc thảo luận về một “kịch bản quân sự” có thể xảy ra. Đặc biệt trong một bài xã luận, tờ The New York Times của Mỹ đã viết về “nguy cơ xâm lược quân sự tăng mạnh”.
Chuyên gia quân sự Nga Murakhovsky viết trên tờ Gazeta.Ru: “Về nguyên tắc, Mỹ hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề căng thẳng với Iran bằng các biện pháp quân sự, nhưng theo tính toán của riêng họ; nếu trong trường hợp bị thiệt hại cao, dư luận Mỹ sẽ không sẵn sàng chấp nhận chúng”.
Xét cho cùng, không quân và vũ khí chính xác cao chỉ tạo điều kiện để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh ngắn hạn, chứ chúng không thể đem lại chiến thắng một cách áp đặt. Và muốn đạt mục đích như vậy, thì hành động tiên quyết là Mỹ phải đưa quân vào lãnh thổ Iran; nhưng quyết tâm của người Iran rất cao.
Ngoài ra, có những loại vũ khí trên lãnh thổ của Iran là mối đe dọa đối với Mỹ và đồng minh của Mỹ, mặc dù những vũ khí này chỉ là vũ khí thông thường. Những vũ khí tiến công của Iran rất đa dạng, thực sự là những vũ khí “phi đối xứng” rất hiệu quả.
Những vũ khí của Iran không chỉ ở trên mặt đất, mà nhiều loại vũ khí đều được cất giữ ở trong những nơi trú ẩn có mái che, bao gồm cả dưới hầm ngầm sâu dưới lòng đất và hầu như không thể phá hủy chúng bằng vũ khí thông thường, ngay cả khi sử dụng bom xuyên bê tông lớn nhất.
“Các cơ sở hạt nhân của Iran cũng đều nằm sâu dưới lòng đất và ngày càng được củng cố thêm. Các tính toán cho thấy, ngay cả khi có sự trợ giúp của vũ khí hạt nhân chiến thuật, việc phá hủy chúng là khó, chứ đừng nói đến vũ khí thông thường.
Để bảo đảm phá hủy hoàn toàn các cơ sở hạt nhân của Iran, thì chỉ có đầu đạn hạt nhân của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident được sử dụng; còn các loại vũ khí khác, khó có thể đảm bảo”, chuyên gia Murakhovsky phân tích.
Ngoài ra, theo Murakhovsky, Iran có khả năng tiến công các mục tiêu của Mỹ và đồng minh trong khu vực, với sự trợ giúp của các hệ thống tên lửa chiến thuật, tầm ngắn và tầm trung, mà Bộ chỉ huy Mỹ không thể bỏ qua yếu tố này; Murakhovsky nhấn mạnh.
Cũng theo chuyên gia Murakhovsky, Iran có hệ thống phòng không tương đối đầy đủ và khá hiện đại, trong đó có nguồn gốc cả Mỹ và Nga như S-300PMU hoặc Tor của Nga. Ngoài ra Iran còn tự phát triển được nhiều tên lửa phòng không hiện đại như Bavaria-373.
Tuy nhiên theo chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin của Nga đánh giá, với sức mạnh quân sự của Iran hiện nay, để tiếp cận các căn cứ của Mỹ trong khu vực, tiềm lực quân sự của Iran chưa khiến Mỹ phải e ngại.
“Khả năng mà Iran có thể gây thiệt hại cho Mỹ là rất nhỏ; trong cuộc chiến với Mỹ trước kia, Iraq cũng tiến công các mục tiêu quân sự của Mỹ bằng tên lửa của mình và thậm chí có lần đã bắn trúng.
Tuy nhiên những gì mà Iraq làm được, đã không ngăn được người Mỹ. Tên lửa chỉ là một chỉ số về khả năng công nghệ, câu hỏi trong trường hợp này là có bao nhiêu tên lửa có thể được sử dụng”, Shurygin nhấn mạnh.
Theo ông Shurygin, đối với người Mỹ, khi quyết định từ bỏ chiến dịch chống lại Iran, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng Tehran không có vũ khí hạt nhân, nhưng Mỹ chưa chắc đã hành động như vậy.
“Mỹ chỉ sợ những quốc gia có vũ khí hạt nhân và đủ điên rồ để sử dụng chúng vào thời điểm quan trọng. Ví dụ của Tổng thống Lybia Gaddafi là biểu hiện theo nghĩa này; ngay sau khi Libya thỏa hiệp, từ bỏ việc phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, thì số phận của Gaddafi được định đoạt".
Từ bài học của Lybia, Triều Tiên sẽ không bao giờ “cảm động” trước Washington để từ bỏ vũ khí hạt nhân và bây giờ là Iran. Hiện tại chưa ai dám chắc là Tehran có vũ khí hạt nhân hay không? Và có thể, chính điều này đã ngăn Mỹ và các đồng minh của họ, tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Iran trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.
Liên Xô thử nghiệm quả bom Sa Hoàng - loại bom có sức công phá lớn nhất lịch sử nhân loại. Nguồn: TheArchive.